- Trám răng là gì?
- Răng sứ bị mẻ có trám được không?
- Nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ, vỡ?
- Răng sứ mẻ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
- Răng sứ bị mẻ có được bảo hành không? Giá răng sứ là bao nhiêu?
- Cách chăm sóc răng sứ để hạn chế bị mẻ, vỡ
- Răng sứ bị mẻ nên bọc sứ lần 2 hay trồng răng Implant thay thế?
Răng sứ sau thời gian dài sử dụng có thể bị hư hỏng như mẻ, gãy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc răng gốc. Vậy răng sứ bị mẻ có trám được không và nguyên nhân là gì? Hãy cùng Dr. Care tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Trám răng là gì?
Trám răng là một thủ tục nha khoa phổ biến, được thực hiện nhằm khôi phục hình dáng, chức năng, và thẩm mỹ cho răng thật đã bị hỏng do sâu răng, mẻ, vỡ, hoặc mất một phần do các nguyên nhân khác. Trong quá trình trám răng, nha sĩ sẽ loại bỏ phần răng bị hỏng, sạch sẽ vùng bị ảnh hưởng, và sau đó điền vào khoảng trống với một loại vật liệu trám để hài hoà về mặt hình dáng lẫn màu sắc.
Có nhiều loại vật liệu trám khác nhau, bao gồm amalgam (hợp kim bạc), composite (nhựa tổng hợp màu sắc giống răng), sứ, và vàng, mỗi loại có ưu và nhược điểm riêng. Lựa chọn vật liệu trám phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, vị trí của răng cần trám, và khả năng chi trả của bệnh nhân.
Hỗn hợp bạc (amalgam): Là một hỗn hợp gồm bạc, thiếc, đồng, và thủy ngân, với thủy ngân chiếm khoảng 50% tỷ trọng của hỗn hợp để kết nối các kim loại lại với nhau. Dù có sự xuất hiện của thủy ngân, nhưng amalgam được coi là an toàn cho việc trám răng dựa trên nhiều nghiên cứu và được nhiều tổ chức y tế quốc tế công nhận, đây cũng là loạt vật liệu trám răng có giá thành thấp nhất hiện nay. Amalgam rất bền và chịu được lực nhai mạnh, làm cho nó trở thành lựa chọn tốt cho trám răng ở vị trí chịu lực nhai nhiều, như răng hàm.
Trám răng bằng nhựa tổng hợp: gồm nhựa tổng hợp và các loại bột vi mô để tạo ra một chất liệu có màu sắc và kết cấu tương tự như răng tự nhiên. Trám composite có thể được sử dụng cho một loạt các vấn đề nhỏ lẻ từ trám răng, phục hồi răng mẻ, thậm chí là thay đổi hình dạng của răng. Tuy nhiên, trám composite có hạn chế như độ bền thấp hơn so với amalgam hoặc sứ trong một số trường hợp và có thể bị ố màu theo thời gian.
Trám răng bằng vật liệu vàng: Vàng đã được sử dụng trong nha khoa từ lâu đời vì nhiều tính chất ưu việt, bao gồm độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, và ít gây kích ứng cho mô xung quanh. Tuy nhiên, vật liệu này có thể không phải là lựa chọn tốt nhất về mặt thẩm mỹ, đặc biệt là đối với những răng ở vị trí dễ nhìn thấy.
Trám răng sứ: Sứ là vật liệu được ưa chuộng trong nha khoa vì nó có khả năng tái tạo màu sắc, hình dạng và chức năng của răng tự nhiên một cách chính xác. Sứ có độ bền cao, chịu được lực nhai và mài mòn theo thời gian, giúp trám răng sứ duy trì được lâu dài. So với các loại trám khác như composite, sứ có khả năng chống ố màu và không bị phai màu theo thời gian.
Răng sứ bị mẻ có trám được không?
Răng sứ bị mẻ có trám được không? Răng sứ bị mẻ không thể trám (hàn) được, vì vật liệu sứ đã được nung chín và không thể tích hợp thêm vật liệu mới vào cấu trúc hiện có của nó. Khi răng sứ bị mẻ, các phương pháp truyền thống như trám không thể áp dụng.
Răng sứ bị mẻ không thể trám (hàn) do các nguyên nhân sau:
Khả năng bám dính: Vật liệu trám truyền thống không bám dính tốt lên bề mặt sứ đã qua xử lý nhiệt. Sứ là vật liệu cứng và không thấm, khiến cho việc tạo ra một liên kết bền vững giữa vật liệu trám và răng sứ trở nên khó khăn.
Độ bền và thẩm mỹ: Răng sứ và vật liệu trám có tính chất vật lý khác nhau đáng kể, có thể dẫn đến việc lớp trám không chịu được lực nhai và mài mòn, hoặc không hòa nhập về màu sắc với phần còn lại của răng sứ.
Cầu răng sứ(Deltal Bridge) hay còn được gọi trồng răng bắc cầu, là giải pháp khôi phục một hoặc nhiều răng mất cố định phổ biến hiện nay. Phương pháp trồng răng bắc cầu khắc phục tình trạng mất răng cố định bằng việc mài 2 răng thật kề bên vị trí mất răng để làm trụ lực ăn nhai cho các răng đã mất.
Nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ, vỡ?
Răng sứ bị mẻ hoặc vỡ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả yếu tố vật lý và các vấn đề liên quan đến quá trình lắp đặt hoặc chăm sóc sau đó. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến răng sứ bị mẻ, vỡ phổ biến nhất:
Tác động lực cắn và nhai quá mạnh
Răng sứ, mặc dù rất bền, nhưng vẫn có giới hạn đối với lực nhai mà nó có thể chịu đựng. Ăn nhai thức ăn cứng hoặc sử dụng răng để mở đồ vật có thể gây ra áp lực lớn, dẫn đến mẻ hoặc vỡ.
Kỹ thuật bọc răng sứ không tốt
Nếu mão sứ không được lắp đặt phù hợp với cấu trúc răng thật hoặc không phù hợp về mặt khớp cắn, điều này có thể tạo ra lực không đều trên răng, dẫn đến mẻ hoặc vỡ. Vì thế, kỹ thuật bọc răng sứ là yếu tố vô cùng quan trọng.
Kỹ thuật chế tác răng sứ
Nếu răng sứ không được nung ở nhiệt độ phù hợp hoặc không đủ thời gian, cấu trúc sứ có thể không đạt được độ cứng và đồng nhất cần thiết. Điều này làm tăng nguy cơ vỡ hoặc mẻ khi răng sứ phải chịu lực nhai.
Răng sứ có chất lượng không đảm bảo
Vật liệu sứ kém chất lượng hoặc không phù hợp có thể dễ bị vỡ hoặc mẻ hơn so với vật liệu cao cấp. Sự khác biệt trong thành phần và đặc tính cơ học của vật liệu có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và độ mài mòn của răng sứ.
Thói quen nghiến răng khi ngủ
Lực nghiến răng có thể đạt đến mức áp lực cao hơn nhiều so với lực nhai thông thường, thường tập trung áp lực vào một số khu vực nhất định hơn là đều khắp tất cả các răng. Điều này có thể tạo ra lực tác động không đồng đều lên răng sứ,đặc biệt khi xảy ra trong thời gian dài và một cách không kiểm soát. Áp lực này có thể vượt quá giới hạn chịu đựng của vật liệu sứ, dẫn đến mẻ hoặc vỡ.
Cấu trúc răng thật dưới mão sứ bị suy yếu
Nếu răng thật dưới mão sứ bị yếu do sâu răng hoặc bệnh nha chu, nó có thể không cung cấp đủ hỗ trợ cho mão sứ, dẫn đến mẻ hoặc vỡ.
Vị trí răng bọc sứ không phù hợp với chất liệu sứ
Việc lựa chọn chất liệu sứ không phù hợp với vị trí và chức năng cụ thể của răng trong cung hàm có thể gây ra các vấn đề như nứt, mẻ hoặc hỏng hóc nhanh chóng cho răng bọc sứ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các răng như số 6 và 7, tức là răng hàm lớn, có nhiệm vụ chính là nhai và nghiền thức ăn. Các răng này phải chịu lực nhai lớn và liên tục, đòi hỏi vật liệu bọc sứ cần phải có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt.
Tai nạn ngoài ý muốn
Tai nạn như té ngã, va chạm trong các môn thể thao, hoặc tai nạn xe cộ có thể gây ra va đập mạnh lên miệng và mặt. Cố gắng cắn hoặc nhai thức ăn cực kỳ cứng, hoặc sử dụng răng để mở vật dụng, có thể gây áp lực đột ngột và mạnh lên răng sứ, dẫn đến vỡ hoặc mẻ. Thậm chí cả những sự cố tưởng chừng như nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày, như va chạm nhẹ khi chơi đùa hoặc va đập khi làm việc nhà, cũng có thể gây hại cho răng sứ nếu rơi vào góc độ không may mắn.
Răng sứ mẻ gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Răng sứ bị mẻ không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số cách mà răng sứ mẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe:
Tổn thương lưỡi, môi má
Các cạnh sắc nhọn từ răng sứ mẻ có thể gây tổn thương cho lưỡi, má, hoặc mô mềm khác trong miệng. Điều này có thể dẫn đến vết thương hở, loét miệng, và đau rát, đặc biệt là khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Gây kích ứng nướu
Cạnh lởm chởm của răng sứ có thể kích thích hoặc làm tổn thương nướu, dẫn đến tình trạng viêm nướu. Nếu không được xử lý, viêm nướu có thể tiến triển thành bệnh nha chu, gây ra tình trạng sưng, đỏ, và chảy máu nướu. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm nướu có thể tiến triển thành bệnh nha chu, ảnh hưởng đến sức khỏe của nền răng và xương hàm.
Răng thật bị yếu đi
Nếu mão sứ mẻ không được xử lý, áp lực từ việc ăn nhai có thể gây ra thêm tổn thương cho răng thật bên dưới mão sứ, bao gồm cả việc làm cho tình trạng răng yếu hoặc sâu răng trở nên tồi tệ hơn. Làm cho răng dễ nhạy cảm ơn, ê buốt, khó chịu diễn ra thường xuyên.
Tác động đến khớp cắn
Răng sứ mẻ có thể làm thay đổi hình dạng của răng, ảnh hưởng đến khớp cắn. Điều này có thể gây ra sự không thoải mái, đau nhức ở cơ hàm và thậm chí là các vấn đề về TMJ (khớp thái dương hàm).
Tăng nguy cơ nhiễm trùng khoang miệng
Răng sứ bị mẻ tạo ra các khe hở giữa răng và mão sứ, nơi có thể tích tụ thức ăn và vi khuẩn. Sự tích tụ này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và có thể dẫn đến viêm nướu, nhiễm trùng nướu và các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác. Răng sứ bị mẻ có thể tạo ra các khe hở giữa răng và mão sứ, nơi có thể tích tụ thức ăn và vi khuẩn. Sự tích tụ này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Răng sứ bị mẻ có được bảo hành không? Giá răng sứ là bao nhiêu?
Chính sách bảo hành cho răng sứ bị mẻ thường phụ thuộc vào nha khoa và loại răng sứ Cô Cô Chú, Anh Chị lựa chọn. Một số phòng khám và phòng labo răng sứ cung cấp bảo hành cho các sản phẩm, bao gồm cả việc sửa chữa hoặc thay thế miễn phí nếu răng sứ bị mẻ hoặc vỡ trong một khoảng thời gian nhất định sau khi lắp đặt. Thời gian bảo hành có thể dao động từ vài tháng đến vài năm, tùy thuộc vào chính sách cụ thể của từng nơi.
Tại Dr. Care - Implant Clinic thời gian bảo hành cho răng sứ trên Implant từ 5 - 15 năm tuỳ theo dòng sứ Titan hay sứ Lava.
Bảo hành thường không áp dụng cho những tổn thương do tai nạn hoặc sử dụng không đúng cách, chẳng hạn như việc sử dụng răng để mở nắp chai hoặc cắn vào thức ăn cứng.
Giá của răng sứ cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại vật liệu sứ được sử dụng, kỹ thuật chế tác, và chi phí phục hồi tại nha khoa bạn chọn. Ví dụ, răng sứ zirconia và răng sứ kim loại gốm thường có giá cao hơn so với các loại răng sứ khác do chất lượng và độ bền vượt trội.
Giá một răng sứ tại Dr. Care dao động từ 2.500.000 VNĐ/răng sứ Titan cho đến 7.000.000 VNĐ/ răng sứ toàn sứ Lava.
Cách chăm sóc răng sứ để hạn chế bị mẻ, vỡ
Để hạn chế răng sứ bị mẻ hoặc vỡ, việc chăm sóc răng sứ đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên để giữ cho răng sứ bền và đẹp lâu dài:
Chải răng đều đặn: Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng không mài mòn để chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các răng và quanh nướu.
Tránh thức ăn cứng và dính: Hạn chế ăn thức ăn quá cứng như kẹo cứng, đá lạnh, hoặc thức ăn dính như kẹo cao su, vì chúng có thể gây mẻ hoặc vỡ răng sứ.
Không sử dụng răng làm công cụ: Tránh sử dụng răng để mở nắp chai, cắt chỉ hoặc giữ vật dụng, vì những hành động này có thể gây áp lực không đều và mạnh lên răng sứ, dẫn đến hư hại.
Bảo vệ răng khi thể thao: Nếu tham gia vào các hoạt động thể thao có nguy cơ va chạm cao, hãy đeo miếng bảo vệ miệng để giảm thiểu nguy cơ tổn thương cho răng sứ.
Tránh thói quen xấu: Cố gắng từ bỏ hoặc giảm thói quen nghiến răng và cắn móng tay, vì chúng có thể tạo ra áp lực không cần thiết và hại cho răng sứ.
Thăm nha sĩ định kỳ: Thăm nha sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và răng sứ. Nha sĩ có thể phát hiện sớm các vấn đề và khuyến nghị các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị kịp thời.
Sử dụng máng cắn nếu cần: Nếu có thói quen nghiến răng, đặc biệt vào ban đêm, hãy thảo luận với nha sĩ về việc sử dụng máng cắn để bảo vệ răng sứ và răng tự nhiên.
Răng sứ bị mẻ nên bọc sứ lần 2 hay trồng răng Implant thay thế?
Quyết định giữa việc bọc sứ lần hai cho răng bị mẻ và trồng răng implant thay thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể liên quan đến tình trạng răng hiện tại, sức khỏe nướu, tình trạng xương hàm, yêu cầu về thẩm mỹ, và tài chính của Cô Chú, Anh Chị.
Tình trạng còn lại của răng thật: Nếu phần răng thật còn lại vẫn trong tình trạng tốt và đủ để hỗ trợ một mão sứ mới, việc bọc sứ lần hai có thể là lựa chọn khả thi. Tuy nhiên, nếu răng thật đã yếu hoặc bị tổn thương nghiêm trọng, việc lựa chọn Implant có thể đem lại kết quả tốt hơn về lâu dài.
Sức khỏe nướu và xương hàm: Đối với việc cấy Implant, sức khỏe của nướu và độ dày của xương hàm là rất quan trọng. Nếu có đủ xương hàm để hỗ trợ Implant và nướu khỏe mạnh, đây là lựa chọn tốt nhất để phục hồi chức năng và thẩm mỹ.
Chi phí và thời gian: Trồng răng Implant giá bao nhiêu luôn là nỗi băn khoăn của Cô Chú, Anh chị. Cấy Implant thường đắt hơn và cần thời gian phục hồi dài hơn so với việc bọc sứ lần hai. Cân nhắc ngân sách và khả năng chịu đựng thời gian phục hồi là quan trọng trước khi đưa ra quyết định.
Tư vấn từ Bác sĩ chuyên sâu: Cuối cùng, lời khuyên của chuyên gia về Implant dựa trên kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn là cực kỳ quan trọng. Bác sĩ sẽ xem xét tất cả các yếu tố liên quan và đưa ra lời khuyên dựa trên tình trạng cụ thể, cũng như giới thiệu về quy trình trồng răng Implant, lộ trình điều trị thích hợp.
Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị cần lựa chọn địa chỉ trồng răng Implant tại TPHCM uy tín, chất lượng để không phải chịu hậu quả do trồng răng Implant giá rẻ gây ra.
Khi đối mặt với tình trạng răng sứ bị mẻ, câu hỏi "Răng sứ bị mẻ có trám được không?" thường xuất hiện và là biện pháp Cô Chú, Anh Chị nghĩ đến đầu tiên. Qua bài viết này, chúng ta đã khám phá và hiểu rõ rằng việc trám trực tiếp lên răng sứ bị mẻ không phải là một lựa chọn khả thi do tính chất vật lý của vật liệu sứ. Tuy nhiên, có những giải pháp thay thế như sửa chữa hoặc thay thế mão sứ, và trong một số trường hợp, việc cân nhắc đến cấy ghép Implant cũng là một phương án đáng xem xét.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.