

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
- Chảy máu chân răng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
- Nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng
- Chảy máu chân răng do thiếu chất
- Chảy máu chân răng do bệnh khác
- Chảy máu chân răng do thói quen xấu
- Chảy máu chân răng do chấn thương răng
- Thường xuyên bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
- Hậu quả của chảy máu chân răng đối với sức khỏe răng miệng
- Cách cầm máu khi bị chảy máu chân răng
- Chảy máu chân răng không ngừng, cần phải xử trí như thế nào?
- Cần phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu răng?
- Tài liệu tham khảo
- Báo chí nói gì về Dr. Care Implant Clinic
Chảy máu chân răng hay còn gọi là xuất huyết chân răng là tình trạng chân răng chảy máu liên tục trong thời gian dài. Nếu không được điều trị kịp thời, chân răng chảy máu có thể gặp nhiều hậu quả nghiêm trọng như tụt lợi, mất răng vĩnh viễn, tiêu xương.
Tình trạng chảy máu chân răng có thể gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Tùy vào sức đề kháng của cơ thể mà bệnh lý này tiến triển nhanh hay chậm. Vậy, đâu là nguyên nhân và cách điều trị triệt để tình trạng chảy máu chân răng?
Chảy máu chân răng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi, nướu khi ăn uống hay đánh răng. Chảy máu chân răng thường kéo theo tình trạng hôi miệng, sưng nướu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nướu hoặc một số vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,….
Chảy máu chân răng hay chảy máu lợi là một trong những bệnh lý răng miệng hay gặp phải hàng ngày. Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe răng miệng.
Nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là một dấu hiệu điển hình của viêm nướu. Khi bị sưng viêm, niêm mạc vùng nướu sẽ trở lên nhạy cảm và dễ bị vỡ các mạch máu nhỏ bên dưới gây chảy máu. Chảy máu chân răng là tình trạng răng miệng thường gặp, xảy ra sau khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa, ăn thức ăn cứng hoặc nếu tình trạng nặng sẽ chảy máu cả ngay khi không có bất kì tác động gì.
Viêm nướu
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu chân răng và viêm lợi (Viêm nướu) là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nướu hay lợi là tập hợp các mô mềm bảo vệ và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Viêm nướu là nguyên nhân hàng đầu gây nên xuất huyết tại chân răng. Các mảng bám còn sót lại ở chân răng do chải răng không đúng cách là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển. Sau đó, vi khuẩn tấn công vào vùng nướu quanh chân răng gây nên sưng đỏ và chảy máu.
Ngoài ra vệ sinh răng miệng kém, chải răng không đúng cách khiến lợi bị tổn thương. Việc này lặp lại nhiều lần khiến các mô mềm ở chân răng bị viêm nướu, nhiễm trùng, rất khó phục hồi như ban đầu.
Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng thường gặp. Các dấu hiệu viêm nha chu dễ nhận biết đó là chảy máu chân răng, chảy máu ở lợi, sưng nướu,....Không chỉ thế, bệnh lý này cũng dễ khiến răng bị mất vĩnh viễn.
Áp xe chân răng
Biểu hiện thường gặp nhất của áp xe chân răng là chảy máu ở vùng chân răng. Nguyên nhân gây áp xe chân răng răng là do răng bị vỡ, viêm hốc răng không được điều trị triệt để. Tình trạng này nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới vỡ răng, thủng răng khiến vi khuẩn xâm nhập vào chân răng và gây ra những ổ mủ, áp xe.

Răng mọc lệch, khấp khểnh
Răng mọc lệch, khấp khểnh khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Theo đó, quá trình ăn nhai thức ăn thừa sẽ bị mắc kẹt lại ở kẽ răng. Lâu dần, mảng bám tích tụ dẫn đến viêm nhiễm, chảy máu chân răng.
Sưng mộng răng
Sưng mộng răng là tình trạng nướu bị viêm nhiễm do tác động của các tác nhân gây hại trong miệng. Khi miệng bị tấn công bởi vi khuẩn, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại. Kết quả là nướu sưng lên, phình to, và có thể xuất hiện ổ mủ dưới chân nướu, gây ra đau nhức.
Tụt lợi chảy máu chân răng
Tụt lợi chảy máu chân răng là dấu hiệu của bệnh lý tụt lợi. Tụt lợi xảy ra khi phần lợi bảo vệ chân răng tụt xuống xuống răng phía dưới khiến phần thân răng bị hở ra, lớp men răng mất đi gây đau buốt, ê nhức. Tụt lợi sẽ gây ra tình trạng chảy máu chân răng, sưng viêm lợi và hôi miệng,
Chảy máu chân răng sâu
Chảy máu chân răng sâu là tình trạng nướu và chân răng bị tổn thương. Chân răng trở nên yếu đi, xuất hiện tình trạng chảy máu. Nếu không kịp thời xử lý răng sâu sẽ dễ bị hoại tử tủy, thậm chí là có nguy cơ mất răng.
Răng bị nứt
Khi răng bị nứt không được điều trị thì vết nứt sẽ ngày càng lớn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vi khuẩn tấn công các dây thần kinh bên dưới chân răng gây nên tình trạng nhiễm trùng, sốt, sưng nướu, hôi miệng,...
Ung thư khoang miệng
Khi bị ung thư khoang miệng, các tế bào bạch cầu được sản xuất quá nhiều, gia tăng bất thường làm cho tủy xương và máu bị quá tải. Tế bào hồng cầu và tiểu cầu bị giảm sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết, trong đó có chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng do thiếu chất
Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Vậy cụ thể, khi bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Thiếu vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể. Nếu thiếu vitamin C sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tân tạo sợi collagen có chứa trong các mao mạch, mô liên kết và mô xương. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh scorbut, nướu răng mất đi tính đàn hồi và gây viêm loét, dễ chảy máu chân răng.
Những thực phẩm chứa vitamin C cần bổ sung cho cơ thể như: cam, chanh, bưởi, cà rốt, cà chua, ớt chuông, quả mọng……
Thiếu vitamin K
Vitamin K giúp thúc đẩy quá trình đông máu, tăng cường khả năng cầm máu. Vì thế, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn đến máu bị loãng, dễ chảy máu, nhất là chảy máu chân răng. Mô nướu trong khoang miệng khá nhạy cảm, chỉ cần tác động nhẹ cũng bị tổn thương, tạo ra vết xây xước quanh chân răng, dẫn tới chảy máu.
Những thực phẩm chứa vitamin K cần bổ sung cho cơ thể như: rau cải xanh, bắp cải, bơ thực vật,thịt gà, gan bò…
Thiếu canxi
Canxi giúp xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn giúp cầm máu, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết khi tổn thương mạch máu. Do đó, nếu cơ thể thiếu canxi sẽ có nguy cơ làm cho chân răng chảy máu.
Những thực phẩm chứa canxi cần bổ sung cho cơ thể như trứng, sữa, hải sản, thịt gà, cải bó xôi, cà rốt, đậu tương...
Thiếu phospho
Khi thiếu photpho, răng sẽ yếu và dễ lung lay dễ khiến vi khuẩn tấn công chân răng gây viêm nhiễm, chảy máu răng. Để bảo vệ răng và ngăn ngừa tình trạng chảy máu cần cung cấp đủ photpho cho cơ thể
Những thực phẩm chứa phospho cần bổ sung cho cơ thể như sữa, trứng, hải sản, cá, gia cầm, các loại đậu.
Thiếu kẽm
Nếu cơ thể bị thiếu kẽm sẽ khiến quá trình sản sinh collagen ở mao mạch, mô xương và mô liên kết bị ảnh hưởng. Nướu răng sẽ dễ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chảy máu khi ăn nhai hoặc khi chải răng.
Những thực phẩm chứa kẽm cần bổ sung cho cơ thể như hàu, thịt bò, sữa, nấm, các loại hạt...
Chảy máu chân răng do bệnh khác
Không chỉ đơn giản là thiếu hụt chất dinh dưỡng mới dẫn đến chảy máu chân răng, nếu cơ thể mắc những căn bệnh dưới đây cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Chảy máu chân răng do bệnh tiểu đường
Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao dẫn đến lượng đường trong nước bọt quanh răng và dưới nướu cũng tăng. Đây là môi trường lý tưởng khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển. Vi khuẩn kết hợp với thức ăn thừa, mảng bám gây nên hiện tượng viêm nướu, sâu răng, chảy máu chân răng…

Chảy máu chân răng do ung thư máu
Khi bị ung thư máu, các tế bào ung thư phát triển gây xuất huyết trong. Biểu hiện ra bên ngoài là người lúc nào cũng mệt mỏi, dễ nhiễm khuẩn, hay có vết bầm tím, chảy máu chân răng.
Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố thay đổi gây nên hiện tượng sưng, viêm, xuất huyết vùng chân răng. Đặc biệt ở phụ nữ trong quá trình mang thai, cơ thể có sự thay đổi lớn giữa các hoocmon khiến chân răng yếu hơn, vùng mô mềm sưng đỏ và chảy máu.
Bệnh khó đông máu
Người bị bệnh khó đông máu thường bị chảy máu nhiều nơi trên cơ thể như xuất huyết tiêu hóa, tiểu tiện ra máu hoặc chảy máu chân răng. Vì thế cần điều trị bằng cách bù yếu tố đông máu bị thiếu hụt để tránh biến chứng, dẫn đến việc điều trị lâu dài và tốn kém.
Bị sốt xuất huyết
Khi bị sốt xuất huyết sẽ gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Nguyên nhân là do tác động tiêu cực của virus Dengue làm rối loạn chức năng tiểu cầu khiến số lượng tiểu cầu trong máu bị giảm. Từ đó gây ra những tổn thương ở mạch máu và mạch bạch huyết. Ngoài chảy máu chân răng còn có thể gây chảy máu cam, xuất huyết ở da, thậm chí là đường tiêu hóa.
Bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand
Bên cạnh tiểu cầu, quá trình đông máu cũng cần sự tham gia của các yếu tố đông máu. Khi mắc bệnh máu khó đông, bệnh Hemophilia hoặc von Willebrand, sẽ dễ chảy máu tại chân răng dù chỉ với 1 vết xước nhỏ do đánh răng hay ăn uống, đặc biệt rất lâu cầm máu.
Chảy máu chân răng do thói quen xấu
Có những trường hợp không mắc phải bất kì bệnh lý nào nhưng vẫn bị chảy máu chân răng do thói quen xấu dưới đây:
Thói quen hút thuốc lá
Răng của những người có thói quen hút thuốc lá thường chứa nhiều mảng bám, thêm các chất có hại trong thuốc lá bám vào, lâu ngày không được vệ sinh đúng cách sẽ gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, chảy máu chân răng, hôi miệng.
Chảy máu chân răng do đánh răng không đúng cách
Vệ sinh răng miệng kém, chải răng không đúng cách khiến lợi bị tổn thương. Việc này lặp lại nhiều lần khiến các mô mềm ở chân răng bị viêm nướu, nhiễm trùng, rất khó phục hồi như ban đầu, ngoài ra còn gây chảy máu chân răng.
Do kỹ thuật dùng chỉ nha khoa
Không phải ai cũng biết cách dùng chỉ nha khoa đúng cách, khoa học. Nếu dùng sai có thể gây mòn chân răng, tổn thương nướu hoặc chảy máu chân răng. Lưu ý khi dùng chỉ nha khoa, không chà xát chỉ quá mạnh, đè lên vùng nướu giữa các kẽ răng….
Thói quen dùng răng cắn vật cứng
Không ăn thực phẩm quá cứng, không dùng răng khui bia, cắn vật cứng vì có nguy cơ gây chảy máu chân răng hoặc răng lung lay, gãy rụng.
Một số lý do khác
Chảy máu chân răng cũng có thể đến từ một số lý do khác như chấn thương, hóa trị ung thư hay phẫu thuật nha khoa
Chảy máu chân răng do chấn thương răng
Chấn thương răng thường gặp ở những người trẻ tuổi. Chấn thương răng thường gặp trong tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông hay tai nạn lao động. Người bị chấn thương răng nhẹ sẽ bị chảy máu chân răng, còn bị nặng sẽ vỡ răng, xô lệch răng, thậm chí bị gãy răng….
Chảy máu chân răng do chấn thương ở lợi, nướu
Khi lợi bị va đập, đánh răng không đúng cách, dùng bàn chải cứng hay dùng chỉ tơ nha khoa quá mạnh,... cũng gây nên chấn thương ở lợi, chảy máu chân răng.
Dùng thuốc làm loãng máu
Thuốc làm loãng màu có khả năng làm chậm quá trình tạo cục máu đông của cơ thể. Do đó, nếu Cô Chú, Anh Chị sử dụng thuốc làm loãng máu có thể gây nên chảy máu chân răng. Lúc này, hiện tượng chảy máu xảy ra trong thời gian dài do tác dụng của thuốc.
Do hóa trị ung thư
Ung thư miệng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm hàng đầu. Một trong những biểu hiện của bệnh này là chảy máu chân răng kéo dài, răng lung lay và hơi thở có mùi. Bên cạnh đó, việc thiếu máu, nhiễm trùng chân răng, ung thư vú cũng khiến chân răng xuất huyết.
Do phẫu thuật nha khoa
Phẫu thuật nha khoa như nhổ răng, phẫu thuật cấy ghép Implant, lấy tủy răng dù tình trạng nặng hay nhẹ cũng sẽ xảy ra tình trạng chảy máu chân răng. Phải cần thời gian để phục hồi và tình trạng chảy máu sẽ giảm dần.
Đặc biệt, những trường hợp sau khi trồng răng Implant có chảy máu thì Cô Chú, Anh Chị cũng không cần quá lo lắng. Các bác sĩ sẽ đặt bông gòn vào vị trí rỉ máu, sau đó về nhà chỉ cần chườm lạnh, uống kháng sinh là đủ.
Thường xuyên bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng không phải là bệnh lý răng miệng quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng sẽ tiềm ẩn lâu dài nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, chảy máu răng sẽ nguy hiểm với một số trường hợp như người bị bệnh tim mạch gây nhiễm trùng ngược dòng lên các mạch máu hoặc phụ nữ đang mang thai sẽ dễ gây sinh non….
Hậu quả của chảy máu chân răng đối với sức khỏe răng miệng
Chảy máu chân răng là vùng chân răng bị tổn thương dẫn đến xung huyết, tạo điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển. Hậu quả của chảy máu chân răng là Cô Chú, Anh Chị phải đối mặt với nguy cơ tiêu xương hàm, tụt lợi, mất răng vĩnh viễn.
Hôi miệng
Hôi miệng là biểu hiện hàng đầu của các bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng. Vùng chân răng bị tổn thương dẫn tới xung huyết là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn khiến hơi thở của bệnh nhân có mùi khó chịu, khiến Cô Chú, Anh Chị mặc cảm trong giao tiếp hằng ngày.
Viêm nhiễm kéo dài
Chảy máu chân răng nếu không xử lý triệt để sẽ dẫn đến viêm nhiễm kéo dài. Các mô bao quanh cuống răng bị viêm và sưng, nhiễm trùng lợi nặng. Lâu dần, chân răng có thể bị hư hại dẫn đến tình trạng mất răng.
Tụt lợi, mất răng hàng loạt
Tụt lợi, tiêu xương hàm là những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo nếu Cô Chú, Anh Chị không điều trị dứt điểm tình trạng chảy máu chân răng. Vùng mô mềm bị sưng viêm, xuất hiện dẫn tới hiện tượng tụt lợi.
Phần lợi tụt xuống khiến chân răng lung lay và dần mất đi sự bảo vệ. Từ đó, vi khuẩn có thêm cơ hội tấn công vào chân răng dẫn tới rụng răng, mất răng hàng loạt.
Tiêu xương hàm
Sau khi mất răng, các mô xương hàm không còn được kích thích trong quá trình ăn nhai. Điều này khiến các mô xương giảm dần theo thời gian, từ đó giảm thể tích vùng xương hàm răng bị mất.
Sau từ 3 - 6 tháng, biến chứng tiêu xương hàm bắt đầu xuất hiện. Chỉ sau 1 năm, tỷ lệ tiêu xương hàm là 25%. Tiêu xương hàm không chỉ làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt mà còn khiến răng xô lệch, bệnh nhân bị lão hóa sớm.
Cách cầm máu khi bị chảy máu chân răng
Nếu tình trạng chảy máu chân răng được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị tránh được những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Sau đây là một số cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả được áp dụng hiện nay.
Chườm đá lạnh cầm máu
Chườm một túi nước đá nhỏ hoặc một viên đá bên ngoài bọc khăn áp lên vùng nướu bị sưng, chảy máu. Cách này sẽ làm dịu vết thương, giảm đau và sưng và cầm máu hiệu quả
Dùng gạc để cầm máu
Dùng một miếng gạc sạch áp vào cùng chân răng bị rỉ máu cho đến khi máu ngừng chảy. Cách này khá an toàn nhưng nếu những người có hệ miễn dịch yếu thì thời gian cầm máu sẽ lâu hơn
Sử dụng thuốc cầm máu theo chỉ dẫn bác sĩ
Cách tốt nhất để cầm máu là sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc điển hình như Amoxicillin, Metronidazol,… khá hiệu quả, tuy nhiên không được tự tiện mua uống hoặc uống quá liều.
Súc miệng bằng nước ấm
Súc miệng bằng nước ấm giúp làm sạch chân răng, giảm vi khuẩn và đẩy nhanh thời gian lành vết thương. Lặp lại điều này nhiều lần trong ngày giúp giảm viêm nướu và ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả.
Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách
Dùng chỉ nha khoa đúng cách, nhẹ nhàng sẽ giúp bảo vệ nướu, ngăn ngừa chảy máu chân răng. Hoặc Cô Chú, Anh Chị có thể thay thế chỉ nha khoa bằng tăm nước để làm sạch kẽ răng trước khi đánh răng.
Tránh sử dụng thuốc lá
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo về việc hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể là khiến nướu tổn thương, suy giảm khả năng chống lại vi khuẩn bám vào nướu, dễ gây chảy máu chân răng.
Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Cô Chú, Anh Chị nên có chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung khoáng chất có lợi, vitamin, chất xơ và canxi giúp răng chắc khỏe.
Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ; hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia,... Nhóm thực phẩm này không chỉ làm mòn men răng mà còn gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tiểu đường, mỡ máu cao, …
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Cô Chú, Anh Chị cần chú ý hơn tới quá trình vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Cô Chú, Anh Chị cần duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày vào sáng và tối. Sau mỗi bữa ăn nên sử dụng thêm chỉ nha hoặc tăm nước để làm sạch bề mặt răng. Cuối cùng, Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn có hại, giữ cho hơi thở được thơm tho.
Cô Chú, Anh Chị nên tới Nha khoa để lấy cao răng từ 3 - 6 tháng/ lần. Quá trình thăm khám tại Nha khoa còn giúp Cô Chú, Anh Chị biết được tình trạng sức khỏe răng miệng và kịp thời điều trị bệnh lý ngay khi mới xuất hiện.
Điều trị triệt để tình trạng chảy máu chân răng tại Nha khoa
Nếu bị chảy máu chân răng thường xuyên thì cách khắc phục tốt nhất Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám tại các địa chỉ nha khoa, bệnh viện chuyên về răng hàm mặt.
Tại đây, Bác sĩ thực hiện khám tổng quát vị trí răng bị chảy máu, chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Sau đó, Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị chảy máu chân răng cho từng bệnh nhân tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Cô Chú, Anh Chị khi thăm khám tại Nha khoa sẽ có danh sách thuốc sử dụng và phải uống đúng thời gian, liều lượng. Cùng với đó, Nha khoa sẽ tư vấn cho Cô Chú, Anh Chị cách chăm sóc răng miệng tốt nhất.
Chảy máu chân răng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang suy giảm, gây nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tạo tâm lý tự ti khi giao tiếp ở nơi đông người. Vì vậy, điều trị chảy máu ở chân răng càng sớm càng tốt là việc vô cùng cần thiết nhằm hạn chế các diễn biến trầm trọng của bệnh, phục hồi chức năng của các mô mềm và khả năng ăn nhai của răng.
Lưu ý, khi điều trị, Cô Chú, Anh Chị cần lựa chọn các địa chỉ nha khoa uy tín, có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Chảy máu chân răng không ngừng, cần phải xử trí như thế nào?
Chảy máu chân răng không ngừng sẽ gây khó chịu, hôi miệng, mất thẩm mỹ, thậm chí còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, cần có cách xử trí càng sớm càng tốt:
Xác định nguyên nhân gây chảy máu răng
Khi bị chảy máu chân răng, cần sớm xác định nguyên nhân để có hướng xử lý phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở chân răng như vệ sinh răng miệng kém, chải răng không đúng cách gây chảy máu nướu răng khi đánh răng, thiếu vitamin C, vitamin K và canxi. Ngoài ra, chảy máu nướu cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh toàn thân như tiểu đường, ung thư máu, xuất huyết giảm tiểu cầu (thường gặp trong sốt Dengue), các bệnh về gan, thận.
Nên làm gì khi chảy máu răng không cầm được
Dùng một miếng gạc sạch, ẩm và áp vào vùng bị ảnh hưởng. Ấn nhẹ miếng gạc tại chỗ cho đến khi máu ngừng chảy.
Chườm một túi nước đá nhỏ, một viên đá để chườm lên vùng nướu bị sưng, chảy máu để làm dịu vết thương, giúp giảm đau và sưng do viêm nướu.
Nước súc miệng kháng khuẩn có thể điều trị và ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Nước súc miệng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm, làm dịu phần nướu bị đau, sưng, hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng khi chúng xảy ra.
Muối có tính sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối giúp giảm viêm nướu và ngăn ngừa chảy máu chân răng hiệu quả.
Nếu chảy máu răng không cầm được, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và có cách xử lý tốt nhất. Tránh tình trạng chảy máu răng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Cần phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng chảy máu nướu răng?
Đây là câu hỏi mà nhiều Cô Chú, Anh Chị thắc mắc. Cách tốt nhất là thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là khâu vệ sinh răng miệng phải thường xuyên, đúng cách.
Mỗi ngày nên đánh răng 2 lần với bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch hiệu quả hơn. Cần thay bàn chải 3-4 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh. Và quan trọng hơn cả là nên đi thăm khám răng định kì để được bác sĩ thông báo tình hình răng miệng cụ thể và chi tiết nhất.
Tài liệu tham khảo
- Bleeding Gums. (2023). Mouthhealthy.org. https://www.mouthhealthy.org/all-topics-a-z/bleeding-gums/
- Bertelsen, R. J., Manuel, A., Rajesh Shigdel, Stein Atle Lie, Lin, H., Francisco Gómez Real, Ringel–Kulka, T., Anne Nordrehaug Åstrøm, & Cecilie Svanes. (2022). Association of oral bacteria with oral hygiene habits and self‐reported gingival bleeding. Journal of Clinical Periodontology, 49(8), 768–781. https://doi.org/10.1111/jcpe.13644
- Mittal, S., Komiyama, M., Ozaki, Y., Hajime Yamakage, Satoh‐Asahara, N., Akihiro Yasoda, Wada, H., Masafumi Funamoto, Shimizu, K., Miyazaki, Y., Yasufumi Katanasaka, Yoichi Sunagawa, Morimoto, T., Takahashi, Y., Nakayama, T., & Hasegawa, K. (2021). Gingival bleeding and pocket depth among smokers and the related changes after short-term smoking cessation. Acta Odontologica Scandinavica, 80(4), 258–263. https://doi.org/10.1080/00016357.2021.1995040
- Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị Vĩnh Viễn (2023) Dr. Care Implant Clinic, drcareimplant.com/chay-mau-chan-rang-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-vinh-vien-59. Truy cập 21 tháng 11 năm 2023.
Báo chí nói gì về Dr. Care Implant Clinic
- Trí, D. (2023). Giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023, nguồn https://dantri.com.vn/suc-khoe/gia-trong-rang-implant-tai-nha-khoa-dr-care-20221028231943231.htm
- Giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care. (2022). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023, nguồn https://thanhnien.vn/gia-trong-rang-implant-tai-nha-khoa-dr-care-1851517120.htm
- Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant tại TP.HCM (2023). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023, nguồn https://suckhoedoisong.vn/nha-khoa-chuyen-sau-trong-rang-implant-tai-tphcm-169230322134844523.htm
- Chọn nha khoa chuyên trồng răng Implant cho người trung niên. (2023). Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023, nguồn https://vnexpress.net/chon-nha-khoa-chuyen-trong-rang-implant-cho-nguoi-trung-nien-3934474.html
- Dr. Care Implant Clinic - Nha Khoa Chuyên Sâu Trồng Răng Implant Tại TP.HCM.aFamily. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2023, nguồn https://afamily.vn/dr-care-implant-clinic-nha-khoa-chuyen-sau-trong-rang-implant-tai-tphcm-20231025182616132.chn.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.