Nguyên nhân gây tụt lợi và phương pháp điều trị

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Tụt lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến thường gặp ở người trung niên và cao niên. Tụt lợi khiến Cô Chú, Anh Chị đau nhức khó chịu ở vùng lợi, ê buốt khi đánh răng, khó vệ sinh răng miệng, lâu dần dẫn đến nhiều biến chứng nhiễm trùng, răng nhạy cảm hơn, dễ dịch chuyển, lung lay và gãy rụng...

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi (tụt nướu[1], teo rút nướu) là tình trạng nướu bị rút xuống chân răng, khiến chân răng dài ra, lộ rõ. Tụt lợi thường gây hôi miệng, chảy máu, sưng lợi, có thể xảy ra ở một vài răng, nhiều răng, cả hàm trên, hàm dưới, đặc biệt là vùng răng cửa.

Tụt lợi hàm trên

Tụt lợi chân răng hàm trên rất dễ phát hiện và có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cô Chú, Anh Chị bị tụt lợi hàm trên sẽ nhận thấy phần nướu răng bị rút sâu về phía chân răng, khoảng trống giữa các chân răng bị lộ ra, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt.

Tụt lợi hàm dưới

Tụt nướu răng hàm dưới thường khó nhận biết hơn vì môi đã bao phủ cả phần răng và nướu. Những vị trí khó quan sát phải dùng cây thăm dò quanh răng mới phát hiện được.

Tụt lợi hàm dưới

Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh tụt lợi chân răng?

Theo Điều tra Quốc gia Hoa Kỳ, 88% người từ 65 tuổi trở lên và 50% người từ 18 đến 64 tuổi có dấu hiệu răng bị tổn thương, hư hại. Sức khỏe răng miệng yếu dần đi theo thời gian và tuổi tác.
Còn đối với tỉ lệ tụt lợi, nhóm tuổi từ 30 đến 39, tỷ lệ bị tụt lợi là 37,8% và mức độ răng trung bình là 8,6%. Nhóm từ 80 đến 90 tuổi, có tỷ lệ tụt lợi là 90,4% và mức độ trung bình là 56,3% răng.

Ngoài ra có những trường hợp ngay từ khi sinh ra, phần nướu đã bị thu hẹp nên dễ dẫn đến tình trạng bị tụt nướu chân răng. Yếu tố di truyền cũng dễ dẫn đến những bệnh lý răng miệng trong đó có tụt lợi chân răng.

nguy cơ cao mắc bệnh tụt lợi chân răng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tụt lợi, bao gồm:

  • Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa hơn 7000 chất độc như Nicotin, Monoxide Carbon, Acid Cyanhydric,... gây hại cho hệ miễn dịch của con người. Miễn dịch suy giảm nên dễ dẫn đến các bệnh về răng miệng, tụt lợi.

  • Đánh răng không đúng cách: Vệ sinh răng miệng qua loa khiến các mảng bám vẫn còn bám dai dẳng, vi khuẩn phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

  • Dùng cocain gây loét và ăn mòn nướu răng: Cocain là một dạng chất kích thích mạnh, việc sử dụng loại thuốc này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó có sức khỏe răng miệng.

Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.

Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 15.500.000/răng Implant cho đến 43.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Những triệu chứng của tụt lợi

Người bị bệnh tụt nướu thường không có biểu hiện rõ ràng, nên dễ nhầm tưởng sang các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu hay do va đập mạnh vào vùng nướu răng. Tình trạng tụt lợi sẽ tiến triển dần theo thời gian và ngày càng biến chứng nặng hơn gây mất răng vĩnh viễn nếu Cô Chú, Anh Chị không chăm sóc tốt răng miệng mỗi ngày. Khi bắt đầu có những triệu chứng dưới đây thì tụt lợi đã bắt đầu chuyển nặng:

  • Cao răng bám đầy quanh chân và thân răng; khi lớp xi măng bao phủ chân răng không được nướu bảo vệ sẽ bị mài mòn và làm lộ ngà răng;

  • Nướu sưng đỏ bất thường, xuất hiện những cơn đau nhức nhẹ và ngày càng tiến triển nặng hơn; ấn nhẹ vào nướu sẽ thấy mủ hoặc máu chảy ra;

  • Răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá chua cay; ê buốt răng kéo dài làm mất cảm giác thèm ăn khiến Cô Chú, Anh Chị chán ăn.

  • Răng dài hơn bình thường, trường hợp bị tụt nướu có thể nhìn thấy một phần thân răng lớn hơn, chân răng bị lộ ra ngoài;

  • Răng có khía ở đường viền nướu do men răng bị mất hoặc ăn mòn, lợi bị rút lại làm cho răng lung lay;

  • Răng có sự thay đổi về màu sắc, có thể quan sát bằng mắt thường nướu rút về phía chân răng, lộ ra phần thân răng có màu sắc không đồng đều;

  • Khoảng trống giữa các răng rộng hơn vì không được nướu lấp đầy;cảm giác răng lung lay khi sờ vào hay khi ăn nhai…

Những triệu chứng của tụt lợi

Nếu tụt nướu là do viêm nướu, thì sẽ xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Nướu không ôm sát vào chân răng kèm theo biểu hiện sưng tấy, sưng viêm, đổi màu từ hồng nhạt sang đỏ sẫm hoặc nâu đỏ;

  • Chảy máu chân răng khi đánh răng, dùng chỉ nha khoa hoặc ấn nhẹ vào nướu răng;

  • Hôi miệng là biểu hiện thường gặp nhất của người bị viêm nướu, viêm nha chu, tụt lợi… Mùi hôi khó chịu trong miệng có thể xuất hiện kể cả khi vừa đánh răng xong hoặc ăn những thức ăn hoàn toàn không gây mùi.

Nguyên nhân gây nên tình trạng teo rút nướu răng

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt, tụt lợi tụt lợi xuất phát từ nhiều nguyên nhân có thể đến từ sinh lý, bệnh lý, sang chấn,... nhưng chủ yếu do vi khuẩn tấn công lâu ngày gây phá hủy mô xương và lợi.

  • Tụt nướu do bệnh nha chu, viêm quanh răng[3]

  • Teo rút nướu do gen di truyền

  • Chăm sóc răng miệng chưa đúng

  • Chải răng quá mạnh làm mòn mô lợi

  • Răng dễ tụt nướu do cấu trúc sai lệch

  • Teo nướu do mất răng, tiêu xương hàm

  • Tụt nướu chân răng do thay đổi nội tiết tố

  • Bọc răng sứ sai kỹ thuật gây tụt nướu răng

Tụt nướu do bệnh nha chu, viêm quanh răng

Viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh răng,... là những bệnh lý có mức độ nguy hiểm lớn đến sức khỏe răng miệng, đặc biệt là mô nướu. Những bệnh lý này sẽ khiến mô lợi và các tổ chức nâng đỡ răng bị phá hủy, lâu dần chân răng bị tụt lợi, chảy máu, hôi miệng.

Teo rút nướu do gen di truyền

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ông bà, cha mẹ có tiền sử bị bệnh về răng miệng thì các thành viên trong gia đình cũng sẽ có những ảnh hưởng tương tự. Có đến 70% người bị tụt nướu hay các bệnh lý răng miệng khác đều là do di truyền.

Chăm sóc răng miệng chưa đúng

Nếu Cô Chú, Anh Chị đánh răng không đúng cách, không kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng thì cao răng sẽ ngày càng bám nhiều và tích tụ lâu dần khiến mô nướu bị tổn thương, chất lượng men răng suy giảm, nướu dễ bị tụt khỏi chân răng gây chảy máu, nhiễm trùng.

Chăm sóc răng miệng chưa đúng


Chải răng quá mạnh làm mòn mô lợi

Đánh răng quá nhiều lần trong ngày, quá mạnh hay đánh răng sai cách đều gây ảnh hưởng đến lợi, khiến tụt lợi. Khi lợi bị tụt thì chân răng bắt đầu lộ ra và gây tổn thương, gây đau nhức, ê buốt.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Răng dễ tụt nướu do cấu trúc sai lệch

Nhiều nghiên cứu cho thấy những trường hợp răng bị lệch khớp cắn, mọc lệch khỏi cung hàm, khớp cắn bị sang chấn hoặc phần lợi bị thu hẹp bẩm sinh đều sẽ có nguy cơ cao bị tụt lợi.

Teo nướu do mất răng, tiêu xương hàm

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị mất răng trong thời gian dài nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng teo nướu. Những chiếc răng còn lại sẽ có xu hướng mọc lệch về vị trí răng bị mất và gây tụt lợi.

Tụt nướu chân răng do thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ là nguyên nhân sinh lý khiến cho răng nhạy cảm và dễ bị tụt nướu hơn. Phụ nữ mang thai, mãn kinh, dậy thì,... cơ thể dần trở nên nhạy cảm hơn nên vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Bọc răng sứ sai kỹ thuật gây tụt nướu răng

Trong quá trình bọc răng sứ, Bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật cũng gây ra tình trạng tụt lợi. Chẳng hạn như mài cùi răng quá nhiều, lắp mão răng sứ không khít, mão sứ và cùi răng bị kênh cộm. Những vị trí này rất dễ bám thức ăn thừa, hình thành mảng bám. Từ đó gây ra hiện tượng tụt nướu, kích ứng nướu.

Những hậu quả khi bị tụt lợi chân răng

Nếu bị tụt lợi chân răng nhưng không điều trị sớm thì nguy cơ sẽ để lại những biến chứng trầm trọng ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng.

Gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng

Khi bị tụt lợi chân răng thì răng sẽ dài bất thường so với những chiếc răng còn lại. Lúc này hàm răng sẽ trông lộn xộn, không đều đặn, kém thẩm mỹ gây thiếu tự tin, ngại giao tiếp.

Ăn nhai khó khăn, việc cắn xé thức ăn giảm sút

Tụt lợi khiến phần lợi nhạy cảm, đau đớn thậm chí tình trạng này kéo dài khiến răng bị lung lay. Vì thế, khi bị tụt lợi thì việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, việc cắn xé thức ăn cũng giảm sút.

>> Xem thêm: Địa chỉ trồng răng implant ở đâu tốt

Răng tụt nướu dễ giắt thức ăn, hôi miệng, đau nhức

Tụt nướu khiến chân răng bị mất đi lớp bảo vệ, hình thành những lỗ, kẽ hở, đây là vị trí mà thức ăn, mảng bám dễ giắt vào. Lâu dần dễ bị hôi miệng, đau nhức răng.

Răng tụt nướu dễ giắt thức ăn


Khiến răng nhạy cảm hơn, nguy cơ mất răng rất cao

Tụt lợi dễ dẫn đến tình trạng mòn cổ răng, lộ ngà răng khiến vi khuẩn ngày càng phát triển. Lâu dần dẫn đến tình trạng viêm quanh răng, ê buốt răng thậm chí mất răng vĩnh viễn.

>>> Xem thêm:[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?

Tụt lợi chân răng có chữa được không?

Các Cô Chú, Anh Chị không cần phải quá lo lắng, tình trạng tụt nướu hoàn toàn có thể chữa trị được. Tùy vào mức độ viêm nhiễm và nguyên nhân tụt lợi mà Bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm hơn đến sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị.

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tụt lợi

Các Bác sĩ sẽ dùng đầu dò nha chu để đo độ sâu (khoảng trống giữa răng và nướu). Độ sâu này từ 3 mm trở xuống và không bị chảy máu là chứng tỏ lợi khỏe mạnh. Để xác định tình trạng răng và xương hàm các Bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang.

Ngoài ra Bác sĩ sẽ kiểm tra độ sâu, chảy máu, viêm nhiễm của răng để xác định viêm nướu, viêm nha chu [2]. Khi bị bệnh nha chu, các túi thường sâu hơn bình thường.

Tụt lợi chân răng có chữa được không

Điều trị tụt nướu răng dạng nhẹ, không kèm ê buốt

Với tình trạng tụt nướu nhẹ Cô Chú, Anh Chị chỉ cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, đổi bàn chải mềm, phù hợp. Sau đó, hãy tìm đến Bác sĩ để xác định tình trạng tụt nướu đang ở mức độ nào. Nếu chỉ bị tụt lợi ở 1 vài răng, chân răng không bị hở quá nhiều, lợi vẫn còn bám ở chân răng thì khá đơn giản. Bác sĩ chỉ cần lấy cao răng, uống kháng sinh là có thể khắc phục tình trạng viêm lợi.

Điều trị tụt nướu răng dạng nặng, kèm đau nhức khó chịu

Nếu tình trạng tụt nướu nghiêm trọng, viêm lợi nặng, chân răng lộ nhiều thì ngoài việc loại bỏ cao răng thì phải phẫu thuật mới điều trị dứt điểm.

  • Phẫu thuật dùng vạt tại chỗ có chân nuôi để khắc phục tụt nướu, bao gồm vạt nhú lợi kép, vạt bán nguyệt, vạt trượt bên, vạt xoay chếch, vạt trượt về phía cổ răng,…

  • Phẫu thuật dùng mô ghép rời tự thân, dùng mô ở 1 phần khác để bù lại cho phần tụt nướu, gồm các phương pháp: ghép mô liên kết dưới biểu mô, ghép lợi tự do tự thân,…

  • Phẫu thuật dùng màng nhân tạo kết hợp với vạt tại chỗ: tái sinh mô, dùng biểu mô đồng loẹt không tế bào,…

Điều trị mất răng vĩnh viễn do tụt lợi

Tụt nướu lâu ngày, răng sẽ bị mòn cổ, lộ ngà, viêm nhiễm và răng lung lay không thể đứng vững trên khung hàm, thậm chí một số trường hợp có thể mất răng vĩnh viễn. Với trường hợp này, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng không thể phục hồi, làm sạch ổ viêm và tiến hành trồng lại răng giả để ngăn chặn biến chứng tiêu xương, lão hóa, xô lệch răng do mất răng lâu ngày gây ra.

Điều trị mất răng vĩnh viễn do tụt lợi

Hàm tháo lắp, cầu răng sứ hay cấy ghép Implant tiên tiến là 3 phương pháp trồng răng giả phổ biến hiện nay. Trong đó, trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng đã mất an toàn, hiệu quả được các chuyên gia khuyến khích áp dụng. So với các phương pháp truyền thống, trồng răng Implant mang lại nhiều ưu điểm vượt bật:

  • Phục hồi toàn diện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ tự nhiên như răng thật;

  • Ngăn chặn được biến chứng tiêu xương hàm nhờ trụ Implant titan lành tính tích hợp vững chắc với xương hàm, kích thích xương hàm phát triển;

  • Răng Implant có cấu trúc giống răng thật nên việc vệ sinh răng cũng trở nên dễ dàng, không quá cầu kỳ;

  • Tuổi thọ răng Implant từ 20 năm đến trọn đời nếu Cô Chú, Anh Chị chăm sóc đúng cách và chú ý đến sức khỏe răng miệng.

Tài liệu tham khảo

[1]. Wikimedia Foundation. (2023, March 27). Gingival recession. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Gingival_recession

[2]. Mayo Foundation for Medical Education and Research. (2023, February 24). Periodontitis. Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/periodontitis/symptoms-causes/syc-20354473

[3] Ubertalli, J. T. (2023, April 16). Viêm Quanh Răng - Rối Loạn Nha Khoa. Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia. https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuyên-gia/rối-loạn-nha-khoa/các-rối-loạn-nha-chu/viêm-quanh-răng

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về răng miệng hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ Nha khoa Dr. Care - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Điện thoại: 028 6674 8910
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

Viêm lợi là gì? Cách điều trị viêm lợi sau khi trồng răng Implant

Viêm lợi là gì? Cách điều trị viêm lợi sau khi trồng răng Implant

Bọc răng sứ thẩm mỹ bị hư là do đâu?

Bọc răng sứ thẩm mỹ bị hư là do đâu?

Răng khôn bị sâu: Cách trị sâu và giảm đau nhức hiệu quả

Răng khôn bị sâu: Cách trị sâu và giảm đau nhức hiệu quả

[CHI TIẾT]: ​​​​​​​Bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không?

[CHI TIẾT]: ​​​​​​​Bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không?

Vì sao nhiều người bị stress, trầm cảm do mất răng?

Vì sao nhiều người bị stress, trầm cảm do mất răng?

Mewing là gì và thực hiện như thế nào hiệu quả?

Mewing là gì và thực hiện như thế nào hiệu quả?