Vitamin C là gì? Vai trò quan trọng đối với cơ thể

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần cho sự tăng trưởng và phát triển. Vậy hãy cùng nha khoa Dr. Care tìm hiểu về vai trò của Vitamin C đối với sức khỏe và cách bổ sung hiệu quả nhằm tối ưu hóa sức đề kháng cũng như duy trì năng lượng mỗi ngày.

Vitamin C hay còn được gọi là axit ascorbic, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta. Nó hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình lành vết thương, bảo vệ chống lại các gốc tự do và rất cần thiết cho quá trình hình thành collagen. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều Cô Chú, Anh Chị đánh giá thấp tình trạng thiếu hụt vitamin C và bổ sung chúng sai cách, gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Vây các dấu hiệu thiếu hụt vitamin C là gì? Bổ sung với hàm lượng mỗi ngày như thế nào để hiệu quả nhất? Cùng nha khoa Dr. Care tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để chăm sóc cơ thể toàn diện hơn.

Vitamin C là gì?

Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, là một hợp chất hữu cơ thuộc nhóm vitamin tan trong nước và được tìm thấy nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt và rau. Đây là vi chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể con người không thể tổng hợp được, do thiếu enzyme L-gulonolactone oxidase – enzyme chịu trách nhiệm sản xuất vitamin C trong hầu hết các loài động vật khác.

Vitamin C tồn tại dưới dạng tinh thể trắng, có tính axit nhẹ, dễ tan trong nước và dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ, ánh sáng, và oxy. Về mặt hóa học, nó là một dẫn xuất của monosaccharide, cấu trúc tương tự như glucose, nhưng mang đặc tính sinh học đặc biệt.

Vitamin C là gì
Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước và cơ thể con người không tự tổng hợp được

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng sinh hóa, đặc biệt là các phản ứng oxy hóa - khử nhờ khả năng chuyển đổi linh hoạt giữa dạng khử (axit ascorbic) và dạng oxy hóa (axit dehydroascorbic). Với đặc điểm hóa lý và tính chất sinh học đặc trưng, vitamin C được coi là một trong những vi chất không thể thiếu để duy trì sự sống.

Vì cơ thể con người không thể tự tổng hợp Vitamin C nên cần bổ sung qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm bổ sung để đảm bảo nhu cầu hàng ngày.

Công dụng của vitamin C

Vitamin C đảm nhận nhiều chức năng thiết yếu trong cơ thể và đóng vai trò không thể thiếu trong nhiều quá trình sinh học.

Hỗ trợ quá trình trao đổi chất tạo năng lượng

Cơ thể chúng ta cần vitamin C để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nó giúp cơ thể hấp thụ hiệu quả các vitamin, khoáng chất và vi chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì hoạt động hằng ngày.

Chống oxy hóa và bảo vệ cơ thể

Vitamin C hoạt động như là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do stress oxy hóa. Stress oxy hóa có liên quan đến các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim, do đó, lượng chất chống oxy hóa cao có thể giúp chống lại những bệnh này. Vitamin C cũng có thể giúp tái tạo các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể như vitamin E.

Công dụng của vitamin C
Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa

Vitamin C cũng được chứng minh là tích tụ trong các tế bào miễn dịch gọi là thực bào, có thể tăng cường chức năng của chúng. Đây là những tế bào tiêu thụ và tiêu diệt thứ vi khuẩn và vi-rút.

Hỗ trợ sức khỏe xương và sụn

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì xương và sụn chắc khỏe bằng cách thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen. Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể, chiếm đến 90% protein nền trong xương. Nó không chỉ tạo khung nâng đỡ mà còn cung cấp độ bền và tính đàn hồi cần thiết cho cấu trúc xương và sụn.

Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc bổ sung đủ lượng vitamin C có thể làm tăng mật độ xương và giảm nguy cơ mất xương, đặc biệt ở người lớn tuổi. Hơn nữa, nồng độ vitamin C cao được cho là giúp giảm nguy cơ gãy xương, bao gồm xương hông và các vùng xương khác.

Cải thiện làn da khỏe đẹp

Vitamin C là yếu tố cần thiết tham gia vào quá trình sản xuất collagen. Collagen là thành phần chính của mô liên kết, có mặt trong da, mạch máu, dây chằng, xương, sụn,....Nhờ khả năng thúc đẩy sản xuất collagen, vitamin C góp phần cải thiện độ săn chắc và khả năng phục hồi của da, đồng thời hỗ trợ lành vết thương nhanh chóng.

Do đó, nếu Cô Chú, Anh Chị cảm thấy làn da của mình cần được cải thiện, vitamin C có thể giúp ích điều này. Bởi phần lớn sự suy giảm độ đàn hồi và mịn màng của da là do lượng collagen tự nhiên giảm đi khi chúng ta ngày càng lớn tuổi. Vitamin C cũng có trong nhiều loại huyết thanh và kem dưỡng mắt vì nó đặc biệt tốt cho vùng da dưới mắt, giúp làm sáng bọng mắt và giảm sự xuất hiện của quầng thâm.

Giảm mệt mỏi và kiệt sức

Cảm giác mệt mỏi và kiệt sức là trạng thái phổ biến, đặc biệt ở những Cô Chú, Anh Chị có lối sống bận rộn hoặc tham gia các hoạt động thể chất cường độ cao. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp khó khăn trong việc chuyển hóa năng lượng từ dinh dưỡng thành hoạt động.

Vitamin C đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm mệt mỏi và kiệt sức nhờ khả năng hỗ trợ các quá trình trao đổi chất quan trọng. Đây là một vi chất dinh dưỡng không thể thiếu trong việc sản xuất năng lượng tế bào và tái tạo các chất chống oxy hóa trong cơ thể. Thiếu hụt vitamin C có thể dẫn đến các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi kéo dài và giảm hiệu suất hoạt động hàng ngày.

Công dụng của vitamin C
Vitamin C giúp giảm cơ thể mệt mỏi và kiệt sức

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung đủ vitamin C không chỉ cải thiện mức năng lượng mà còn giảm đáng kể cảm giác mệt mỏi, đặc biệt ở những người có dấu hiệu thiếu hụt. Sự liên kết giữa vitamin C và việc duy trì sức sống là minh chứng cho tầm quan trọng của việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vitamin này qua chế độ ăn uống hoặc bổ sung hợp lý.

Giảm nguy cơ mắc bệnh mãn tính

Vitamin C có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do, là các hóa chất mà cơ thể sản sinh ra khi phân hủy thức ăn, tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc tiếp xúc với bức xạ từ mặt trời, tia X hoặc các nguồn khác. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ quá trình lưu trữ và hấp thụ sắt.

Giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt

Việc sản xuất các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể phụ thuộc nhiều vào vitamin C. Nguyên nhân là do vitamin C rất cần thiết cho quá trình hấp thụ sắt, chất cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin và hình thành tế bào hồng cầu.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C

Các triệu chứng về hành vi thường là dấu hiệu đầu tiên xuất hiện khi thiếu vitamin C. Nếu Cô Chú, Anh Chị bị thiếu vitamin C, biểu hiện rõ nhất là thấy mình mệt mỏi, cáu kỉnh và chán ăn.

Mệt mỏi, cáu kính

Người bị thiếu vitamin C có thể dễ cáu kỉnh hơn bình thường. Sự cáu kỉnh này đôi khi là kết quả của cảm giác không khỏe nói chung hoặc có thể xảy ra do các triệu chứng khác như thiếu máu (một tình trạng đặc trưng bởi mức hồng cầu giảm).

Đau nhức cơ

Thiếu vitamin C có thể gây ra tình trạng mao mạch (mạch máu) giòn, góp phần gây ra các triệu chứng về da và tóc. Tình trạng giòn mao mạch thường xảy ra ở các khớp chân, khiến người bệnh gặp tình trạng đau và sưng. Nhất là đứng trong khoảng thời gian dài.

Một số nghiên cứu đã phát hiện rằng những người có lượng vitamin C thấp có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với những người có lượng vitamin C cao.

Lão hóa da

Vitamin C là một thành phần quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen – loại protein giúp duy trì độ đàn hồi, săn chắc và trẻ trung của làn da. Khi thiếu vitamin C, da trở nên khô ráp, mất độ đàn hồi và xuất hiện nhiều nếp nhăn sớm hơn. Đồng thời, khả năng tự bảo vệ của da trước tác nhân gây hại từ môi trường, như tia UV, cũng giảm sút, làm tăng nguy cơ lão hóa.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C
Thiếu hụt vitamin C có thể khiến da mặt bị lão hóa

Sưng và chảy máu nướu răng

Nướu sưng, đỏ và chảy máu là một triệu chứng điển hình khác của tình trạng thiếu vitamin C. Xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, cấu trúc mạch máu trở nên yếu đi, dẫn đến tình trạng dễ bị chảy máu. Đồng thời, mô nướu suy yếu và trở nên dễ viêm nhiễm.

Ở những trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng, nướu có thể chuyển sang màu tím sẫm và thậm chí bắt đầu hoại tử. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có nguy cơ dẫn đến rụng răng do suy yếu ngà răng và giảm sự bám dính của răng vào mô nướu.

Loãng khớp

Collagen không chỉ cần thiết cho da mà còn đóng vai trò cấu trúc quan trọng trong sụn và xương. Sự thiếu hụt vitamin C làm giảm khả năng tổng hợp collagen, dẫn đến loãng khớp, đau khớp và giảm mật độ xương. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở người cao tuổi, làm tăng nguy cơ gãy xương.

Da, tóc khô

Sự thay đổi từ mái tóc khỏe mạnh sang tóc khô, xơ có thể là tín hiệu cảnh báo cơ thể không nhận đủ lượng vitamin C cần thiết cùng các dưỡng chất quan trọng khác. Vitamin C đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe tóc, nhưng do tóc không thuộc nhóm mô ưu tiên của cơ thể, lượng vitamin C bị giới hạn khi nguồn cung cấp không đủ. Điều này dẫn đến tình trạng tóc khô, yếu và dễ gãy rụng.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C
Da tóc khô xơ cũng là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C

Ngoài ra, vitamin C còn tham gia vào quá trình hấp thụ sắt – một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe của móng tay và tóc. Thiếu sắt có thể gây móng tay giòn, dễ gãy, xuất hiện vết lõm, tóc mọc chậm, hoặc rụng nhiều.

Chân bị phù

Phù chân do thiếu vitamin C là hậu quả của việc suy yếu các mạch máu nhỏ và mô liên kết. Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm và suy giảm tuần hoàn máu.

Nhiễm trùng

Vitamin C hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của bạch cầu và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Thiếu hụt vitamin C khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, lâu lành vết thương và suy giảm sức đề kháng.

Thiếu máu

Vitamin C giúp hấp thụ sắt, một trong những khoáng chất tạo nên hồng cầu. Khi cơ thể không có đủ vitamin C, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt và dẫn đến thiếu máu.

Các triệu chứng và dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C
Thiếu máu cũng là một triệu chứng của thiếu vitamin C

Co giật, vàng da

Thiếu vitamin C kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng như co giật. Ngoài ra, sự thiếu hụt này cũng có thể gây ra các rối loạn chuyển hóa, làm tích tụ bilirubin trong cơ thể, dẫn đến vàng da. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần được can thiệp kịp thời.

Thiếu hụt vitamin C sẽ gây ra những bệnh gì đối với cơ thể?

Khi nói đến việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, các chất dinh dưỡng và khoáng chất luôn đóng một vai trò quan trọng. Đặc biệt, Vitamin C là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất đối với hoạt động lành mạnh của cơ thể chúng ta. Bên cạnh việc chịu trách nhiệm cho sự hình thành collagen thích hợp trong cơ thể, nó còn quan trọng đối với sự phát triển của xương, mạch máu và chữa lành vết thương. Đây là lý do tại sao thiếu Vitamin C có thể dẫn đến nhiều bệnh, có thể gây ra các biến chứng khác như:

Bệnh scorbut

Bệnh scorbut là căn bệnh nổi bật nhất liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin C. Triệu chứng điển hình bao gồm bầm tím, chảy máu nướu răng, yếu, mệt mỏi, phát ban và nhiều tình trạng khác.

Các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể bao gồm mệt mỏi không rõ nguyên nhân, chán ăn, cáu kỉnh và đau khớp. Nếu không được điều trị, nó cũng có thể gây thiếu máu, viêm nướu, xuất huyết da,...

Thiếu hụt vitamin C sẽ gây ra những bệnh gì đối với cơ thể?
Bệnh scorbut là căn bệnh nổi bật nhất liên quan đến tình trạng thiếu hụt vitamin C

Cường giáp

Tình trạng thiếu hụt vitamin C kéo dài có thể dẫn đến việc tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone, gây cường giáp và khiến Cô Chú, Anh Chị gặp các triệu chứng như sụt cân không chủ ý, hồi hộp, tăng cảm giác thèm ăn, lo lắng, run rẩy, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ…

Thiếu máu

Như đã chia sẻ ở trên, vitamin C có khả năng giúp hấp thụ sắt, rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh như thiếu máu, là hậu quả của việc giảm số lượng hoặc chất lượng hồng cầu trong cơ thể. Các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, xanh xao, khó thở, chóng mặt, sụt cân…

Chảy máu nướu răng

Khi nói đến sức khỏe răng miệng, Vitamin C cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ giúp răng chắc khỏe mà còn bảo vệ nướu. Do đó, thiếu Vitamin C có thể dẫn đến chảy máu nướu và bệnh nướu răng.

Thừa vitamin C có sao không?

Đối với người lớn, lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày dao động từ 65 đến 90 mg, với giới hạn tối đa an toàn là 2.000 mg mỗi ngày. Lượng vitamin C này có thể dễ dàng được cung cấp thông qua chế độ ăn uống cân bằng với các thực phẩm như trái cây họ cam quýt, ớt chuông, dâu tây và rau xanh.

Với một chế độ ăn uống cân đối, phần lớn mọi người đều có thể đáp ứng được nhu cầu vitamin C hàng ngày mà không cần bổ sung thực phẩm chức năng. Tuy nhiên nếu bổ sung liều cao vượt mức giới hạn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Tiêu chảy

  • Buồn nôn

  • Nôn mửa

  • Ợ nóng

  • Đau bụng

  • Đau đầu.

Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin C

Tình trạng thiếu vitamin C cần được giải quyết bằng cách tiếp cận toàn diện, tập trung vào chế độ ăn uống, bổ sung vi chất và can thiệp y tế nếu cần thiết. Việc điều trị kịp thời không chỉ giảm thiểu triệu chứng mà còn giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C

Cách tự nhiên và hiệu quả nhất để điều trị tình trạng thiếu vitamin C là tăng cường thực phẩm giàu vitamin C. Một số nguồn tự nhiên như cam, chanh, bưởi, dâu tây, việt quất, mâm xôi, ớt chuông, bông cải xanh và rau bina. Ngoài ra còn có các loại trái cây khác như kiwi, xoài, đu đủ và dứa. Bổ sung nhiều loại thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày sẽ đảm bảo cung cấp đủ vitamin C.

Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin C
Bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, việt quất

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn giàu trái cây, rau củ, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt không chỉ ngăn ngừa thiếu vitamin C mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể. Tránh thực phẩm chế biến sẵn và ưu tiên thực phẩm tươi sống.

Có phương pháp chế biến hợp lý

Vitamin C dễ bị mất đi trong quá trình nấu nướng. Nên để giữ nguyên hàm lượng, hãy cân nhắc ăn trái cây và rau sống bất cứ khi nào có thể. Sử dụng các phương pháp nấu ăn giữ lại chất dinh dưỡng, chẳng hạn như hấp, lò vi sóng hoặc xào, thay vì luộc.

Lựa chọn thực phẩm bổ sung thích hợp

Đối với những người không thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của mình chỉ thông qua chế độ ăn uống, thì thực phẩm bổ sung có thể là giải pháp hiệu quả. Thực phẩm bổ sung vitamin C có nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, viên nhai và bột. Điều quan trọng là phải tuân theo hướng dẫn về liều lượng và tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ bổ sung nào, đặc biệt là đối với những người có tình trạng sức khỏe từ trước.

Việc bổ sung cần được thực hiện đúng liều lượng, thường trong khoảng 65–90 mg/ngày đối với người lớn, không vượt quá giới hạn an toàn là 2.000 mg/ngày. Người có bệnh lý nền hoặc phụ nữ mang thai cần tham vấn bác sĩ để lựa chọn liều lượng phù hợp.

Điều trị y tế

Với các trường hợp thiếu hụt nghiêm trọng như bệnh scorbut, cần dùng liều cao vitamin C qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Các triệu chứng có thể cải thiện trong vòng 24 – 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị và hồi phục hoàn toàn sau vài tuần.

Thay đổi lối sống

Nên hạn chế uống rượu để cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ thiếu hụt vitamin C. Ngoài ra, nên bỏ hút thuốc lá vì hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin C và gây stress oxy hóa, nên bỏ thuốc lá là bước quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin C.

Thiếu vitamin C nên ăn gì, uống gì?

Vitamin C là vi chất thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản xuất hoặc lưu trữ, vì vậy việc bổ sung qua chế độ ăn uống là rất quan trọng. Khi bị thiếu vitamin C, bạn cần tập trung vào các nguồn thực phẩm và đồ uống giàu vitamin C, đồng thời kết hợp phương pháp chế biến phù hợp để tối ưu hóa khả năng hấp thụ:

Thực phẩm giàu vitamin C nên ăn

  • Trái cây họ cam quýt gồm cam, chanh, quýt bưởi với Hàm lượng vitamin C tiêu biểu trong một quả cam trung bình là khoảng 70 mg vitamin C, đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu hàng ngày cho người lớn.

  • Kiwi, dâu tây, đu đủ, xoài và dứa, vừa giàu vitamin C vừa chứa enzyme hỗ trợ tiêu hóa.

  • Rau củ giàu vitamin C gồm ớt chuông, bông cải xanh, cải bó xôi và khoai tây.

Đồ uống giàu Vitamin C

  • Nước ép trái cây tươi: Ép cam, chanh, hoặc bưởi tươi để bảo toàn hàm lượng vitamin C. Một ly nước ép cam (240 ml) chứa khoảng 120 mg vitamin C. Nước ép kiwi hoặc đu đủ cũng là lựa chọn tuyệt vời.

  • Sinh tố trái cây: Kết hợp nhiều loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, cam, và xoài để tăng hàm lượng vi chất. Có thể thêm rau xanh như cải bó xôi để tăng cường dinh dưỡng.

  • Trà thảo mộc: Trà hoa hồng khô (rosehip tea) là một nguồn vitamin C tự nhiên, bổ sung thêm chất chống oxy hóa.

Bổ sung Vitamin C qua thực phẩm chức năng

  • Viên bổ sung: Dành cho người không thể đáp ứng nhu cầu vitamin C qua thực phẩm.

  • Dạng sủi bọt: Dễ hấp thụ và hỗ trợ bổ sung nhanh chóng, đặc biệt trong trường hợp mệt mỏi hoặc thiếu hụt nghiêm trọng.

Thiếu vitamin C nên ăn gì, uống gì?
Bổ sung vitamin C dạng viên uống nếu không hấp thu từ thực phẩm được

Vitamin C và sức khỏe nướu

Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nướu nhờ vào khả năng hỗ trợ tổng hợp collagen, hoạt động chống oxy hóa mạnh mẽ và tăng cường miễn dịch. Collagen là thành phần cấu trúc chính của mô nướu, giúp duy trì độ bền và liên kết chặt chẽ giữa nướu và răng. Khi cơ thể thiếu vitamin C, quá trình sản sinh collagen bị ảnh hưởng, dẫn đến nướu yếu, sưng viêm, dễ chảy máu, thậm chí gây viêm nha chu hoặc mất răng trong trường hợp nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa, bảo vệ mô nướu khỏi tổn thương do gốc tự do và stress oxy hóa, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và thoái hóa mô nướu. Ngoài ra, vitamin C còn tăng cường hệ miễn dịch bằng cách thúc đẩy hoạt động của bạch cầu, giúp kiểm soát vi khuẩn miệng và giảm nguy cơ nhiễm trùng nướu.

Vitamin C và sức khỏe nướu
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nướu

Để duy trì sức khỏe nướu, cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, kiwi, dâu tây, ớt chuông và bông cải xanh. Đối với những người khó đảm bảo lượng vitamin C qua chế độ ăn, có thể sử dụng thực phẩm bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cũng là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ nướu lâu dài.

Sau khi trồng răng Implant, quá trình lành thương có nên bổ sung vitamin C không?

Sau khi trồng răng Implant, việc bổ sung vitamin C là rất cần thiết để hỗ trợ quá trình lành thương và đảm bảo sự tích hợp chắc chắn giữa trụ Implant và xương hàm. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất collagen – một loại protein thiết yếu giúp tái tạo mô mềm và mô liên kết xung quanh khu vực cấy ghép. Collagen không chỉ giúp vết thương mau lành mà còn cải thiện độ bền của nướu, góp phần bảo vệ trụ Implant.

Bên cạnh đó, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mô khỏi các tổn thương do gốc tự do và giảm viêm tại khu vực phẫu thuật. Đồng thời, nó còn hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng sau phẫu thuật.

Để bổ sung vitamin C sau khi trồng răng Implant, Cô Chú, Anh Chị có thể ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, kiwi, ớt chuông, dâu tây hoặc sử dụng thực phẩm bổ sung dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, cần tránh các loại trái cây có tính axit cao ngay sau phẫu thuật, vì chúng có thể gây kích ứng vùng nướu. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp tối ưu hóa quá trình hồi phục và đảm bảo kết quả lâu dài.

Bổ sung vitamin C bao nhiêu là đủ?

Lượng vitamin C cần bổ sung mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và nhu cầu cá nhân. Dưới đây là khuyến nghị lượng vitamin C hàng ngày (RDA - Recommended Dietary Allowance) từ các tổ chức y tế:

  1. Người trưởng thành từ 19 tuổi trở lên

  • Nam giới: 90mg/ngày

  • Nữ giới: 75mg/ngày

  1. Với phụ nữ mang thai và cho con bú, lượng này tăng lên lần lượt là 85 mg và 120 mg mỗi ngày.

  2. Trẻ em:

  • 1 – 3 tuổi: 15 mg/ngày.

  • 4 – 8 tuổi: 25 mg/ngày.

  • 9 – 13 tuổi: 45 mg/ngày.

  1. Người hút thuốc có thể cần bổ sung thêm 35 mg vitamin C ngoài mức RDA do hút thuốc làm giảm nồng độ vitamin C trong cơ thể.

Mức dung nạp tối đa (UL) đối với vitamin C là 2.000 mg mỗi ngày. Đây là mức dung nạp hàng ngày tối đa mà không gây hại cho sức khỏe. Việc dùng vitamin C vượt quá 2.000 mg có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng và khó tiêu. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt, như dưới sự giám sát y tế hoặc trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát, liều lượng vitamin C cao hơn UL có thể được sử dụng.

Vì vậy, việc duy trì mức vitamin C trong phạm vi khuyến nghị là rất quan trọng để tối ưu hóa sức khỏe mà không gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

Một số câu hỏi về vitamin C

Vì sao cần sử dụng các loại thực phẩm bổ sung Vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày?

Việc bổ sung Vitamin C trong khẩu phần ăn hàng ngày là cần thiết vì cơ thể không thể tự sản xuất Vitamin C và cũng không thể lưu trữ nó lâu dài. Do đó, chúng ta phải cung cấp vitamin này từ thực phẩm hoặc bổ sung hàng ngày để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng Vitamin C cần thiết.

Vitamin C là một vi chất dinh dưỡng tan trong nước và có thời gian tồn tại ngắn trong cơ thể. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ đào thải Vitamin C dư thừa qua nước tiểu, và nếu không được cung cấp thường xuyên, cơ thể có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt. Hơn nữa, việc bổ sung Vitamin C qua chế độ ăn uống hàng ngày giúp nâng cao sức đề kháng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, vitamin C không chỉ có vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch mà còn là chất chống oxy hóa vô cùng cần thiết.

Vì vậy, bổ sung Vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày là một biện pháp thiết yếu để ngăn ngừa thiếu hụt, duy trì sức khỏe tốt và hỗ trợ các chức năng sinh lý của cơ thể.

Những đối tượng nên sử dụng vitamin C Acid ascorbic

  • Người thường xuyên hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nhu cầu vitamin C của cơ thể, vì chất nicotine và các hóa chất trong thuốc lá có thể làm tăng stress oxy hóa và phá hủy vitamin C trong cơ thể. Do đó, những người hút thuốc thường cần bổ sung vitamin C để bù đắp cho sự hao hụt này.

  • Người mắc các bệnh mãn tính: Các bệnh như ung thư, bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường có thể làm giảm mức vitamin C trong cơ thể. Việc bổ sung vitamin C có thể hỗ trợ phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trong giai đoạn này, nhu cầu vitamin C tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và duy trì sức khỏe của người mẹ. Thiếu vitamin C có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khỏe nướu răng của mẹ.

  • Người có vấn đề về hấp thụ chất dinh dưỡng: Những người bị các bệnh tiêu hóa như bệnh Celiac, bệnh Crohn hoặc người đã phẫu thuật cắt dạ dày có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin C từ thực phẩm và cần bổ sung từ nguồn bên ngoài.

  • Người đang hồi phục sau phẫu thuật hoặc chấn thương: Vitamin C là yếu tố quan trọng trong quá trình lành vết thương và tái tạo mô, do đó, những người vừa trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương có thể cần bổ sung vitamin C để hỗ trợ quá trình phục hồi.

Một số loại thuốc có tương tác với vitamin C cần chú ý

  • Thuốc chống đông máu (Coumadin, Warfarin): Vitamin C liều cao có thể làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.

  • Thuốc trị ung thư: Liều cao vitamin C có thể làm giảm hiệu quả của điều trị hóa trị liệu.

  • Thuốc điều trị nhiễm trùng (Kháng sinh): Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh.

  • Thuốc lợi tiểu: Vitamin C có thể làm tăng khả năng thải natri của cơ thể, ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc lợi tiểu.

Tại sao thiếu vitamin C gây chảy máu chân răng

Vitamin C là thành phần quan trọng trong việc sản xuất collagen, một protein cấu trúc giúp duy trì độ bền của mạch máu và mô nướu. Khi thiếu vitamin C, collagen không được sản xuất đầy đủ, dẫn đến việc mạch máu bị yếu và dễ vỡ. Điều này làm tăng khả năng chảy máu nướu và gây viêm nướu, một dấu hiệu điển hình của bệnh scorbut.

Nên uống vitamin C vào thời điểm nào?

Vitamin C có thể được uống vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, tuy nhiên, để tăng cường khả năng hấp thu và tránh làm dạ dày khó chịu, tốt nhất nên uống vào buổi sáng cùng với bữa ăn. Nếu sử dụng vitamin C dạng viên bổ sung, nên chia nhỏ liều dùng nếu dùng liều cao để cơ thể hấp thụ tốt hơn và tránh các tác dụng phụ như tiêu chảy.

Nên bổ sung vitamin C trong bao lâu?

Thời gian bổ sung vitamin C phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng thiếu hụt của cơ thể. Đối với những người thiếu vitamin C do chế độ ăn uống không cân bằng, việc bổ sung nên kéo dài cho đến khi cơ thể đã ổn định và được bác sĩ khuyến cáo dừng. Đối với các trường hợp đặc biệt như mang thai, bệnh lý hoặc hồi phục sau phẫu thuật, bổ sung có thể kéo dài lâu dài theo chỉ định của bác sĩ.

Làm thế nào tôi có thể kết hợp nhiều Vitamin C vào chế độ ăn uống của mình để có sức khỏe răng miệng tốt hơn?

Để cải thiện sức khỏe răng miệng và bổ sung vitamin C vào chế độ ăn uống, Cô Chú, Anh Chị có thể kết hợp nhiều loại trái cây và rau quả giàu vitamin C vào bữa ăn và đồ ăn nhẹ hàng ngày.

Thông qua bài viết trên, Cô Chú, Anh Chị có thể nhận thấy rằng, vitamin C là một vi chất quan trọng giúp duy trì sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Việc bổ sung đủ vitamin C từ thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ hoặc thực phẩm bổ sung không chỉ hỗ trợ sự phát triển và bảo vệ nướu răng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện làn da. Đảm bảo chế độ ăn giàu vitamin C mỗi ngày là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để duy trì sức khỏe lâu dài.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner