[CHI TIẾT] Ghép xương răng có đau không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Ghép xương răng là kỹ thuật tạo phần xương giả ghép vào phần xương hàm bị tiêu biến với nhiều mục đích khác nhau, phổ biến nhất là đảm bảo khả năng nâng trụ Implant. Nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng quá trình ghép xương răng có đau không. Thực tế, việc ghép xương răng sẽ không đau nhờ tay nghề bác sĩ tốt và các thiết bị hiện đại. 

Ghép xương răng là gì?

Ghép xương răng (Dental Bone Graft) là một thủ thuật nha khoa nhằm bổ sung và tái tạo một hoặc cả phần xương hàm bị tiêu biến sau khi mất răng thời gian dài. Việc này giúp tăng thể tích xương hàm ổn định, đảm bảo đủ điều kiện để tích hợp và nâng đỡ trụ Implant.

Bác sĩ tiến hành tách lợi lộ ra phần xương hàm rồi ghép thêm xương vào trong. Phần xương được ghép này sau một thời gian sẽ kết nối với các mảng xương cũ, phát triển và sản sinh thêm các tế bào xương mới, tích hợp hoàn toàn với xương hàm thành một khối vững chắc.

Ghép xương răng là gì?
Ghép xương răng nhằm bổ sung và tái tạo một hoặc cả phần
xương hàm bị tiêu biến

3 trường hợp cần ghép xương răng?

Ghép xương răng là một kỹ thuật phức tạp. Bác sĩ sẽ phải kiểm tra tình trạng xương hàm và đề xuất ghép xương tùy theo mục đích như trồng răng Implant, ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm,...Phẫu thuật ghép xương hàm được chỉ định trong một số trường hợp như:

  • Ghép xương trước khi cấy ghép Implant: Mật độ và diện tích xương hàm phải đủ tỷ lệ mới có thể tích hợp được trụ Implant. Ngoài ra, trường hợp đủ mật độ xương cấy ghép nhưng chất lượng xương hàm kém, không ổn định thì bác sĩ sẽ yêu cầu cấy ghép. Phẫu thuật ghép xương thường được thực hiện trước khi trồng răng Implant từ 9 - 12 tháng nhằm đảm bảo ổn định tại vùng xương được cấy ghép.

3 trường hợp cần ghép xương răng?
Ghép xương trước khi cấy ghép Implant
  • Trường hợp vừa mất răng hoặc sau khi nhổ răng do các bệnh lý như sâu răng, chấn thương,... để đảm bảo xương hàm không bị tiêu sau này có thể thực hiện ghép xương răng. Việc ghép xương ngay sẽ giúp thời gian thực hiện nhanh hơn và các thao tác đơn giản hơn.

  • Xương hàm bị tiêu do mất răng lâu năm, đây là một hiện tượng tự nhiên. Việc tiêu xương hàm có thể làm khuôn mặt bị biến dạng, lúc này có thể phải cấy ghép xương để cải thiện.

qJFbtADHW0Y

Ghép xương răng có đau không?

Khi tiến hành ghép xương, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ bằng các kỹ thuật gây tê hiện đại như tiêm, bôi, xịt. Do đó, Cô Chú, Anh Chị sẽ không thấy đau đớn, khó chịu trong quá trình tiểu phẫu. Tuy nhiên, do quá trình ghép xương bắt buộc phải xâm lấn vào trong nướu, khoan lỗ trên xương nên sau khi ghép hoàn thành, thuốc tê hết tác dụng thì mọi người sẽ thấy ê nhức. Dù vậy, cảm giác này giảm đáng kể nhờ thuốc giảm đau theo liều lượng của bác sĩ như Efferalgan, Ibuprofen,… kết hợp với việc chườm đá, chườm nóng,...

Như vậy, ghép xương răng có đau không phụ thuộc lớn vào tay nghề bác sĩ và công nghệ, thiết bị hỗ trợ. Bác sĩ có tay nghề cao, sử dụng thiết bị hiện đại thì có thể kiểm soát và giảm cơn đau đến mức thấp nhất.

Ghép xương răng có đau không?
Ghép xương không đau nếu bác sĩ có chuyên môn tốt

>> Xem thêm: Phương pháp trồng răng Implant có đau không

Quy trình ghép xương hàm không đau

Quy trình ghép xương hàm không mất nhiều thời gian, tuy nhiên không phải bác sĩ nào cũng có khả năng thực hiện được. Việc xâm lấn vào cấu trúc hàm đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm để quy trình ghép xương hàm không đau và an toàn.

Quy trình ghép xương hàm không đau
Ghép xương là một quy trình phức tạp, tránh xâm lấn cấu trúc hàm quá mức

Kiểm tra tổng quát

Kiểm tra tổng quát là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám sơ bộ và chụp phim răng tổng thể để xác định Cô Chú, Anh Chị có cần ghép xương hay không. Sau đó bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp.

Sát khuẩn và gây tê

Bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch khoang miệng, nhất là vùng phẫu thuật để tránh nhiễm trùng vết thương. Sau đó, bác sĩ gây tê để giảm cảm giác đau nhức cho Cô Chú, Anh Chị và dễ thực hiện các thao tác tiểu phẫu.

Tiến hành phẫu thuật

Bác sĩ thực hiện mở vạt lợi ở vùng cần ghép xương. Các dụng cụ phẫu thuật đều phải được khử khuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Xương răng nhân tạo đưa vào hàm và cố định lại bằng các vật liệu y khoa. Tế bào xương phải đảm bảo chất lượng, nguồn gốc rõ ràng.

3hwP5MzGr5I

Khâu đóng vạt niêm mạc

Bước cuối cùng là khâu vạt và tạo hình nướu. Hoàn thành xong bác sĩ sẽ sát khuẩn khoang miệng bằng dung dịch vệ sinh. Cô Chú, Anh Chị lưu ý thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ về việc chăm sóc răng miệng và chế độ ăn uống phù hợp giúp vết thương mau lành.

Lưu ý trước và sau khi ghép xương ổ răng

Để đảm bảo ca phẫu thuật ghép răng thành công không chỉ phụ thuộc vào nha khoa mà vai trò của Cô Chú, Anh Chị cũng rất quan trọng. Cô Chú, Anh Chị nên có các bước chuẩn bị trước ca phẫu thuật và lưu ý chăm sóc vết thương sau khi hoàn tất để bảo vệ vết thương tránh nhiễm trùng.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant uy tín tại tphcm

Trước khi ghép xương

Cô Chú, Anh Chị cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn nha khoa ghép xương hàm uy tín. Một nha khoa chuyên sâu với đội ngũ bác sĩ lành nghề, trang thiết bị tối tân không chỉ giúp quá trình ghép xương không đau mà còn đảm bảo chất lượng phẫu thuật, hạn chế các rủi ro trong quá trình thực hiện và các biến chứng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, trước khi tiến hành ghép xương thì Cô Chú, Anh Chị cần phải điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... tránh biến chứng và nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Trước khi ghép xương
Trước khi tiến hành ghép xương thì Cô Chú, Anh Chị cần phải điều trị
dứt điểm các bệnh lý răng miệng

Sau khi ghép xương

Ngày đầu tiên sau khi ghép xương, Cô Chú, Anh Chị cần nghỉ ngơi, hạn chế các vận động mạnh, nói chuyện nhiều. Sử dụng gạc vô trùng cầm máu cho vết thương.

Sau vài ngày, vùng phẫu thuật có hiện tượng sưng tấy khiến mọi người cảm thấy khó chịu. Đây là biểu hiện bình thường nên không cần quá lo lắng. Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện chườm ấm bên ngoài má để lưu thông máu giúp giảm sưng đau.

>> Xem thêm: Chi phí cấy ghép Implant tại nha khoa Dr. Care

Khi vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không đánh răng trực tiếp vào vùng ghép xương trong 1 tuần đầu tiên. Ở các vùng răng bình thường có thể làm sạch bằng bàn chải lông mềm, thao tác nhẹ nhàng, tránh chạm vào vùng ghép xương.

  • Không dùng nước súc miệng trong ngày đầu tiên, những ngày sau nên chọn các loại súc miệng có nồng độ vừa phải để làm sạch khoang miệng mà không gây ảnh hưởng đến vùng tiểu phẫu.

  • Sử dụng chỉ nha khoa nhẹ nhàng lấy thức ăn ở kẽ răng, không dùng tăm nước trong 2 tuần đầu vì có khả năng làm chảy máu vết thương.

  • Không nên ăn các thức ăn cứng, nóng, dai. Việc nhai nhiều sẽ làm tổn thương vùng tiểu phẫu. Thay vào đó, Cô Chú, Anh Chị nên ăn các thức ăn mềm và giàu dinh dưỡng như cháo, súp,...

  • Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác làm chậm quá trình lành thương.

Sau khi ghép xương
Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác làm chậm
quá trình lành thương

Câu hỏi thường gặp khi ghép xương răng?

Có thể thấy ghép xương là một kỹ thuật được thực hiện nhằm giúp kết quả cấy ghép Implant thành công và hiệu quả. Ngoài những thắc mắc liên quan đến các trường hợp cần ghép xương, ghép xương răng có đau không, có rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này. Phần viết này sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp khi ghép răng.

Câu hỏi thường gặp khi ghép xương răng?
Ghép xương là kỹ thuật mới

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng xương hàm

Tiêu chuẩn đánh giá tình trạng xương hàm dựa trên chỉ số HU (Hounsfield) - chỉ số đánh giá độ cứng, chắc của xương. Theo chỉ số HU, xương hàm được chia là 4 cấp độ là D4 - xương loãng (150 HU - 350HU), D3 - xương tốt (350HU - 850 HU), D2 - xương tốt (850HU - 1250HU), D1 - xương đặc biệt (> 1250 HU).

Nếu cấp độ xương ở mức D1 và D4 thì vẫn có thể trồng răng nhưng đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao. Ở mức D2, D3, Cô Chú Anh Chị có thể trồng răng Implant.

>> Xem thêm: Quy trình cấy ghép Implant không đau tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Các kỹ thuật ghép xương

Ghép xương răng là một kỹ thuật mới. Trước đây kỹ thuật này thường lấy xương ở những bộ phận cơ thể khác để ghép. Ngày nay, cùng phải sự phát triển y học, nguồn xương để cấy ghép đa dạng hơn.

  • Ghép xương nhân tạo: Sử dụng những tế bào xương do con người tạo ra để ghép.

  • Ghép xương tự thân: Dùng phần xương ở các bộ phận khác như xương chậu, má, cằm,... để ghép vào xương hàm.

  • Ghép xương dị biệt: Xương từ động vật, xương từ người đã khuất hiến tặng. Tuy nhiên phương pháp này tỷ lệ thành công không cao và chi phí lớn nên rất ít khi được sử dụng.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant

Để hiểu hơn về kỹ thuật ghép xương hàm cùng với phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng bị mất hiệu quả, vui lòng liên hệ Dr. Care Implant Clinic - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM.

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề