[CHI TIẾT] - 6 dấu hiệu tiêu xương răng thường gặp

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Theo các chuyên gia, tiêu xương răng là bệnh răng miệng nghiêm trọng và quá trình diễn biến âm thầm. Vậy làm cách nào để nhận biết người bệnh đã bị tiêu xương răng hay chưa? Dưới đây là 6 dấu hiệu tiêu xương răng phổ biến và dễ nhật biết nhất.

Tiêu xương răng, tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương răng là gì?

Tiêu xương răng hay răng bị tiêu chân răng là tình trạng mà phần xương ổ răng hay phần xương xung quanh chân răng suy giảm từ từ về mật độ, số lượng, thể tích và chiều cao do bị viêm nhiễm từ bệnh viêm nha chu hoặc mất răng lâu ngày. Quá trình này diễn ra một cách âm thầm và thường là đến khi phát hiện thì tình trạng đã trở nên nặng hơn có thể diễn tiến đến tình trạng tiêu xương hàm.

Tiêu xương hàm là gì? Tiêu xương hàm là một bệnh răng miệng nghiêm trọng và khá nguy hiểm, xảy ra sau khi Cô Chú, Anh chị bị mất răng lâu năm không trồng lại, thể hiện ở tình trạng vùng xương chân răng bị tiêu biến. Nếu không kịp thời điều trị với phương pháp Implant, tiêu xương hàm có thể gây lệch khớp cắn, méo miệng, gương mặt chảy xệ, lão hóa sớm rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

Tiêu xương hàm răng nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị sớm? Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm?

Tiêu xương hàm có nguy hiểm không? Tiêu xương hàm răng là biến chứng nguy hiểm hàng đầu sau khi mất răng mà nhiều Cô Chú, Anh Chị còn chủ quan chưa chú ý tới. Nếu không điều trị kịp thời, tiêu xương hàm kéo dài dần khiến biến dạng khung xương hàm, biến dạng khuôn mặt và lão hóa sớm.

Tiêu xương răng không chỉ dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe răng miệng hơn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của Cô Chú, Anh Chị.

Nếu Cô Chú, Anh Chị bị ảnh hưởng bởi tiêu xương răng, Cô Chú, Anh Chị cũng có thể gặp phải những điều sau:

  • Khó ăn và nói

  • Nếp nhăn sớm quanh miệng và môi mỏng đi khiến Cô Chú,Anh Chị trông già hơn

  • Thiếu tự tin khi giao tiếp

  • Đau và khó chịu

  • Cản trở trong quá trình điều trị trồng răng về sau

3 Biểu hiện đầu tiên của tiêu xương hàm mà Cô Chú, Anh Chị dễ nhận biết gồm:

  • Sai lệch khớp cắn: Sau khi mất răng, các răng xung quanh có xu hướng đổ dồn về phía khoảng trống, răng đối diện có xu hướng mọc trồi lên hoặc xuống, gây mất cân đối trong khớp cắn. Ngoài ra, các răng còn lại do sự dịch chuyển và đảm nhận nhiều hơn chức năng ăn nhai cũng dần yếu đi, rụng và gãy dần.

  • Tụt nướu: Khi hiện tượng tiêu xương răng diễn ra, phần xương sẽ không đủ khả năng nâng đỡ nướu, bờ nướu tụt dần để lộ chân răng và khiến cho vi khuẩn tấn công gây viêm nha chu, về lâu dài sẽ gây nghiêm trọng hơn tình trạng mất răng.

  • Mặt bị hóp, móm, méo mó: Tiêu xương hàm răng làm xương hàm dưới trở nên ngắn hơn, theo thời gian phần má hóp lại gây móm, da nhăn nheo và chảy xệ. Những dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt càng thấy rõ hơn ở những người bị tiêu xương toàn hàm.

Tiêu xương hàm răng nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị sớm?

Khi bị mất răng hoặc nhổ bỏ răng, xương hàm sẽ có một khoảng trống tại vị trí chân răng bị mất và không còn được tác động cơ học (lực nhai của răng) nên dần bị tiêu đi. Vậy mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Câu trả lời là còn tùy thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra nhanh hay chậm, nhiều hay ít.

  • Thông thường, đối với một người có sức khỏe bình thường thì sau khi mất răng khoảng 3 tháng, mật độ xương sẽ suy giảm dần.

  • Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, 25% xương hàm ở vị trí răng mất sẽ tiêu biến.

  • Sau khoảng 3 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến tới 45 - 60%.

6 dấu hiệu nhận biết tiêu xương răng

5 dấu hiệu nhận biết tiêu xương răng

Dù có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu xương răng nhưng tất cả chúng đều gây ra những dấu hiệu tiêu xương tương tự nhau, dưới đây là biểu hiện của tiêu xương răng mà Cô Chú, Anh Chị có thể nhận ra để sớm cảnh giác với tình trạng này:

Xương vùng mất răng bị thu hẹp về kích thước hoặc chiều cao

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị mất 01 hoặc nhiều răngnhưng chưa có điều kiện trồng lại răng mới khi há miệng và nhìn qua gương sẽ thấy xương vùng mất răng (vẫn được bao phủ bởi mô lợi) bị thu hẹp về chiều cao hoặc chiều trong ngoài.

Nếu xương bị tiêu nặng, Cô Chú, Anh Chị sẽ thấy một gờ xương nhô cao ở vùng giữa sống hàm, hai phía trong và ngoài thì thấp hơn.

Còn theo chiều trên dưới, chúng ta sẽ thấy vùng xương bị mất răng thấp xuống tạo thành một lõm trũng sâu so với vùng xương hàm kế cận. Đó là dấu hiệu cảnh báo Cô Chú, Anh Chị cần đi khám Nha sĩ ngay vì có thể xương răng đã tiêu đến mức nguy hiểm rồi.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant tại tphcm

Xoang hàm hạ thấp ở vùng mất răng

Dấu hiệu này chỉ có thể thấy được trên phim chụp X-quang. Bác sĩ sẽ là người đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc mất răng vùng xoang hàm (thường là răng hàm nhỏ và răng hàm lớn) đối với vị trí của xoang.

Khixoang hàm hạ thấp có nghĩa là vùng xương răng liền kề đã bị tiêu. Thời gian càng lâu thì thể tích xoang càng lớn. Điều này có thể dẫn đến chỉ định thực hiện thủ thuật nâng xoang khi phục hình răng giả sau này.

Nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng

Răng được bảo vệ và giữ chắc bởi nướu hay còn gọi là lợi. Viêm nướu thường do không giữ gìn vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện để cao răng, mảng bám hình thành và gây viêm. Triệu chứng điển hình của bệnh cũng là chảy máu ở chân răng, sưng nướu, nướu có màu đỏ.

Ngoài ra, viêm nướu có thể gây hôi miệng. Nướu khi bị viêm do vi khuẩn có thể gây đau nghiêm trọng và tạo mùi hôi thối rất khó chịu.

Tụt lợi hoặc nhận thấy răng dần trở nên dài

Viêm lợi nếu không chữa trị kịp thời sẽ biến chứng thành tụt lợi làm cho phần chân răng lộ ra và gây cảm giác ê buốt chân răng kéo dài. Các vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào làm cho phần xương ổ răng bị nhiễm trùng đẫn đến hiện tượng xương răng bị tiêu biến dần dần. Đây chính là hiện tượng răng bị tiêu xương ngay cả khi Cô Chú, Anh Chị không mất răng.

Răng lung lay, đau khi nhai

Răng lung lay là biểu hiện dễ nhận biết khi bệnh nhân bị tiêu xương răng. Tác nhân chủ yếu thường do vệ sinh răng miệng kém, không chăm sóc răng thường xuyên tạo nên một lượng cao răng lớn tích tụ quanh chân răng gây ra bệnh viêm nha chu.

Khi viêm nha chu diễn ra âm thầm trong thời gian dài sẽ dẫn đến tiêu xương răng, từ đó gây ra biểu hiện lung lay răng do mô xương còn lại không đủ để nâng đỡ răng. Răng sẽ lung lay dần, các biểu hiện ê buốt đau nhức khi ăn nhai cũng xuất hiện nhiều dần và mất răng là kết quả tất yếu.

>>Xem thêm: Quy trình cấy ghép Implant chuẩn y tại nha khoa Dr.Care

Thay đổi thẩm mỹ khuôn mặt

Nếu mất nhiều răng và tiêu xương quá nhiều, khuôn mặt của bệnh nhân sẽ dần bị biến đổi. Việc tiêu xương khiến cho sự nâng đỡ các cơ trên khuôn mặt không còn được tốt, má bị hóp vào trong khiến cho bạn cảm giác rõ các dấu hiệu của lão hóa. Khuôn mặt có thể bị lệch, các bộ phận trên mặt trở nên bất cân xứng và bất hài hòa.

4 nguyên nhân chính gây tiêu xương răng

Nguyên nhân gây tiêu xương răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tiêu xương răng, theo các chuyên gia chúng có thể được phân thành 4 nhóm nguyên nhân chính gây tiêu xương răng:

  • Tiêu xương răng do mất răng không trồng răng sớm.

  • Tiêu xương răng do viêm nha chu.

  • Sang chấn khớp cắn.

  • Tiêu xương chân răng do dùng cầu răng sứ hoặc hàm tháo lắp

Tiêu xương răng do mất răng không trồng răng sớm

Mô xương xung quanh răng được duy trì ổn định là nhờ liên tục chịu các lực ăn nhai truyền qua răng vào đến xương. Nếu răng bị mất đi mà không được trồng lại một chân răng giả vào xương một cách kịp thời thì xương vùng mất răng sẽ không có lực ăn nhai tác động. Dần dần răng bị tiêu xương xương ở phần ổ răng tiêu đi, thời gian càng lâu thì mức độ tiêu càng lớn.
Có nhiều nguyên nhân gây mất răng như: sâu răng, hỏng răng, các chấn thương do tai nạn,...

s6veilc69bM

Tiêu xương răng do viêm nha chu

Viêm lợi là khởi điểm của quá trình tiêu xương ổ răng do viêm nhiễm, là bệnh răng miệng phổ biến nhất dẫn đến tiêu xương răng ở người bệnh.

Nếu chỉ viêm nha chu đơn thuần sẽ không gây ra tiêu xương, tuy nhiên nếu nó không được ngăn chặn sớm, viêm nhiễm sẽ tiến triển nặng hơn thành viêm quanh răng. Khi này vi khuẩn sẽ tấn công mô xương xung quanh chân răng gây tiêu xương, tụt lợi và lung lay răng.

Sang chấn khớp cắn

Đây là hiện tượng răng bị tải lực quá mức gây ra các sang chấn lên mô xương quanh răng. Nguyên nhân là các dạng sai khớp cắn tồn tại trên cung hàm, hoặc do lực chỉnh nha quá mức trên các bệnh nhân niềng răng.

Tiêu xương chân răng do dùng cầu răng sứ hoặc hàm tháo lắp

Thời gian đầu sau khi mất răng Cô Chú, Anh Chị có thể dùng hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ để phục hồi lại răng mất. Tuy nhiên, hai phương pháp này lại không thể thay thế cho chân răng đã mất, mà chỉ phục hình phần thân răng ở trên nướu với nền hàm giả (hàm tháo lắp) hoặc chụp mão sứ lên chân răng thật đã mài làm trụ (cầu răng sứ). Sử dụng lâu dài hai phương pháp này sẽ làm trầm trọng và thúc đẩy nhanh quá trình tiêu xương nhanh hơn.

Những dạng tiêu xương hàm thường gặp sau khi mất răng

Tình trạng tiêu xương hàm sau khi nhổ răng phụ thuộc vào vị trí, số lượng răng đã mất và cơ địa của từng Cô Chú, Anh Chị. Có 5 dạng tiêu xương hàm thường gặp sau khi mất răng cụ thể như sau:

  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang

  • Tiêu xương hàm theo chiều dọc

  • Tiêu xương khu vực xoang

  • Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt

  • Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng

Tiêu xương hàm theo chiều ngang

Tiêu xương hàm theo chiều ngang là hiện tượng độ rộng của xương hàm tại vùng răng đã mất bị thu hẹp lại. Khu vực xương xung quanh ngày một giãn ra, xâm lấn sang khu vực bị tiêu xương. Các răng liền kề răng đã mất có hiện tượng xô lệch về vùng trống gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Tiêu xương hàm theo chiều dọc

Những dạng tiêu xương hàm thường gặp sau khi mất răng

Tiêu xương hàm theo chiều dọc là hiện tượng phần xương hàm vùng răng bị mất ngày một thấp xuống, trũng sâu hơn so với vùng xương lân cận. Hiện tượng tiêu xương theo chiều dọc thường xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất răng hàm dưới. Theo thời gian, nướu tại khu vực răng bị mất cũng dần teo nhỏ lại và tiêu biến. Các răng trên hàm cũng có hiện tượng xô lệch, thức ăn dễ mắc kẹt tại kẽ hở.

Tiêu xương khu vực xoang

Tiêu xương khu vực xoang xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất răng ở hàm trên. Sau khi răng hàm trên mất đi, đỉnh xoang dần có hiện tượng tràn xuống bên dưới khiến độ rộng của các xoang tăng dần.

Hiện tượng xoang giãn và tràn xuống bên dưới sẽ gây phá hủy xương hàm từ bên trong. Cô Chú, Anh Chị rất khó để có thể phục hồi răng đã mất.

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất nhiều răng liên tục ở hàm trên và hàm dưới. Khuôn mặt có những thay đổi lớn và rõ rệt như da nhăn nheo, chảy xệ, khuôn miệng bị hõm vào. Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt gây khó khăn trong ăn uống, khuôn mặt bị lão hóa sớm khiến Cô Chú, Anh Chị tự ti, e ngại trong sinh hoạt, giao tiếp.

Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng

Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất nhiều răng liên tục hàm dưới. Sau khi mất răng, không chỉ xương hàm mà dây thần kinh dưới răng cũng bị ảnh hưởng.

Nếu Cô Chú, Anh Chị kéo dài thời gian mất răng không điều trị, các ống thần kinh cũng dần thu hẹp lại, xương hàm tiêu biến hàng loạt khiến khung xương hạ thấp xuống. Khi đó, các phương pháp phục hồi răng rất khó để thực hiện như phương pháp cấy ghép Implant.

Còn chân răng có bị tiêu xương không

Còn chân răng có bị tiêu xương hàm không khi trong quá trình điều trị, Bác sĩ cùng Cô Chú, Anh Chị luôn cố gắng bảo tồn chân răng thật. Theo lời chuyên gia, còn chân răng vẫn xảy ra hiện tượng tiêu xương hàm.

Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn tới tiêu xương hàm khi còn chân răng thật khác biệt hoàn toàn so với mất răng. Thông thường, chân răng thật được Bác sĩ cố gắng bảo tồn trong quá trình điều trị bệnh lý. Tại chân răng thật còn tiềm ẩn nguy cơ viêm nhiễm trở lại, vi khuẩn tấn công chân răng và dần xâm nhập vào xương hàm ở xung quanh. Như vậy, Cô Chú, Anh Chị bị tiêu xương hàm do bệnh lý.

Còn chân răng có bị tiêu xương không

Quá trình tiêu xương hàm do bệnh lý diễn ra nhanh hơn so với tiêu xương hàm do mất răng. Cô Chú, Anh Chị cần hết sức lưu ý để hạn chế tối đa biến chứng có thể gặp phải như đau nhức, viêm nhiễm kéo dài.

Tiêu xương hàm theo chiều dọc là hiện tượng phần xương hàm vùng răng bị mất ngày một thấp xuống, trũng sâu hơn so với vùng xương lân cận. Hiện tượng tiêu xương theo chiều dọc thường xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất răng hàm dưới. Theo thời gian, nướu tại khu vực răng bị mất cũng dần teo nhỏ lại và tiêu biến. Các răng trên hàm cũng có hiện tượng xô lệch, thức ăn dễ mắc kẹt tại kẽ hở.

Tiêu xương khu vực xoang

Tiêu xương khu vực xoang xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất răng ở hàm trên. Sau khi răng hàm trên mất đi, đỉnh xoang dần có hiện tượng tràn xuống bên dưới khiến độ rộng của các xoang tăng dần.

Hiện tượng xoang giãn và tràn xuống bên dưới sẽ gây phá hủy xương hàm từ bên trong. Cô Chú, Anh Chị rất khó để có thể phục hồi răng đã mất.

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt

Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất nhiều răng liên tục ở hàm trên và hàm dưới. Khuôn mặt có những thay đổi lớn và rõ rệt như da nhăn nheo, chảy xệ, khuôn miệng bị hõm vào. Tiêu xương toàn bộ khuôn mặt gây khó khăn trong ăn uống, khuôn mặt bị lão hóa sớm khiến Cô Chú, Anh Chị tự ti, e ngại trong sinh hoạt, giao tiếp.

Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng

Hạ thấp xương hàm khi mất nhiều răng xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị mất nhiều răng liên tục hàm dưới. Sau khi mất răng, không chỉ xương hàm mà dây thần kinh dưới răng cũng bị ảnh hưởng.

Nếu Cô Chú, Anh Chị kéo dài thời gian mất răng không điều trị, các ống thần kinh cũng dần thu hẹp lại, xương hàm tiêu biến hàng loạt khiến khung xương hạ thấp xuống. Khi đó, các phương pháp phục hồi răng rất khó để thực hiện như phương pháp cấy ghép Implant.

Giải pháp phòng tránh tiêu xương răng hiệu quả

Giải pháp phòng tránh tiêu xương răng hiệu quả

Tiêu xương răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và cản trở việc trồng răng giả về sau. Các giải pháp phòng tránh tiêu xương răng hiệu quả cần được thực hiện ngay sau khi mất răng để cho kết quả phục hồi tốt nhất. Trồng răng Implant là giải pháp phòng tránh tình trạng tiêu xương răng hiệu quả được Bác sĩ khuyên điều trị.

Loại bỏ các nguyên nhân gây mất răng sớm

Cô Chú, Anh Chị cần vệ sinh răng miệng thật tốt để loại bỏ tất cả những nguy cơ gây mất răng sớm như sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh cuống, viêm quanh răng,… Hạn chế các nguy cơ gây chấn thương răng dẫn đến khả năng mất răng sớm.

Trồng răng Implant giúp khắc phục hậu quả tiêu xương răng

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng.

Trồng răng Implant giúp khắc phục hậu quả tiêu xương răng hiệu quả nhất mà Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện sau khi mất răng. Liệu pháp trồng răng Implant không đau này sẽ cắm một trụ Implant có tác dụng thay thế chân răng vào trong xương hàm, sau đó thông qua một mối nối Abutment để nâng đỡ thân răng giả phía trên. Nhờ đó răng tiếp tục thực hiện chức năng ăn nhai bình thường và hạn chế sự tiêu xương.

Trồng răng Implant mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Trùng khớp với răng thật về kích cỡ, các gờ rãnh trên thân răng, có thể khôi phục răng đã mất một cách toàn diện từ chân răng đến mặt nhai như một chiếc răng thật.

  • Thời gian tích hợp xương và lành xương ngắn, hạn chế sự xâm lấn, không cần phải tách nướu khi ghép răng.

  • Trụ răng chắc, có thể chịu được lực nhai lớn, đảm bảo việc ăn nhai như răng thật. Thế răng đẹp, có thể tồn tại trọn đời.

Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh dao động từ 15.500.000 đồng đến 43.500.000 đồng/răng Implant, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể khi mất răng đơn lẻ

Kính mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm về bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care

Mặc dù chi phí trồng răng Implant cao hơn so với cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp nhưng chỉ cần làm 1 lần duy nhất cùng nhiều ưu điểm nổi bật khác, cấy ghép Implant vẫn là phương pháp trồng răng giả được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

91N-ojhDM0U

Điều kiện xương răng như thế nào để đảm bảo cấy ghép Implant?

Điều kiện xương răng như thế nào để đảm bảo cấy ghép Implant?

Để đảm bảo cấy ghép Implant có kết quả tốt nhất và diễn ra thuận lợi thì xương hàm cần phải đảm bảo các tiêu chí quan trọng như sau:

  • Xương có đủ kích thước, không bị viêm nhiễm tại vùng trồng răng.

  • Xương phải khỏe mạnh, cứng cáp, không bị tổn thương và vẫn còn nguyên vẹn.

Trong trường hợp mật độ xương thấp hoặc xương không có đủ độ dày thì việc trồng răng Implant sẽ không có hiệu quả, do trụ Implant không gắn chặt được vào xương hàm, từ đó không có đủ lực vững chắc để giữ lại trụ Implant.

Nếu xương đã bị tiêu quá nhiều, Bác sĩ sẽ có chỉ định ghép thêm xương vào vùng cấy ghép để đảm bảo trụ Implant ổn định sau điều trị.

Nếu xoang hàm lấn xuống quá thấp, thủ thuật nâng xoang cũng cần được thực hiện để đảm bảo vị trí cây ghép tốt.

Những lưu ý khi điều trị tiêu xương răng

Những lưu ý khi điều trị tiêu xương răng

Phòng ngừa và điều trị kịp thời tình trạng tiêu xương răng là hết sức quan trọng. Để đem lại kết quả điều trị tốt và an toàn nhất Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nếu Cô Chú, Anh Chị nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mình đang bị tiêu xương răng thì hãy ngay lập tức đến Nha khoa uy tín để được Bác sĩ thăm khám chi tiết và điều trị kịp thời.

  • Tìm kiếm địa chỉ Nha khoa uy tín, chất lượng để thăm khám. Nha khoa phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để xác định được tình trạng xương hàm một cách chính xác nhất. Bác sĩ ghép xương phải là người có tay nghề, trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm để ca ghép xương hàm được thành công nhất.

  • Tìm hiểu kỹ thông tin về vật liệu ghép xương có đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hay không.

  • Lựa chọn trụ Implant phù hợp với khả năng và tình trạng xương hàm của mình.

  • Khi thực hiện ghép xương không nên quá căng thẳng, tâm lý phải thoải mái.

  • Học cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách để không ảnh hưởng tới kết quả sau khi ghép xương.

Có thể khẳng định rằng tiêu xương răng là một tình trạng nghiêm trọng yêu cầu phải xử trí sớm. Có nhiều cách để nhận biết các dấu hiệu của tình trạng này cũng như nhiều cách để phòng tránh không cho nó diễn ra.

Tuy nhiên cũng không vì vậy mà chủ quan, chúng ta cần rèn luyện cho mình những thói quen tốt để hạn chế tối đa các bệnh lý về răng miệng đảm bảo sức khỏe răng miệng luôn khỏe mạnh.

Báo chí nói gì về nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Báo điện tử

Báo chí nói gì về nha khoa Dr. Care

  • Báo Dân Trí: Giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care
  • Báo Người Đưa Tin: Dr. Care Implant Clinic - Địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM
  • Báo SKĐS: Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant tại TP.HCM
  • Báo Vnexpress: Chọn nha khoa chuyên trồng răng Implant cho người trung niên

Câu hỏi thường gặp

Bệnh tiêu xương răng có làm lão hóa khuôn mặt không
Khi bị tiêu xương răng, theo thời gian phần má hóp lại gây móm, da nhăn nheo và chảy xệ. Nếu không kịp thời điều trị với phương pháp Implant, tiêu xương hàm có thể gây lệch khớp cắn, méo miệng, gương mặt chảy xệ, lão hóa sớm rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai. Những dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt càng thấy rõ hơn ở những người bị tiêu xương toàn hàm.
Bị tiêu xương hàm trồng răng Implant có phức tạp không?
Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị tiêu xương, khi trồng răng Implant thì quá trình điều trị có phức tạp hơn so với xương hàm khỏe mạnh. Tuy nhiên, mức độ phức tạp còn phụ thuộc vào tình trạng tiêu xương hàm nặng hay nhẹ.

Nguồn tham khảo

  • Thạc sĩ Bác sĩ Đoàn Vũ. (n.d.). [CHI TIẾT] - 6 dấu hiệu tiêu xương răng thường gặp. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023, nguồn https://drcareimplant.com/5-dau-hieu-tieu-xuong-rang-de-nhan-biet-625
  • Tiêu xương răng: Những điều cần biết. (n.d.). Retrieved from https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tieu-xuong-rang-nhung-dieu-can-biet/
  • Tiêu xương hàm răng gây ảnh hưởng gì? (n.d.). Retrieved from https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tieu-xuong-ham-rang-gay-anh-huong-gi/
  • Tiêu xương hàm là gì? Biện pháp phòng ngừa tiêu xương hàm. (2024). Retrieved from https://taimuihongsg.com/tieu-xuong-ham/
  • Tiêu xương hàm răng gây ảnh hưởng gì? Cách điều trị. (2024). Retrieved from https://elitedental.com.vn/tieu-xuong-ham-rang-nguyen-nhan-tac-hai-va-cach-dieu-tri.html

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

Quy trình trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại Dr. Care

Quy trình trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại Dr. Care

Trồng răng Implant là kỹ thuật khó, yêu cầu khắt khe về quy trình trồng răng, tay nghề Bác sĩ và cơ sở vật chất. Cùng tìm hiểu về quy trình trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại Dr. Care - Implant Clinic được chia sẻ trong bài viết này.

Trụ Implant Straumann - Tìm hiểu xuất xứ, ưu điểm và giá cả

Trụ Implant Straumann - Tìm hiểu xuất xứ, ưu điểm và giá cả

Trụ Implant Straumann là dòng trụ Implant Thụy Sĩ nằm trong phân khúc chất lượng cao được ưa chuộng trên toàn thế giới vì có thể rút ngắn thời gian trồng răng và mang lại tính thẩm mỹ tối ưu.

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Sau khi mất răng nếu không khắc phục kịp thời thì có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm nhất chính là hiện tượng tiêu xương hàm. Vậy nhổ răng bao lâu thì tiêu xương hàm? Nguy cơ xảy ra khi tiêu xương hàm là gì? và cách khắc phục ra sao?

Trồng răng giả là gì? Chi phí 3 phương pháp trồng răng giả?

Trồng răng giả là gì? Chi phí 3 phương pháp trồng răng giả?

Chi phí trồng răng phụ thuộc vào số lượng răng bị mất và phương pháp điều trị. Vậy trồng 1 cái răng bao nhiêu tiền và nên lựa chọn phương pháp trồng răng Implant, cầu răng sứ hay hàm tháo lắp khi trồng răng giả?

Dr. Care: Nha khoa trồng răng Implant uy tín tại TPHCM

Dr. Care: Nha khoa trồng răng Implant uy tín tại TPHCM

Với định hướng là Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam , Dr. Care - Implant Clinic tập trung phát triển đội ngũ Bác sĩ chuyên sâu, tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm cấy ghép Implant đa dạng trường hợp. Đặc biệt, nha khoa còn là một trong những đơn vị tiên phong trong việc đầu tư trang thiết bị y khoa hiện đại, ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến vào điều trị mất răng bằng phương pháp Implant dành cho người trung niên.

Top 10 dòng trụ Implant phổ biến nhất hiện nay

Top 10 dòng trụ Implant phổ biến nhất hiện nay

Trụ Implant là thành phần quan trọng, đóng vai trò thay thế chân răng thật đã mất khi Cô Chú, Anh Chị thực hiện phẫu thuật cấy ghép răng Implant. Ngoài việc quan tâm về chất lượng thì giá trụ Implant cũng là một nỗi băn khoăn của khách hàng. 

img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner