Thạc sĩ - Bác sĩ CK II
ĐOÀN VŨ
CHUYÊN NGÀNH:
- Nghiến răng khi ngủ là gì?
- Nghiến răng khi ngủ là do thiếu chất gì?
- Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
- Những nguyên nhân khác dẫn đến việc nghiến răng khi ngủ
- Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ
- Ngủ nghiến răng khi nào nên gặp bác sĩ?
- Người có thói quen ngủ nghiến răng nên ăn gì?
- Mất răng do thói quen nghiến răng có khắc phục được không?
- Tham khảo chi phí trồng răng Implant
- Tiêu chí lựa chọn nha khoa trồng răng Implant uy tín
Theo số liệu thống kê, có khoảng 20% dân số thế giới có triệu chứng và dấu hiệu của tật nghiến răng.Tật này thường diễn ra khi ngủ nên mọi người thường không nhận thức được hành động này. Vậy, ngủ nghiến răng là thiếu chất gì, khắc phục ra sao?
Nghiến răng khi ngủ là gì?
Nghiến răng là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm thể hiện ở sự siết chặt của hàm trên và hàm dưới, hoặc sự giằng và đẩy của hàm dưới. Hoạt động này có thể tạo ra âm thanh ken két hoặc không.
Có 2 loại bệnh nghiến răng: nghiến răng về đêm, xảy ra vào ban đêm và nghiến răng khi thức giấc, hoặc vào ban ngày.
Tình trạng nghiến răng khi ngủ (bruxism) có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em. Nghiến răng không phải là hoạt động thực hiện chức năng của hệ thống nhai nên rất dễ gây tình trạng chấn thương khớp cắn.
Nghiến răng khi ngủ là do thiếu chất gì?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trường hợp kén ăn, lười ăn, suy dinh dưỡng có liên quan đến tình trạng nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể thiếu hụt Canxi.
Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên hệ xương và răng, đồng thời tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thần kinh. Việc thiết hụt Canxi sẽ khiến cơ thể còi xương, chậm lớn và chất lượng răng kém.
Đặc biệt, để duy trì nồng độ canxi trong máu, hỗ trợ quá trình co bóp của tim mạch diễn ra thuận lợi, cơ thể sẽ phải huy động canxi từ xương và răng. Điều này không chỉ gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng canxi ở răng, mà còn khiến cơ thể có thể rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, dẫn đến hiện tượng nghiến răng khi ngủ.
Ngoài Canxi ra thì vitamnin D3 và K2 cũng rất quan trọng. Hai hoạt chất này có tác dụng vận chuyển Canxi đến đích. Nếu thiếu D3 hoặc K2 thì Canxi sẽ đi sai lệch, khiến răng yếu, mọc chậm, không đều và hay nghiến.
Nghiến răng khi ngủ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Nghiến răng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng dai dẳng và có thể gây ra những tác hại nặng nề đối với răng miệng.
Đau nhức đầu
Nghiến răng gây rối loạn khớp thái dương hàm có thể khiến đau đầu. Đau đầu còn tăng khi vận động hàm. Vị trí đau thường ở vùng thái dương, vùng trước tai hay ở vùng cơ cắn.
Biến dạng khuôn mặt
Các cơ hàm hoạt động quá mức gây mỏi, đau cơ, khiến cơ cắn ở cả hai bên hàm phì đại làm cho khuôn mặt bị mất cân xứng hoặc có dạng vuông.
Tổn thương răng, hàm, mặt
Do lực sử dụng khi nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây ra các tổn thương đến răng, hàm, mặt như đau nhức, lệch hàm, méo mặt,...
Đau mặt hoặc đau hàm nặng
Nghiến răng nhiều có thể làm các cơ hàm bị co thắt, nếu tác động diễn ra liên tục sẽ gây đau nhức các cơ hàm, mặt.
Gãy răng, mòn răng, rụng răng
Tình trạng nghiến răng lâu ngày có thể dẫn đến mòn răng, nhạy cảm răng, biểu hiện ban đầu là răng bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn. Nếu nghiến răng kèo dài có thể gây nứt gãy răng.
Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm
Thói quen nghiến răng lâu ngày làm tổn thương khớp thái dương hàm. Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm biểu hiện như đau, tiếng kêu khớp, khó há miệng ở một bên hoặc hai bên vùng má, vùng thái dương. Cảm giác khó chịu này thường tăng lên khi ăn nhai.
Những nguyên nhân khác dẫn đến việc nghiến răng khi ngủ
Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ chưa thực sự rõ ràng, tuy nhiên người ta cho rằng nghiến răng thường có liên quan đến các yếu tố sau:
Yếu tố tâm lý xã hội
Khi cơ thể thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng đi kèm với lo âu, sự kìm nén có thể kích hoạt các hoạt động của não bộ về ban đêm và hình thành nên phản ứng nghiến răng.
Yếu tố di truyền
Theo nghiên cứu y khoa, có đến 21 - 50% người nghiến răng khi ngủ liên quan tới yếu tố di truyền. Tức là Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh này.
Sai lệch vị trí răng
Khi hai hàm răng mọc lệch, không có sự ăn khớp giữa hàm trên và hàm dưới nên chúng thường sẽ cọ xát và nghiến chặt lại với nhau.
Các loại thuốc và chất kích thích
Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, tâm thần sẽ có một vài tác dụng phụ và nghiến răng là một trong số đó. Các thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê,... cũng có tác dụng tương tự.
Yếu tố cơ địa
Người bị suy nhược cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, uể oải, thiếu sức sống, cảm giác kiệt sức, không có sức khỏe… rất dễ dẫn đến tình trạng nghiến răng không kiểm soát.
Dị ứng
Trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa hay dị ứng thức ăn cũng là nguyên nhân khiến bạn nghiến răng khi ngủ.
Rối loạn dinh dưỡng
Rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết cũng là những yếu tố thuận lợi gây nghiến răng, phổ biến ở trẻ em hơn người lớn. Tình trạng thiếu vitamin, mất cân bằng enzym cũng có ảnh hưởng đến bệnh.
Yếu tố về nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp đặc thù đòi hỏi sự cắn chặt răng như nghệ sĩ chơi violin, công nhân khuân vác, nghệ sĩ biểu diễn xiếc cần dùng răng,…
Yếu tố về bản năng, thói quen
Một số nghiên cứu cho rằng các thói quen nghiến răng thuộc về bản năng, là hoạt động tập tính của loài có vú. Mục đích của nó là để duy trì sự sắc bén của hàm răng.
Những người có tính cách mạnh mẽ, thích cạnh tranh, hay kích động có nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ cao hơn so với những người có tính cách nhẹ nhàng.
Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ
Tùy vào nguyên nhân gây ra chứng nghiến răng khi ngủ mà biện pháp điều trị cũng khác nhau, mục tiêu chung là giảm dần tình trạng nghiến răng, giúp giảm đau, giảm ảnh hưởng đến răng, khớp thái dương hàm,....
Điều trị kiểm soát stress
Căng thẳng là yếu tố hàng đầu gây tình trạng nghiến răng khi ngủ cũng như các dạng rối loạn khác. Một số cách có thể giúp Cô Chú, Anh Chị kiểm soát stress bao gồm: tập thể dục, đi ngủ đúng giờ và đủ thời gian, massage cơ mặt, hạn chế dùng chất kích thích, thay đổi môi trường ngủ dễ chịu thoáng mát,...
Thay đổi thói quen vận động hàm và điều chỉnh hàm
Ngay khi phát hiện bản thân bị nghiến răng khi ngủ thì hãy cố gắng thay đổi hành vi của mình bằng cách thực hiện tư thế miệng và hàm phù hợp. Có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trong trường hợp này.
Sử dụng thuốc
Thực tế chứng nghiến răng khi ngủ không thể điều trị bằng thuốc mà chỉ có thể làm giảm tác hại đến răng và các cơ quan xung quanh. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:
Thuốc giãn cơ, giảm đau giúp giảm căng cơ quá mức và đau đớn do nghiến răng gây ra.
Thuốc chống trầm cảm, giảm lo lắng trong thời gian ngắn hay các cảm xúc tiêu cực gây nghiến răng khi ngủ.
Tiêm botox với các trường hợp nghiến răng nặng khi ngủ, không đáp ứng với phương pháp điều trị khác.
Can thiệp nha khoa
Can thiệp nha khoa chủ yếu để bảo vệ răng, tránh tác hại của việc nghiến răng khi ngủ gây ra. Bác sĩ sẽ lấy khuôn răng và chế tạo máng chống nghiến, bảo vệ răng tránh mài mòn do nghiến răng khi ngủ.
Hiện nay có một số loại máng chống nghiến răng còn có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động hàm dần dần, từ đó giảm tần suất nghiến răng. Nếu khớp cắn bị lệch, bác sĩ có thể tư vấn điều chỉnh khớp cắn đúng vị trí để giảm ảnh hưởng đến cơ nhai và răng.
Ngủ nghiến răng khi nào nên gặp bác sĩ?
Chứng nghiến răng khi ngủ thường bị bỏ qua, bởi hoạt động này thường xảy ra vào ban đêm, nếu không phát ra tiếng ken két ảnh hưởng người xung quanh thì cũng rất khó phát hiện. Hãy đi khám bác sĩ nếu Cô Chú, Anh Chị có các biểu hiện sau:
Răng bị mòn, hỏng hoặc nhạy cảm
Tình trạng nghiến răng nếu kéo dài có thể làm răng bị mất hết lớp men, lộ ra lớp ngà vàng hơn, bị ê buốt, nứt gãy các múi răng, lung lay hoặc rụng.
Xương hàm, mặt hoặc tai đau
Khi cơ hàm hoạt động quá mức sẽ gây tổn thương đến xương hàm, vùng mặt và tai. Những cơn đau nhức, mỏi hàm ban đầu có thể chịu đựng được nhưng sẽ tăng dần theo thời gian.
Nghiến răng tạo ra tiếng ồn lớn
Khi ngủ hai hàm răng siết chặt phát ra tiếng kêu ken két chính là biểu hiện cơ bản của bệnh nghiến răng. Nếu Cô Chú, Anh Chị tự phát hiện ra hoặc người bạn đời phàn nàn về việc này thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Khó mở, đóng hàm
Khi tổn thương xảy ra ở khớp thái dương hàm sẽ có các biểu hiện đau nhức hàm, khó mở - đóng miệng, khó cắn hoặc nhai khi ăn,...
Người có thói quen ngủ nghiến răng nên ăn gì?
Ăn gì chữa nghiến răng là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Trường hợp thiếu canxi, Cô Chú, Anh Chị có thể bổ sung thông qua một số thực phẩm như phô mai, sữa, các loại đậu, hạnh nhân, cải xoăn, rau màu xanh đậm, hải sản,…
Tuy nhiên, nếu chỉ cho trẻ bổ sung Canxi thôi vẫn chưa đủ vì Canxi chỉ có thể hấp thụ tốt vào răng và xương khi có sự xúc tác của vitamin D. Để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, ngoài tắm nắng vào sáng sớm Cô Chú, Anh Chị có thể bổ sung thực đơn dinh dưỡng hằng ngày bằng các loại thực phẩm như cá hồi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, rau xanh,…
Cần lưu ý rằng Canxi tốt được bổ sung thông qua thực phẩm chứ không phải thông qua thuốc viên uống. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần xây dựng chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng nhiều loại thực phẩm.
Mất răng do thói quen nghiến răng có khắc phục được không?
Mất răng do thói quen nghiến răng có thể khắc phục được bằng cách trồng lại răng mới. Hiện nay cấy ghép Implant là phương pháp an toàn, hiệu quả tối ưu nhất được nhiều chuyên gia nha khoa khuyến khích thực hiện.
Bác sĩ sẽ cấy trụ Implant bằng titanium vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Sau 2 - 6 tháng trụ tích hợp với xương, mão răng sứ được gắn lên trên thông qua khớp nối Abutment. Răng Implant bền chắc giúp Cô Chú, Anh Chị ăn nhai thoải mái và thẩm mỹ đẹp tự nhiên như răng thật.
Trước khi tiến hành trồng răng Cô Chú, Anh Chị sẽ được bác sĩ tư vấn, giải thích cặn kẽ về những trường hợp chống chỉ định khi cấy ghép Implant và nghiến răng là một trong những trường hợp chống chỉ định tương đối.
Trong trường hợp tật nghiến răng ảnh hưởng đến răng Implant thì cần phải kiểm soát tình trạng này khi ngủ bằng cách đeo máng chống nghiến để bảo vệ các thành phần phục hình trên Implant.
Vì vậy, những người có thói quen nghiến răng thì phải trao đổi thật kỹ với bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện cấy ghép Implant. Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp phù hợp để đảm bảo ca cấy ghép diễn ra an toàn và thành công.
Tham khảo chi phí trồng răng Implant
Trồng răng Implant giá bao nhiêu là thắc mắc của nhiều Cô Chú, Anh Chị khi tìm hiểu và mong muốn thực hiện phục hồi răng bằng phương pháp Implant.
Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.
Hiện nay trên thị trường giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh dao động từ 15.500.000 đồng đến 43.500.000 đồng/răng Implant, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể khi mất răng đơn lẻ.
Đối với trường hợp trồng răng Implant toàn hàm cũng tùy thuộc vào phương pháp điều trị cũng như dòng trụ mà Cô Chú, Anh Chị lựa chọn. Chi phí trồng răng Implant toàn hàm phổ biến dao động trong khoảng giá 99 triệu cho đến 139 triệu đồng/hàm.
Tiêu chí lựa chọn nha khoa trồng răng Implant uy tín
Trồng răng Implant là một kỹ thuật y khoa phức tạp và đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn cao kết hợp với kinh nghiệm thực tế dày dặn. Vì vậy Cô Chú, Anh Chị cần lựa chọn một nha khoa chuyên sâu uy tín để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn tuyệt đối.
Dưới đây là tiêu chí tiên quyết khi chọn nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant uy tín:
Đội ngũ bác sĩ chuyên môn, tận tâm: Nha khoa chuyên sâu có đội ngũ bác sĩ giỏi và tận tâm, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm điều trị với tâm thế thoải mái nhất. Bác sĩ sẽ luôn kiểm soát và theo dõi sát sao trong và sau quá trình điều trị Implant tránh các biến chứng không mong muốn.
Trụ Implant đảm bảo chất lượng chính hãng: Nha khoa cấy ghép Implant uy tín sẽ có đủ điều kiện và năng lực để nhập khẩu các vật liệu chính hãng, cao cấp, có tem đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ. Điều này giúp nâng cao chất lượng ca điều trị, tỷ lệ thành công và sự an toàn tuyệt đối cho khách hàng.
Máy móc, trang thiết bị hiện đại, chuyên biệt cho cấy ghép Implant: Sự góp mặt của các thiết bị đạt chuẩn Bộ Y tế sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác, trồng răng nhanh chóng và an toàn. Đặc biệt là mang đến trải nghiệm điều trị êm ái, thoải mái nhất cho khách hàng.
Có chế độ bảo hành: Chỉ những nha khoa uy tín, có chính sách cam kết rõ ràng mới có thể thực thi chế độ bảo hành trụ Implant cho khách hàng của mình.
Kế hoạch điều trị rõ ràng: Là cơ sở để bác sĩ và Cô Chú, Anh Chị cùng đi đến một kết quả trồng răng tốt nhất. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể sau quá trình kiểm tra, đánh giá và phân tích tình trạng xương, răng của khách hàng.
Chi phí minh bạch: Nha khoa uy tín sẽ luôn công khai chi phí điều trị cấy ghép Implant trên website, fanpage hay ngay tại phòng khám để khách hàng dễ dàng tham khảo tìm đọc.
Được nhiều khách hàng đánh giá tốt: Đây chính là minh chứng đáng tin cậy nhất cho những cam kết điều trị của nha khoa. Niềm tin tưởng và sự hài lòng từ khách hàng trải nghiệm thực tế giúp Cô Chú, Anh Chị an tâm điều trị hơn.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.