Tổng quát: Khô cổ họng và cách xử lý

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Khô cổ họng có thể xuất phát từ việc cơ thể thiếu nước, thở miệng, viêm họng,... Tuy không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên cảm giác khó chịu. Vậy khô cổ họng là gì? Cách xử lý khi bị khô cổ họng thế nào?

Tổng quát về khô cổ họng

Khô cổ họng là hiện tượng cổ họng bị khô do lượng tiết nước bọt hàng ngày giảm. Đây là triệu chứng thường gặp khi bị cảm cúm, viêm họng, viêm amidam, dị ứng, bị mất nước,...

Khô cổ họng có thể khiến mọi người cảm thấy khó nói hoặc khó nuốt. Cổ họng có cảm giác khô, ngứa và đau. Tuy đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể làm ảnh hưởng đến việc ăn uống và giao tiếp, vì vậy không nên chủ quan khi bị khô cổ họng.

Tổng quát về khô cổ họng
Khô cổ họng là do lượng tiết nước bọt hàng ngày giảm

>> Xem thêm: Trồng răng Implant - công nghệ làm răng mới nhất

Nguyên nhân khô cổ họng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khô cổ họng. Đây thường là triệu chứng khi bị các bệnh đường hô hấp. Đôi khi việc uống không đủ nước hoặc ở trong môi trường nhiều khói bụi, thuốc lá cũng khiến cổ đau rát khó chịu.

  • Cơ thể thiếu nước

  • Thở bằng miệng khi ngủ

  • Viêm mũi dị ứng

  • Cảm lạnh, cảm cúm

  • Bệnh trào ngược dạ dày

  • Tác nhân từ môi trường

Cơ thể thiếu nước

Khô cổ họng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang uống không đủ nước. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, bài tiết cơ thể giảm, lượng nước bọt được tiết ra sẽ giảm đi. Sự tiết nhầy ở niêm mạc họng hay các dịch sinh lý ở mũi xoang thường chảy qua cổ họng cũng giảm xuống. Từ đó cổ họng sẽ bị khô. Đi kèm với cảm giác khát, nước tiểu sậm màu, khô miệng,...

Trong trường hợp hoạt động mạnh khiến ra nhiều mồ hôi, sốt cao,... cũng khiến cơ thể bị mất nước gây khô cổ họng.

>> Xem thêm: Địa chỉ nha khoa uy tín tại tphcm

Thở bằng miệng khi ngủ

Nhiều người sau khi ngủ dậy sẽ thấy cổ họng bị khô. Có thể là do trong lúc ngủ đã thở bằng miệng. Luồng không khí lưu thông trực tiếp bằng miệng qua cổ họng làm làm mất đi độ ẩm tại niêm mạc họng, khô lượng nước bọt có vai trò bảo vệ răng miệng. Khi thở bằng miệng còn dẫn đến tình trạng ngáy, hôi miệng, cảm giác uể oải sau khi ngủ dậy.

Thở bằng miệng có thể là do thói quen hoặc đang mắc các bệnh hô hấp khiến đường thở qua mũi bị cản trở như cảm, cúm, viêm mũi dị ứng,... Một số trường hợp là do lệch vách ngăn mũi và polyp mũi. Ở người trung niên thường thở bằng miệng do ngáy và chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ.

Thở bằng miệng khi ngủ
Thở bằng miệng khi ngủ làm khô cổ họng

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể phản ứng với các tác nhân gây hại như bụi, khói, phấn hoa, cỏ, lúa, nấm mốc, nước bọt chó mèo,... làm mọi người hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau mắt khiến phải thở bằng miệng gây khô cổ họng. Đây là bệnh tự phát do cơ thể quá nhạy cảm với một yếu tố nào đó.

Vào các ngày hanh khô, môi trường có nhiều phấn hoa, giặt rửa đồ cũ đóng bụi, bị nấm mốc, không đeo khẩu trang ra ngoài,... rất dễ bị kích ứng gây viêm mũi. Do đó cần hiểu rõ tình trạng cơ thể để phòng ngừa và điều trị giảm bớt các triệu chứng.

>> Xem thêm: Tư vấn giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant

Cảm lạnh, cảm cúm

Cảm lạnh là dạng nhiễm trùng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Triệu chứng thông thường là ho, hắt hơi, nghẹt mũi, sốt và đau nhức toàn thân, cổ họng đau rát và khô.

Cũng giống như cảm lạnh, cảm cúm cũng do tác nhân virus gây ra nhưng thường có xu hướng nặng hơn, bên cạnh khô cổ họng, rát họng và nghẹt mũi, nhiều biểu hiện như sốt, ớn lạnh, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy,... Hơn nữa còn có thể gây các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản.

Cảm lạnh, cảm cúm
Cảm cúm, cảm lạnh làm cổ họng khô và đau rát

Bệnh trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng dịch axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản và cổ họng do rối loạn vận động co bóp dạ dày thực quản, suy van tâm vị. Dịch axit trào lên làm cổ họng rát, nóng và bị khô. Khiến niêm mạc thực quản, họng, thanh quản bị tổn thương. Gây ho khan, ợ nóng, ợ chua, khàn tiếng,...

Tác nhân từ môi trường

Khô cổ họng thường xuất hiện khi trời hanh khô, độ ẩm không khí thấp hoặc ở trong phòng kín bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp quá lâu. Cảm giác khô rát họng còn do môi trường sống không trong lành, nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí. Phản ứng với khói thuốc, lông động vật, nước giặt rửa,...

Khô cổ họng gây ra những hậu quả gì?

Nhiều người cảm thấy khô cổ họng là vấn đề không nghiêm trọng nên thường bỏ qua. Với những trường hợp cổ họng bị khô do là triệu chứng của các bệnh thông thường thì khi khỏi bệnh tình trạng này cũng sẽ biến mất.

Tuy nhiên khi cổ họng bị khô sẽ gây ra cảm giác khó chịu. Khi ăn gây cảm giác khó nuốt dẫn đến ảnh hưởng dinh dưỡng cơ thể, chán ăn. Đau họng làm khàn tiếng, gây ảnh hưởng đến giọng nói và giao tiếp. Cảm giác muốn ho khan làm niêm mạc họng tổn thương. Với những trường hợp trào ngược dạ dày gây khô họng còn dẫn đến khoang miệng bị khô, dịch vị trào lên có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng.

TbB7GSN012I

Ngoài ra, trong một số trường hợp, khô cổ họng có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn, bệnh bạch cầu đơn nhân hoặc xoang. Nếu có dấu hiệu bất thường thì cần đến bác sĩ kiểm tra.

Khô cổ họng gây ra những hậu quả gi
Cổ họng bị khô sẽ gây ra cảm giác khó nuốt

Các biện pháp điều trị khô cổ họng

Điều trị khô cổ họng bằng các biện pháp giúp giảm cảm giác khó chịu, ngứa và đau ở họng. Giúp giảm viêm, kích ứng cổ họng và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Do đó, cần xác định được nguyên nhân gây khô cổ họng để mau chóng điều trị.

Uống đủ nước

Khô cổ họng do thiếu nước thì cần bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lượng nước trung bình cần thiết cho mỗi người để duy trì trạng thái cân bằng là 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Bao gồm nước từ trái cây, rau củ và các loại thực phẩm khác (chiếm khoảng 20% lượng nước cung cấp). Đối với những người vận động, bài tiết nước ra ngoài cơ thể nhiều thì nên tăng lượng nước lên cho phù hợp.

Nên sử dụng nước lọc khi khô cổ họng. Đồng thời tránh các loại nước ngọt, cà phê, rượu bia sẽ khiến tình trạng mất nước thêm nghiêm trọng.

Uống đủ nước
Uống đủ nước để cổ họng không bị khô

Thuốc ho, kẹo ngậm

Thuốc ho có thể giúp cổ họng giảm khô, đau và ngứa ngáy. Tuy nhiên lưu ý các loại thuốc ho có chứa tinh dầu bạc hà có thể làm cổ họng ngứa thêm và gây ho thường xuyên hơn.

Kẹo ngậm cũng giúp làm dịu cổ họng vì giúp tăng tiết nước bọt, giúp hydrat hóa vùng bị ảnh hưởng. Kẹo ngọt còn có thể ức chế cơn ho. Một số kẹo ngậm vị bạc hà giúp việc sử dụng bạc hà không quá lạm dụng.

>> Xem thêm: Cấy ghép răng Implant hết bao nhiêu tiền?

Trà nóng

Trà nóng giúp cơ thể được cung cấp thêm lượng nước, giúp màng nhầy trở nên thông thoáng và ngăn chặn sự tích tụ khó chịu ở cổ họng. Nhiệt độ ấm nóng sẽ làm dịu cổ họng. Uống từng ngụm trà nóng giúp giảm kích ứng ở cổ và giúp tinh thần thoải mái.

Mật ong

Mật ong được biết đến là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và có nhiều công dụng khác nhau, bao gồm giúp giảm khô cổ họng. Mật ong thường được dùng để điều trị các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, ho, viêm amidan,...

Có thể uống mật ong nguyên chất hoặc sử dụng pha với nước ấm để ngậm và nuốt từ từ. Mật ong kết hợp gừng tươi hoặc nghệ cũng đem lại những hiệu quả tuyệt vời trong việc giảm đau và khô họng.

Máy tạo ẩm

Độ ẩm thay đổi theo mùa, thời tiết và địa lý. Thường vào mùa đông độ ẩm giảm xuống. Khi không khí quá khô, độ ẩm thấp có thể sử dụng máy tạo ẩm. Đây là thiết bị tỏa ra nước hoặc hơi nước. Độ ẩm trong không khí tăng lên giúp cổ họng không bị khô nhiều khi hít thở. Giúp giữ chất nhầy không bị khô và gây kích ứng phía sau cổ họng làm ngứa và ho. Máy tạo ẩm còn được dùng khi bị cảm lạnh, viêm xoang và các bệnh hô hấp khác.

Máy tạo ẩm
Khi không khí quá khô có thể sử dụng máy tạo ẩm

Đồ uống

Một số loại nước khác như nước tía tô với đặc tính cay, ấm giúp điều trị đau họng, viêm họng, làm ấm và xoa dịu chứng đau rát cổ.

Nước chanh tươi làm dịu cổ họng, chống viêm, giảm sưng tấy họng.

Sữa tươi cũng giúp hồi phục vết thương trong cổ họng do vi khuẩn xâm nhập lâu ngày.

Nước ép hoa quả như cam, ổi, bưởi… xoa dịu cảm giác khô rát và tiêu diệt vi khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo tế bào niêm mạc họng.

Súc miệng nước muối

Súc miệng bằng nước muối giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu cơn đau cổ họng hiệu quả. Pha 1 muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm và súc miệng 3 lần mỗi ngày để giảm đau và giữ cổ họng sạch sẽ.

Khi nào khô cổ họng nên gặp bác sĩ?

Phần lớn trường hợp khô cổ họng có thể điều trị ở nhà bằng phương pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra dai dẳng kèm các triệu chứng khác như sốt, khó thở, phát ban,... thì nên đến ngay bác sĩ để kiểm tra.

Khi nào khô cổ họng nên gặp bác sĩ?
Khô cổ họng diễn ra dai dẳng kèm các triệu chứng khác nên đến
bác sĩ để kiểm tra

Dấu hiệu viêm họng do liên cầu khuẩn

Tình trạng khô rát cổ họng đi kèm với sưng hạch bạch huyết cổ, sốt cao, phát ban,... sẽ có thể là dấu hiệu của viêm họng do liên cầu khuẩn. Khi nội soi miệng sẽ thấy các mảng trắng hoặc cổ họng sưng đỏ. Trường hợp này cần uống thuốc kháng sinh kịp thời. Tình trạng nặng hơn có thể gây biến chứng nguy hiểm cho tim, thận, khớp.

Vấn đề về xoang

Các giải pháp như sử dụng miếng dán hoặc dụng cụ nong tiền đình để nới rộng van mũi cho dễ thở khi ngủ tránh tình trạng thở bằng miệng chỉ có tác dụng tạm thời. Trường hợp viêm mũi xoang mạn tính, polyp mũi cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc phải tiến hành phẫu thuật để chữa trị tận gốc tùy theo tình trạng bệnh.

Ngoài ra, nếu đã làm thông đường mũi mà vẫn ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ thì bác sĩ sẽ chỉ định các thiết bị hỗ trợ qua miệng để tạm thời điều chỉnh vị trí hàm khi ngủ. Kết hợp với máy áp lực dương liên tục (CPAP) giúp tăng oxy trong quá trình hô hấp.

Bệnh bạch cầu đơn nhân

Bệnh bạch cầu đơn nhân có khả năng lây truyền qua tiếp xúc nước bọt của người bệnh. Cổ họng bị khô do virus cùng các cơn sốt, đau đầu, mệt mỏi, sưng amidan, sưng hạch bạch huyết ở cổ và nách. Có thể uống thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt và giảm đau họng. Nếu triệu chứng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc steroid (prednisone). Cần báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm và bị nặng hơn sau 2 lần điều trị.

Dr. Care - Implant Clinic là địa chỉ trồng răng Implant chuyên sâu tại TP. HCM. Nha khoa ra đời với Sứ mệnh giúp người trung niên tiếp tục tận hưởng cuộc sống trọn vẹn: Ăn nhai ngon miệng như xưa, cười thoải mái như xưa, trẻ trung như xưa. Hướng đến chất lượng dịch vụ ưu việt nhất, Dr. Care chỉ chuyên tâm nghiên cứu và điều trị các trường hợp mất răng ở độ tuổi trung niên

Nha khoa Dr. Care - Implant Clinic sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên sâu, lành nghề, kinh nghiệm trồng răng Implant ít nhất 5 năm. Cùng với đó là cơ sở vật chất, trang thiết bị và máy móc chuyên dụng cho cấy ghép Implant tân tiến, phòng trồng răng đảm bảo vô trùng và sử dụng các dòng trụ chính hãng. Dr. Care chính là nơi để Cô Chú, Anh Chị tin tưởng, trồng răng Implant ưu việt nhất hiện nay, bảo tồn tối đa răng thật.

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Top 10 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TP.HCM tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề