Tiêu xương hàm có thể trồng răng Implant được không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Tình trạng xương hàm là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định sự thành công của việc trồng răng Implant. 

1. Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm là hiện tượng xương hàm bị tiêu biến dần sau khi mất răng hoặc do viêm nha chu khiến xương ổ răng bị phá huỷ. Biểu hiện rõ nhất của sự tiêu xương là chiều cao, mật độ cũng như thể tích xương hàm bị suy giảm.

Mức độ tiêu xương hàm nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào thời gian mất răng, chất lượng xương hàm, mức độ viêm nha chu của Cô Chú, Anh Chị.

Trong đó, tiêu xương sau khi mất răng là do xương hàm tại vị trí mất răng không có chân răng để bám, lại thiếu lực ăn nhai tác động nên sẽ tiêu biến dần.

Còn đối với tình trạng tiêu xương hàm khi vẫn còn răng thật thường là do các bệnh lý răng miệng như bị vôi răng, viêm nha chu nặng gây viêm phá huỷ ổ răng dẫn đến tiêu xương hàm quanh răng.

Xem thêm: Tiêu xương hàm trên: Nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Sau 3 năm mất răng, lượng xương hàm sẽ tiêu biến từ 50 – 60% (không chỉ thể hiện ở sự xô lệch răng, khuôn mặt cũng có những thay đổi tiêu cực).
Sau 3 năm mất răng, lượng xương hàm sẽ tiêu biến từ 50 – 60% (không chỉ thể hiện ở sự xô lệch răng, khuôn mặt cũng có những thay đổi tiêu cực).

Xương hàm chia thành 2 loại: Xương hàm trên và xương hàm dưới.

Xương hàm trên chịu tác động lớn khi cắn, xương hàm dưới có vai trò quan trọng trong việc ăn, nhai. Cả hai xương đều khá mềm, dễ bị tiêu khi vi khuẩn xâm nhập hoặc có khoảng trống.

Vì vậy việc tiêu xương hàm rất nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến các hệ xương khác, cũng như gây mất thẩm mỹ của khuôn mặt.

Đối với bệnh nhân trồng răng Implant, xương hàm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc trụ Implant có thể cố định và chắc chắn trong cung hàm hay không.

Vì vậy, việc đánh giá chất lượng xương, mật độ xương hàm,... là bước quan trọng trước khi tiến hành cấy ghép Implant.

Xem thêm: Tiêu xương hàm dưới: Những lưu ý quan trọng

Trồng răng Implant chính là giải phải hoàn hảo nhất để tránh tình trạng tiêu xương do mất răng

2. Mất răng bao lâu mới bị tiêu xương hàm?

Thông thường, đối với Cô Chú, Anh Chị sức khỏe bình thường, sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương đã giảm dần đi.

Thời gian càng lâu xương sẽ trở nên xốp và tiêu dần, các chân răng kế cạnh cũng sẽ không còn cứng, chắc như trước. Lâu dần các răng khỏe mạnh còn lại cũng bị lung lay, mất khả năng ăn nhai.

Các biểu hiện của việc tiêu xương hàm thường diễn ra thầm lặng rất khó nhận biết. Nhưng nếu không điều trị kịp thời các răng xung quanh sẽ bị nghiêng về vị trí mất răng dẫn đến lệch khớp cắn, thưa răng, hư hại răng kề bên.

tiêu xương hàm
Tình trạng tiêu xương hàm sẽ ngày càng trầm trọng hơn nếu khoảng thời gian mất răng kéo dài mà không được phục hồi bằng phương pháp Implant

Cô Chú, Anh Chị gặp phải tình trạng mất răng và mong muốn trồng răng Implant, hãy để lại thông tin đăng ký ngay hôm nay để nhận "GÓI THĂM KHÁM CHUYÊN SÂU IMPLANT" trị giá 3.200.000.

Bác sĩ chuyên sâu Implant sẽ tiến hành thăm khám, chụp phim X-quang, CT và đưa ra tư vấn cũng như phác đồ điều trị cho từng trường hợp mất răng riêng biệt.

3. Tiêu xương hàm gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến răng miệng?

Tiêu xương hàm kéo dài có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến các răng kề bên, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và thẩm mỹ:

Khi độ rộng và chiều cao của thành xương hàm bị giảm sẽ gây teo nướu, tụt lợi ở răng kề bên.

Cấu trúc xương hàm chính là nền tảng để nâng cơ mặt. Nên khi bị tiêu xương hàm nụ cười Cô Chú, Anh Chị dễ bị méo lệch, móm, má hóp, già trước tuổi kém tự tin khi giao tiếp.

Tiêu xương hàm khiến các răng xung quanh có xu hướng đổ về phía khoảng trống, làm lệch khớp cắn, ăn nhai khó khăn, thưa răng dễ dẫn đến viêm nha chu gây mất răng.

Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị bị tiêu xương hàm lâu năm sẽ cản trở việc thực hiện trồng răng Implant vì không đủ diện tích đặt trụ titanium. Khi đó, Cô Chú, Anh Chị phải mất thời gian nâng xoang, ghép xương để đủ điều kiện trồng răng Implant.

Tiêu xương hàm lâu dài Cô Chú, Anh Chị có thể bị lệch khớp cắn, ăn nhai khó khăn, già hơn tuổi thật

4. Khắc phục hậu quả của tiêu xương hàm bằng phương pháp trồng răng Implant

Với kỹ thuật nha khoa hiện đại, tiêu xương hàm có thể trồng răng implant được không sẽ dựa vào các nghiên cứu mới để cải thiện diện tích xương hàm.

Nếu xương hàm tiêu xương ít, Bác sĩ vẫn có thể thực hiện trồng răng Implant cho Cô Chú, Anh Chị. Sau quá trình trồng răng Implant, trụ titanium sẽ tích hợp vững chắc với xương hàm, dưới tác động ăn nhai hàng ngày có thể cải thiện tình trạng tiêu xương.

Tuy nhiên, khi xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng, không đủ diện tích đặt trụ Implant. Bác sĩ sẽ chỉ định Cô Chú, Anh Chị thực hiện ghép xương để đủ điều kiện trồng răng Implant. Có 2 hình thức ghép xương Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo:

Cấy ghép xương sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị tăng diện tích xương hàm và đủ điều kiện trồng răng Implant

  • Cấy ghép xương tự thân: Sử dụng xương được lấy từ một phần xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu của người bệnh để cấy ghép. Kỹ thuật này có tỷ lệ thành công cao vì dễ tích hợp và không bị đào thải.

  • Cấy ghép xương nhân tạo: Dùng xương nhân tạo để cấy ghép vào phần bị thiếu xương. Xương nhân tạo sẽ tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển, cứ mỗi tháng xương tự thân sẽ phát triển lên 1mm, cho đến khi đủ điều kiện Bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng Implant.

Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant để được giải đáp tình trạng tiêu xương hàm có thể trồng răng implant được không, có cần ghép xương thêm không Cô Chú, Anh Chị nhé.

5. Tiêu chuẩn đánh giá số lượng, chất lượng xương hàm khi trồng răng Implant.

Số lượng:

Để cấy ghép Implant, xương hàm tại vị trí cấy ghép phải có chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng chiều dài và độ rộng của một trụ Implant tối thiểu nhất.

Hiện nay, các trụ Implant có chiều dài tối thiểu là 6.0mm và đường kính nhỏ nhất là 3.0mm. Nên nếu người bệnh có xương hàm thấp hơn 2 chỉ số này thì phải thực hiện cấy ghép xương.

Muốn xác định được chỉ số này một cách chính xác, cần có phim CT 3 chiều xương hàm và phần mềm phân tích trực tiếp.

Chất lượng:

Để đánh giá chất lượng xương trong nha khoa, các chuyên gia, Bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số HU (Hounsfield) – chỉ số để đánh giá độ cứng, chắc của xương. Chỉ số HU của ngà răng là 1000 HU.

Xương hàm được chia thành 4 cấp độ:

Cấp độ

Chỉ số HU

Tình trạng xương

D1> 1250 HUXương rất đặc
D2850 HU - 1250 HUXương tốt
D3350 HU - 850 HUXương tốt
D4150 HU - 350 HUXương loãng

Để trồng răng Implant được, thì người bệnh phải có chỉ số HU trong khoảng từ 350 HU – 1250 HU, tức là đạt yêu cầu của D2 và D3.

Ngoài ra D1 và D4 vẫn có thể trồng răng Implant, tuy nhiên, chất lượng xương nằm ở D4 loãng nên Bác sĩ điều trị phải thực sự có kinh nghiệm mới xử lý được. Còn đối với người bệnh có chất lượng xương nằm ở D1 sẽ lâu lành thương hơn vì thiếu mạch máu nuôi dưỡng.

Trước khi tiến hành cấy ghép Implant các Bác sĩ luôn chỉ định chụp CT để xác định mật độ xương hàm và đưa ra hướng điều trị thích hợp

6. Tiêu xương hàm ảnh hưởng như thế nào đến cấy ghép Implant?

Tình trạng tiêu xương hàm tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân, vì thế trước khi trồng răng Implant các Bác sĩ đều tiến hành việc chụp CT Cone beam nhằm đánh giá chuẩn xác tình trạng xương hàm của người cần cấy ghép Implant.

Trụ Implant không bám vào cung hàm, không chắc chắn.

Trụ Implant sẽ được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm. Nên nếu xương hàm không đủ chất lượng và số lượng để cho trụ Implant bám vào thì sẽ gây ra tình trạng lỏng lẻo, trụ Implant không chắc chắn trên khung hàm.

Bắt buộc phải Bác sĩ phải thực hiện cấy ghép xương, ghép màng xương để đảm bảo xương hàm đủ tiêu chuẩn cấy ghép.

Tăng khả năng đào thải trụ Implant sau cấy ghép

Một số tình trạng tiêu xương răng nhẹ mà vẫn thực hiện đặt trụ Implant trực tiếp vào xương hàm, thì lúc đó xương không đủ thể tích và vững chắc để giữ trụ Implant. Trụ Implant không được cố định chắc chắn trong xương hàm thì sẽ nhanh chóng bị đào thải.

Trụ Implant có cấu tạo đặc biệt từ titanium có thể tích hợp với ơ thể người, khi chất lương xương hàm đạt tiêu chuẩn, trụ Implant có thể bám chắc và xương hàm, hoạt động như một chân răng thật.

Là nguyên nhân gây thất bại trong cấy ghép Implant

Khi bị tiêu xương răng sẽ khiến quá trình cấy ghép Implant trở nên phức tạp hơn và hiệu quả thành công cũng thấp hơn.

Trong mọi trường hợp bị mất răng, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời, không nên chủ quan, dẫn đến tình trạng tiêu xương răng nặng.

7. Không đạt tiêu chuẩn xương hàm có thể cấy ghép Implant hay không?

Về mặt lý thuyết những người bị tiêu xương hàm quá nhiều sẽ không thể trồng răng Implant vì xương không đủ khả năng nâng đỡ trụ Implant trước tác động của lực nhai nên nguy cơ dẫn đến thất bại rất cao.

Tuy nhiên, với kỹ thuật nha khoa hiện đại, hiện nay người tiêu xương vẫn có thể trồng răng Implant nhờ phẫu thuật cấy ghép xương. Bao gồm 2 hình thức:

Cấy ghép xương tự thân: Sử dụng xương được lấy từ một phần xương cằm, xương góc hàm hoặc xương chậu của người bệnh để cấy ghép. Kỹ thuật này có tỷ lệ thành công cao vì dễ tích hợp và không bị đào thải.

Cấy ghép xương nhân tạo: Dùng xương nhân tạo để cấy ghép vào phần bị thiếu xương. Xương nhân tạo sẽ tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển, cứ mỗi tháng xương tự thân sẽ phát triển lên 1mm, cho đến khi đủ điều kiện Bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng Implant.

Bác sĩ sẽ chỉnh định việc cấy ghép xương hàm trước khi trồng răng Implant dựa trên kết quả thăm khám, chụp phim thể hiện tình trạng xương hàm của Cô Chú, Anh Chị

8. Lưu ý khi trồng răng Implant nếu bị tiêu xương

Nếu có những dấu hiệu tiêu xương hàm thì hãy nhanh chóng đến nha khoa chuyên sâu đẻ các Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Lựa chọn nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant tại TPHCM hay các tỉnh/thành phố khác đảm bảo chất lượng, đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao để thăm khám. Nha khoa phải có máy chụp CT 3D để xác định tình trạng xương hàm một cách chính xác nhất.

Bác sĩ thực hiện ghép xương phải là người có tay nghề cao, với nhiều năm kinh nghiệm để ca ghép xương đạt hiệu quả cao nhất.

Dr. Care - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant đáp ứng tiêu chuẩn của Sở Y tế về cơ sở vật chất nha khoa và tay nghề của Bác sĩ trồng răng

Tìm hiểu kỹ về chất lượng vật liệu ghép xương được sử dụng, có đảm bảo hay không.

Lựa chọn loại trụ Implant phù hợp với nhu cầu và tình trạng xương hàm.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái khi thực hiện ca phẫu thuật ghép xương.

Chăm sóc răng miệng đúng cách, để không ảnh hưởng đến kết quả ghép xương.

Tìm hiểu trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa, để lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp.

Xem thêm: Cấy ghép Implant All on 6 - Cho người mất răng toàn hàm

9. Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu cấy ghép Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam:

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề