Nướu răng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Nướu răng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống răng miệng. Nướu không chỉ che phủ, tạo thẩm mỹ cho vùng miệng mà còn bảo vệ, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp răng miệng khỏe mạnh.

Nướu là gì?

Nướu răng hay còn gọi là lợi, tên tiếng anh là gingiva, là một phần của niêm mạc miệng. Nướu bao bọc quanh xương ổ răng và răng (hàm trên và hàm dưới) trong khoang miệng, ôm sát cổ răng và trải dài từ cổ răng đến đáy hành lang miệng (lằn tiếp hợp niêm mạc di động).

Nướu là gì?

Cấu tạo của nướu răng

Nướu răng bao gồm 8 phần, cụ thể là: nướu rời, nướu dính, rãnh nướu, khe nướu, nướu sừng hóa, đường tiếp nối nướu - niêm mạc, gai nướu và lõm nướu.

1. Nướu viền (nướu tự do hay nướu rời)

Nướu viền còn gọi là nướu rời hay nướu tự do (free gingiva) là phần nướu viền vòng quanh cổ răng, không dính vào răng, có thể tách ra khỏi mặt răng bằng cây thăm dò. Nướu rời rộng khoảng 1 - 1.6mm, 50% nướu rời được ngăn cách với nướu dính bởi “rãnh nướu rời” - đường lõm cạn hình chữ V.

Cấu tạo của nướu răng 

2. Nướu dính

Nướu dính (attached gingiva) có bề rộng 0.5 - 6mm, được giới hạn từ rãnh nướu rời đến phần tiếp giáp giữa nướu và niêm mạc ổ xương răng. Nướu dính màu hồng lấm tấm da cam, không di động, có nhiều bó sợi collagen nên dính chặt vào răng và xương ổ răng, chiếm nhiều diện tích nhất ở vùng răng cửa.

3. Rãnh nướu

Rãnh nướu chỉ hiện diện ở 30 - 40 % người trưởng thành, là đường lõm cạn trên bề mặt nướu phân chia giữa nướu tự do và nướu dính, tương ứng với vị trí đáy khe nướu.

4. Khe nướu

Khe nướu (gingival sulcus) là một rãnh nhỏ hình chữ V là nơi tiếp xúc giữa nướu rời và bề mặt răng, có cấu tạo 2 vách: vách mềm là nướu rời và vách cứng là bề mặt răng. Khe nướu khỏe mạnh có độ sâu 2 - 3mm.

5. Nướu sừng hóa

Nướu sừng hóa là lớp nướu bám gần vào răng nhất, trải dài từ bờ viền nướu đến đường tiếp nối giữa nướu và niêm mạc (gồm cả nướu rời và nướu dính), chiều cao từ 1 - 9mm và tăng dần theo độ tuổi. Những trường hợp răng khểnh, răng nanh, răng cối thường có nướu sừng hóa ngắn.

Nướu sừng hóa

6. Đường tiếp nối nướu và niêm mạc

Đường tiếp nối nướu và niêm mạc là một đường lượn cong hình vỏ sò, nhằm để phân chia nướu sừng hóa và niêm mạc xương ổ răng. Có thể nhận biết đường này bằng cách dùng tay kéo môi hoặc má ra ngoài sẽ thấy niêm mạc xương ổ răng. Chúng có màu đỏ sậm và không có những chấm li ti như da cam.

7. Gai nướu (nhú nướu hay nướu kẽ răng)

Gai nướu là phần nướu ở giữa các khe răng, có hình tháp, giúp lấp đầy khoảng trống giữa các răng. Có 2 loại là gai nướu ngoài và gai nướu trong, được liên kết với nhau bằng yên nướu có độ cong lõm khác nhau.

8. Lõm nướu giữa các răng

Lõm nướu là các rãnh dọc nướu răng, song song với trục dài của các răng kế cận. Vị trí lõm nướu nằm giữa các răng trong vùng nướu dính.

Cấu tạo mô học của nướu răng

Cấu tạo mô học của nướu răng bao gồm các thành phần chính như biểu mô, mô liên kết, mạch máu và thần kinh.

Biểu mô nướu

Biểu mô nướu thuộc loại biểu mô lát tầng bong vảy. Từ viền nướu đến đường tiếp nối nướu và niêm mạc là biểu mô sừng hóa hoặc cận sừng hóa. Mức sừng hóa của nướu giảm theo tuổi và sau giai đoạn mãn kinh.

Biểu mô nướu miệng

Biểu mô nướu miệng là phần biểu mô của nướu ở phía hốc miệng, phủ quanh bề mặt nướu rời và nướu dính.

Biểu mô khe nướu

Biểu mô khe nướu có cấu trúc tương tự biểu mô nướu miệng, trừ một số tế bào bề mặt có thể không sừng hóa hoàn toàn. Loại biểu mô này có tính thấm ít hơn so với biểu mô kết nối và thường không bị nhiễm bạch cầu.

Biểu mô nướu

Biểu mô kết nối (biểu mô bám dính)

Biểu mô kết nối thường trải dài từ đáy khe nướu đến đường nối men - xê - măng không vượt quá 2 - 3mm. Sự bám dính của biểu mô kết nối vào răng tương tự sự bám dính giữa biểu mô và mô liên kết ở da hoặc ở các bề mặt khác trong cơ thể, với tốc độ thay thế tế bào rất cao.

Mô liên kết

Tương tự như các mô khác trong cơ thể, mô liên kết nướu gồm: tế bào, sợi, chất căn bản và hệ thống mạch máu, thần kinh.

Tế bào

Các tế bào chính gồm nguyên bào sợi và tế bào sợi chiếm số lượng lớn. Các tế bào phụ như trình diện kháng nguyên, tiểu cầu, tế bào nội mạc. Số lượng tế bào giảm theo tuổi của cá thể và ở tại các vùng giảm chức năng.

Sợi

Chủ yếu là collagen và elastin tập trung thành bó và xếp theo hướng, góp phần tạo thành bám dính liên kết nâng đỡ biểu mô kết nối, giữ nướu dính ổn định quanh răng và quanh xương ổ răng, gắn kết gồm ba nhóm chính: nhóm nướu, nhóm vòng, nhóm ngang vách.

Tuần hoàn máu ở nướu

Xuất phát từ ba nguồn: Các mạch máu trên màng xương, mạch máu của dây chằng nha chu và các tiểu động mạch tạo nên mạng lưới tuần hoàn nuôi dưỡng nướu.

Tuần hoàn máu ở nướu

Tuần hoàn bạch huyết ở nướu

Sự dẫn lưu bạch huyết bắt đầu từ các mạch bạch huyết ở nhú mô liên kết nướu đưa vào hệ thống thu hồi ngoài màng xương và kế đó vào các hạch vùng, đặc biệt là nhóm hạch dưới hàm.

Phân bố thần kinh ở nướu

Thần kinh ở nướu là những sợi thần kinh chi phối các cảm giác nhiệt, xúc giác; thuộc các dây thần kinh V2, V3.

Đối với hàm trên

Dây thần kinh dưới ổ mắt phân phối cho nướu ở mặt ngoài của răng cửa, răng nanh, răng cối nhỏ hàm trên; vùng răng cối lớn hàm trên do dây thần kinh răng sau chi phối. Thần kinh khẩu cái lớn chi phối niêm mạc khẩu cái; vùng sâu răng cửa do thần kinh mũi - khẩu cái chi phối.

Đối với hàm dưới

Nhánh dây thần kinh dưới lưỡi phân phối cho nướu mặt trong hàm dưới. Thần kinh cằm phân phối cho nướu mặt ngoài của răng cửa và răng cối nhỏ. Còn lại nướu mặt ngoài răng cối lớn do thần kinh miệng chi phối.

Khả năng tái tạo và phục hồi của mô nướu

Mô nướu có khả năng tái tạo và phục hồi nhanh nhờ sự đổi mới cao của các thành phần biểu mô và mô liên kết ở nướu.

Tốc độ chuyển đổi và khả năng hồi phục của nướu

Tốc độ chuyển đổi và khả năng hồi phục của nướu

Biểu mô bám dính sau khi bị thương tổn sẽ tăng sinh, đi kèm với sự bong tróc và tiến triển từ phía chóp lên phía bờ nướu. Tốc độ thay thế của biểu mô diễn ra nhanh chóng 5 - 7 ngày.

Đối với biểu mô kết nối, nếu bị lấy đi bằng thủ thuật cắt bỏ nướu, thì biểu mô kết nối hoàn toàn mới sẽ mọc lên trong 2 tuần, tốc độ thay thế cao hơn biểu mô miệng.

Khả năng đổi mới và hồi phục của thành phần mô liên kết nướu

Thành phần của mô liên kết nướu cũng được thay thế với tốc độ rất nhanh, nhanh hơn nhiều so với xương ổ răng hay da. Mật độ và tốc độ đổi mới của các collagen là hàm số của mức độ tập trung về số lượng các nguyên bào sợi và hoạt động của chúng.

Cơ chế tự bảo vệ của mô nướu

Nướu được xem là “hệ thống phòng tuyến ngoại vi” của cơ thể. Nhờ vào khả năng tái tạo mạnh mẽ, khi mô nướu ngoại vi bị tổn thương có thể phục hồi nhanh chóng.

Cơ chế bảo vệ của mô nướu bao gồm: dịch nướu - bạch cầu trong khe nướu - nước bọt - thần kinh - mạch máu nướu.

Cơ chế tự bảo vệ của mô nướu

Biểu mô kết nối có tính thẩm thấu theo cả hai hướng. Rào chắn phòng ngự thể dịch và tế bào của biểu mô kết nối giúp ngăn ngừa vi khuẩn từ mảng bám xâm nhập vào bên trong nướu gây nhiễm trùng.

Khi nướu bị tình trạng viêm, dịch nướu có chứa các globulin miễn dịch cùng với bạch cầu sẽ xuyên qua biểu mô kết nối.

Lympho bào và đại thực bào gần lớp tế bào đáy nhận diện các kháng nguyên trong biểu mô, rút vào mô liên kết và bắt đầu phản ứng miễn dịch.

Chức năng của nướu răng

So với các mô mềm quanh môi và má thì hầu hết tất cả mô nướu đều bám chắc vào khung xương hàm, giúp răng và những bộ phận khác trong miệng tránh được sự ma sát khi nhai thức ăn. Ngoài ra trong khoang miệng, nướu còn mang ý nghĩa cực kì quan trọng:

Chức năng của nướu răng

  • Nướu là bộ phận hình thành nên mô nha chu, có chức năng nâng đỡ và giúp răng đứng vững trên cung hàm. Khi nướu bị tổn thương, răng sẽ không đứng vững được.

  • Nướu tạo ra hành lang liên kết các răng đơn lẻ trên khung hàm thành một vòng cung răng liên tục, đồng nhất.

  • Nướu duy trì liên kế với niêm mạc miệng nhờ biểu mô kết nối quanh từng cổ răng và dính với bề mặt răng.

  • Nướu tạo thành tuyến ngoại vi vững chắc, bao phủ và bảo vệ xương hàm cũng như chân răng, chống lại sự tấn công, xâm nhập của các loại vi khuẩn gây hại.

Nướu răng khỏe mạnh có những đặc điểm gì?

Ngoài vấn đề thẩm mỹ, nướu răng khỏe mạnh vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ và hỗ trợ chức năng cũng như sức khỏe răng miệng. Nướu lành mạnh sẽ không có biểu hiện viêm khi quan sát mẫu mô học dưới kính hiển vi và có các đặc điểm dễ nhận ra bằng mắt thường, xúc giác hoặc qua thăm khám với nha sĩ: màu sắc, bề mặt, hình dạng, độ bền, khe nướu.

Màu sắc

Nướu răng khỏe mạnh có màu hồng san hô. Tùy cơ địa mỗi người, nướu có thể thay đổi màu sắc tùy vào các yếu tố: độ dày, độ sừng hóa của biểu mô, lưu lượng máu, sắc tố tự nhiên, tác dụng phụ của thuốc... Nếu nướu có màu đỏ, trắng và xanh lam có thể là biểu thị của viêm nướu hoặc bệnh lý.

Nướu răng khỏe mạnh có những đặc điểm gì?

Bề mặt nướu

Bề mặt nhiều lấm tấm da cam là biểu hiện của nướu khỏe mạnh. Khi những chấm nhỏ này giảm dần hoặc bị mất đi thì đây là dấu hiệu của bệnh về nướu.

Hình dạng của nướu

Nướu khỏe mạnh có viền nướu mỏng, sắc nét, áp sát vào răng, có hình cong hoặc hình vỏ sò. Khi đánh răng hoặc thăm dò nha khoa nướu không bị bất kỳ phản ứng nào như chảy máu, đau.

Độ bền nướu răng

Khi sờ trực tiếp nướu có độ săn săn chắc, đàn hồi, nướu có viền di động nhẹ; quan sát bằng mắt nướu bám chặt vào các mô cứng bên dưới, áp sát vào mặt răng.

Khe nướu

Nếu khe nướu khỏe mạnh sẽ có độ sâu trong khoảng từ 1 - 3mm, không chảy máu khi thăm khám đúng cách và không phát hiện dòng dịch nướu. Nếu túi nha chu sâu hơn 4mm có thể là tình trạng viêm nha chu.

Bệnh lý thường gặp về nướu

Sức khỏe và bệnh của nướu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của mỗi người. Khi nướu mắc bệnh lý thường có sự thay đổi về màu sắc, kèm theo hiện tượng đau nhức, phù nề, dễ chảy máu, hôi miệng,... Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp về nướu răng:

Viêm nướu

Vi khuẩn trong mảng bám răng tích tụ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng viêm nướu, nướu bị kích ứng, sưng tấy, mẩn đỏ. Viêm nướu được xem như bệnh nha chu giai đoạn nhẹ, khiến người mắc bệnh khó chịu và mất đi sự tự tin trong giao tiếp.

Viêm nha chu

Viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh tiến triển nặng của viêm nướu. Lúc này vùng nhiễm trùng ở nướu lan xuống cấu trúc dưới mô nha chu, khiến nướu không còn khả năng bám dính vào răng, tăng nguy cơ hình thành túi nha chu và tiêu biến xương ổ răng.

Chảy máu nướu răng

Chảy máu nướu răng (chảy máu chân răng) là dấu hiệu của bệnh viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu triệu chứng chảy máu hoặc sưng viêm diễn ra trong thời gian dài, có thể gây ra biến chứng nặng nề như rụng răng, lung lay răng,…

Sưng nướu răng có mủ

Viêm (sưng) chân răng có mủ là tình trạng tủy răng hoặc nướu răng bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng tạo nên những ổ áp xe vùng cuống răng, chân răng hay nướu. Nếu không điều trị kịp thời, sưng nướu răng có mủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng, cũng như toàn thân, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Lợi thâm đen (nướu răng bị đen)

Nướu thâm đen là tình trạng nướu răng chuyển màu bất thường, có màu sẫm hoặc thâm đen thay vì hồng hào. Biểu hiện ban đầu của bệnh chỉ là một vài vết mờ xuất hiện gần chân răng. Sau đó, những vết đen này lan rộng tạo thành vùng đen loang lổ trên nướu, màu nướu đen sẽ càng đậm và càng to ảnh hưởng tới nụ cười và sức khỏe.

Tụt nướu răng

Tụt nướu răng có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, nướu tụt sâu về phía chân răng, hở ra chân răng và có màu bất thường. Nếu không điều trị kịp thời, chân răng sẽ dần bị ăn mòn do môi trường nước bọt, và ảnh hưởng đến các mạch máu, dây thần kinh quanh răng.

Viêm lợi răng lung lay

Khái niệm “viêm lợi răng lung lay” khiến nhiều người nhầm lẫn là 2 bệnh lý gồm viêm lợi và răng lung lay. Nhưng bản chất “viêm lợi răng lung lay” là bệnh viêm nha chu do vi khuẩn trong mảng bám trên răng gây ra. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang nặng hơn như chảy máu nướu, răng lung lay, rụng răng.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng (tiếng anh là Gum Disease) như viêm nướu, viêm nha chu… nguyên nhân chủ yếu là do mảng bám trên răng xuất phát từ thói quen vệ sinh răng miệng kém. Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân gây bệnh về nướu như sau:

Viêm lợi do mảng bám

Viêm nướu do vệ sinh răng miệng kém, dẫn tới các mảng bám hình thành là nguyên nhân thường gặp nhất. Mảng bám răng chứa nhiều vi khuẩn, nấm phát triển lâu ngày sẽ tích tụ thành cao răng, kích thích nướu, khiến nướu trở nên sưng và chảy máu dễ dàng.

Viêm lợi do mảng bám

Viêm lợi không do mảng bám

Viêm lợi không do mảng bám xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

  • Do thói quen hút thuốc lá: nicotin khiến niêm mạc miệng bị tổn thương, cao răng bám dày kích thích nướu răng gây viêm nướu, ung thư miệng, môi, lưỡi và cổ họng…

  • Do thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai hay sau mãn kinh.

  • Hệ miễn dịch suy yếu do bệnh đái tháo đường, HIV/AIDS, ung thư… tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nướu phát triển.

  • Tác dụng phụ của thuốc: thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm… làm giảm tiết nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Viêm chân răng giả

Viêm chân răng giả gây bệnh viêm nướu là nguyên nhân thường thấy ở những Cô Chú, Anh Chị mắc phải các vấn đề răng miệng đã phục hình bằng nhiều phương pháp như cầu răng sứ, bọc răng sứ, trồng răng Implant giá rẻ tại các cơ sở nha khoa không uy tín.

Làm cầu răng sứ bị viêm lợi

Cầu răng sứ bị viêm lợi chủ yếu do vệ sinh răng miệng chưa cẩn thận, dẫn đến hình thành mảng bám và vi khuẩn gây viêm nhiễm kéo dài. Một số trường hợp khác như hở cầu răng sứ, cầu răng sứ nứt vỡ, bị cộm cấn,… cũng có thể gây giắt thức ăn, viêm lợi.

Bọc răng sứ bị viêm lợi

Bọc răng sứ bị viêm nướu thường có biểu hiện: nướu răng sưng đỏ, chảy máu và đau nhức. Nếu không điều trị sớm, viêm nướu dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm quanh răng, tiêu xương và rụng răng thật.

Trồng Implant giá rẻ bị viêm lợi

Trồng Implant giá rẻ bị viêm lợi

Trồng răng Implant giá rẻ tại các cơ sở nha khoa không uy tín mang lại nhiều rủi ro, gây viêm nướu và nhiều biến chứng nguy hiểm: gây ê buốt, đau nhức, vùng cắm trụ bị đỏ tấy, có mủ, viêm quanh trụ Implant, nhiễm trùng máu… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Mối liên hệ giữa màu nướu răng và sức khỏe

Màu sắc của nướu có liên quan mật thiết đến các vấn đề sức khỏe của cơ thể. Phân biệt các tông màu bất thường ở nướu có thể giúp Cô Chú, Anh Chị kịp thời phát hiện bệnh lý, thăm khám và điều trị sớm, đúng cách.

Nướu màu đỏ

Nướu răng bị đỏ, sưng tấy đơn thuần có thể là dấu hiệu nướu răng nhạy cảm hoặc khi cơ thể thiếu vitamin C, vitamin K, canxi,... nặng hơn là viêm nướu.

Nướu sẫm màu

Nướu có màu nâu, màu đỏ sẫm, tối màu kèm biểu hiện sưng, mềm, dễ bị chảy máu và thường có mùi hôi là biểu hiện bệnh lý viêm nướu chảy máu chân răng, viêm nha chu; tích tụ các chất độc hại trong khói thuốc lá, do dùng thuốc kháng sinh; nghiêm trọng hơn là u ác tính.

Nướu sẫm màu

Nướu trắng hoặc nhạt

Nướu xuất hiện vết trắng loang lổ, vết loét có thể do cơ thể thiếu máu do thiếu sắt, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố. Cơ thể mắc bệnh lý nấm miệng (nấm Candida albicans) hoặc là biểu hiện ban đầu của bệnh viêm nướu cũng khiến nướu nhạt màu, có đốm trắng.

Nướu vàng

Nướu màu vàng dần dần sẽ trở nên đỏ hơn, chảy máu liên tục và nhạy cảm hơn là dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm nướu, gây đau, rất khó chịu cho người bệnh.

Nướu tím

Nướu màu tím hoặc bầm tím là dấu hiệu nghiêm trọng khi nướu bị viêm nặng và nhiễm trùng. Khi viêm nha chu tiến triển nặng, nướu sẽ trở nên đỏ sẫm và hoàn toàn tím, gây đau đớn, chảy máu liên tục.

Nướu xám

Nướu xám

Nướu chuyển sang màu xám và xỉn màu là triệu chứng rõ ràng cho thấy hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Nguyên nhân có thể do căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc lá thời gian dài. Một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm cũng khiến nướu răng màu xám.

Các bệnh về nướu răng nếu không được điều trị kịp thời có nguy hiểm không?

Các bệnh về nướu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Viêm nướu kéo dài tiến triển thành viêm nha chu sẽ khiến nướu và xương hàm bị tiêu đi, tạo thành các túi nha chu ở chân răng, làm chân răng ngày càng lộ ra ngoài.

Các mảnh vụn thức ăn tích tụ trong khoảng trống giữa nướu và răng, gây nhiễm trùng nướu. Khi hệ thống miễn dịch tấn công vi khuẩn bên dưới đường viền nướu vào các túi, sẽ dẫn đến phản ứng miễn dịch giải phóng độc tố và viêm nhiễm, khiến xương và các mô liên kết neo giữ răng bắt đầu bị phá vỡ. Điều này khiến răng có thể bị lung lay và gãy rụng.

Các bệnh về nướu răng nếu không được điều trị kịp thời có nguy hiểm không?

Mặc khác, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu thông qua mô nướu, ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.

Mùi hôi miệng do bệnh về nướu gây ra khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống.

Hướng dẫn cách chăm sóc nướu răng khỏe mạnh

Chăm sóc nướu răng khỏe mạnh phải kết hợp nhiều thói quen vệ sinh đúng cách, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị nên thường xuyên theo dõi tình trạng răng miệng, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường nên điều trị sớm.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa flour, dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng làm sạch thức ăn bị mắc kẹt, loại bỏ mảng bám thức ăn.

Đánh răng với bàn chải lông mềm - mảnh tránh làm tổn thương nướu và tiếp cận được phần đường viền nướu.

Xoay bàn chải đủ 3 mặt để vệ sinh toàn bộ bề mặt răng. Đặt bàn chải ở góc 45 độ để làm sạch đường viền nướu.

Không sử dụng thuốc lá

Không sử dụng thuốc lá

Người hút thuốc lá hoặc thuốc lào thường xuyên gây suy yếu hệ thống miễn dịch và ức chế dòng chảy của tuyến nước bọt, dẫn đến hình thành nhiều mảng bám hơn. Từ đó có nguy cơ bị viêm nướu, viêm nha chu cao gấp 3 lần so với những người không hút thuốc.

Hạn chế hút thuốc giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng và tránh nhiều biến chứng nguy hiểm như mất răng, bệnh tim mạch, hô hấp…

Chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm có nhiều axit như nước có gas, pho mat, me... làm pH mất ổn định. Thức ăn giàu tinh bột và đường dễ tạo mảng bám, tăng nguy cơ mắc viêm nướu, viêm nha chu. Thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc dai cứng cũng tác động xấu đến nướu. Do đó nên hạn chế sử dụng các thức ăn này.

Chế độ ăn nhiều rau và dầu thực vật, trái cây, các loại đậu và cá cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu và giúp giảm viêm, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

Thường xuyên kiểm tra và làm sạch răng miệng cùng nha sĩ

Khám răng định kỳ 6 tháng/lần, cạo vôi răng, giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của nướu, nha sĩ sẽ có biện pháp điều trị từ những dấu hiệu đầu tiên sẽ kiểm soát tốt bệnh lý răng miệng.

Khi các triệu chứng bất thường xuất hiện như nướu sưng đỏ, chảy máu, đau nhức,... Cô Chú, Anh Chị nên chủ động đến nha khoa sớm nhất, thăm khám để phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.

Điều trị khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng

Điều trị khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh nướu răng

Khi phát hiện những dấu hiệu như nướu bị sưng, chảy máu, có túi mủ hoặc nướu tụt ra khỏi răng; khoảng cách giữa các răng giãn ra, cầu răng sứ, mão răng trên trụ Implant hoặc một phần chân răng giả không vừa khít như trước là những dấu hiệu nghiêm trọng nhất của bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

Bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị bệnh nha chu như loại bỏ vi khuẩn gây bệnh bằng thuốc kháng sinh, cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng, phục hình răng mới…

Mất răng có làm ảnh hưởng đến nướu răng không?

Nướu là bộ phận quan trọng có vai trò bảo vệ và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Dù mất răng ít hay nhiều cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nướu răng.

Khi răng mất đi nướu sẽ teo lại và lõm xuống. Nướu hở tạo điều kiện cho vụn thức ăn bị nhét lại. Nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, vi khuẩn tích tụ dễ gây viêm nướu, viêm cấu trúc xung quanh ổ răng, gây đau và khó chịu.

Mất răng có làm ảnh hưởng đến nướu răng không?

Khi vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong nướu có thể tạo thành túi nha chu, bệnh viêm nha chu sẽ dễ dàng xuất hiện hơn và gián tiếp làm hỏng những chiếc răng còn lại xung quanh. Răng dễ bị sâu, cuối cùng sẽ gây ra rụng răng. Nguy cơ mất răng toàn hàm càng tăng cao.

Giải pháp nào tốt nhất cho người bị mất răng?

Cấy ghép Implant (trồng răng Implant) là phương pháp phục hồi răng mất hiện đại và tốt nhất hiện nay. Với cấu trúc bao gồm trụ Implant, khớp nối Abutment và mão sứ được cấy ghép và phục hình cứng chắc vào răng hàm nên răng Implant hoàn toàn giống như một chiếc răng thật.

Người mất răng do chấn thương, tai nạn hay các bệnh lý về răng miệng, mô nướu thông thường đều được các bác sĩ tư vấn và khuyến khích thực hiện phương pháp cấy ghép Implant, do nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, thoải mái và tính thẩm mỹ cao

  • Không xảy ra tình trạng tiêu xương - điều mà răng giả tháo lắp và cầu răng sứ chưa khắc phục được

  • Độ tương thích sinh học cao, vật liệu trụ an toàn, tích hợp nhanh chóng

  • Thời gian sử dụng răng Implant cũng lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn nếu được chăm sóc tốt

Giải pháp nào tốt nhất cho người bị mất răng?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia nha khoa, sau khi mất răng vĩnh viễn Cô Chú, Anh Chị cần phải trồng lại răng mới càng sớm càng tốt, đặc biệt là khoảng 2 tháng sau khi nhổ răng. Nếu càng kéo dài thời gian để trống răng, thì càng có nhiều hậu quả khôn lường xảy ra như teo nướu, hóp má, tiêu xương hàm, nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng và sức khỏe tăng cao.

Việc mất răng trồng lại nhanh chóng bằng phương pháp trồng răng Implant vừa giúp cơ thể không phải chịu đau nhiều lần, vừa giúp vết thương nhanh lành hơn. Đồng thời, không phải phát sinh thêm chi phí nâng xoang, ghép xương vì lúc này xương hàm chưa bị tiêu biến.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề