[Giải đáp] Có nên nhổ răng hàm bị sâu không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Răng hàm bị sâu khiến không ít Cô Chú, Anh Chị cảm thấy khó chịu và muốn nhổ bỏ. Thế nhưng răng hàm lại giữ vai trò ăn nhai quan trọng. Vậy, có nên nhổ răng hàm bị sâu? Nếu nhỏ bỏ thì nên trồng lại răng hàm bằng cách nào tốt nhất?

Vai trò của răng hàm

Cấu tạo răng bình thường của một người sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, trong đó có 16-20 chiếc răng hàm (hay còn gọi là răng cối), được sắp xếp đối xứng ở cả hàm trên và hàm dưới:

  • Răng hàm nhỏ: cạnh răng nanh, là răng hàm số 4 và số 5

  • Răng hàm lớn: nằm ở trong cùng, kế răng hàm nhỏ, gồm răng số 6 và 7

  • Răng khôn số 8, thực chất cũng là răng hàm, thường mọc ở độ tuổi trưởng thành 17-25 tuổi.

Vai trò của răng hàm

Mỗi chiếc răng hàm có cấu tạo gồm 2 phần: thân răng (dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường) và chân răng (nằm trong xương hàm, được bao bọc bởi nướu bên trên, không thể nhìn thấy).

Răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng, giữ chức năng nhai, nghiền thức ăn trước khi xuống dạ dày và bảo vệ xương hàm. Răng số 6 và số 7 là những răng lớn nhất và đóng vai trò chính trong việc ăn nhai. Đối với răng khôn số 8, nếu răng mọc thẳng như các răng bình thường sẽ giúp cho chức năng nhai và nghiền nát thức ăn trở nên tốt hơn, hàm trở nên mạnh khỏe hơn.

Tuy nhiên, các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch gây đau đớn, khó khăn cho ăn nhai sẽ được nhổ bỏ để tránh ảnh hưởng đến toàn hàm răng.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Vì sao răng hàm thường bị sâu?

Mỗi chiếc răng hàm đều đóng vai trò quan trọng khi ăn nhai. Tuy nhiên vì răng hàm nằm sâu bên trong miệng, trên bề mặt răng có nhiều rãnh lõm nên rất khó vệ sinh, dễ tích tụ mảng bám và bị vi khuẩn tấn công (chủ yếu là vi khuẩn Streptococcus Mutans), phá hủy men răng.

Ngoài ra, răng hàm khuất sâu nên dù bị sâu Cô Chú, Anh Chị cũng khó phát hiện từ sớm. Khi răng hàm bắt đầu sâu, Cô Chú, Anh Chị có thể cảm nhận được lớp men răng bị mất đi hoặc xuất hiện những vệt nâu trên bề mặt răng; khi ăn uống nếu bị đau nhức, cảm giác thốn trong xương hàm thì sâu răng đã ở mức độ khá nặng.

Vì sao răng hàm thường bị sâu?

Răng hàm bị sâu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý và sinh hoạt hằng ngày của Cô Chú, Anh Chị. Sâu răng hàm khiến chức năng nhai nghiền thức ăn suy giảm, làm cho vụn thức ăn dễ mắc lại, tạo cảm giác khó chịu trong miệng.

Nếu lớp men răng bị mất quá nhiều, lực nhai của răng giảm đi, Cô Chú, Anh Chị sẽ khó ăn được những món ăn dai và cứng. Lâu dần răng hàm còn đau nhức, ê buốt kéo dài.

Các lỗ sâu răng hàm nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn và thức ăn càng có điều kiện bám vào, acid càng được tạo ra nhiều hơn, tổ chức cứng (men và ngà răng) càng bị phá hủy, lỗ sâu được mở rộng, không chỉ ảnh hưởng đến tủy mà còn gây ra nhiều biến chứng răng miệng nguy hiểm.

Những giai đoạn phát triển của sâu răng hàm

Sâu răng hàm phát triển liên tục và diễn biến từ mức độ nhẹ đến nặng với nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm 4 giai đoạn: sâu men, sâu ngà, viêm tủy, chết tủy.

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Sâu men răng tình trạng men răng bị mất khoáng tạo thành các vùng tổn thương rõ rệt, do vi khuẩn ăn mòn bề mặt răng. Răng sâu sẽ dần xuất hiện các đốm màu sáng đục, sau đó dần hình thành các đốm màu vàng nâu hoặc đen dễ nhìn thấy.

Sâu men răng là giai đoạn đầu tiên và nhẹ nhất của quá trình sâu răng, chỉ có những biểu hiện bên ngoài chưa gây khó chịu hay đau nhức.

Những giai đoạn phát triển của sâu răng hàm 

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sau khi phá hủy men răng, sâu răng sẽ tiến vào ngà răng và phá hủy các tổ chức ngà răng. Trên bề mặt răng xuất hiện ngày càng nhiều các lỗ sâu, lỗ hổng to ra.

Cô Chú, Anh Chị sẽ có những triệu chứng rõ rệt về cơn đau nhức khi ăn uống đồ nóng, lạnh hoặc khi thức ăn bị nhét vào lỗ sâu.

Giai đoạn 3: Viêm tủy

Răng sau khi bị mất đi 2 lớp bảo vệ bên ngoài sẽ bị vi khuẩn tấn công vào tủy dẫn tới viêm tủy. Giai đoạn này có thể dẫn tới nhiều biến chứng như lỗ sâu to dần, bị nhét thức ăn, đau nhức liên tục với mức độ tăng dần.

Ngoài ra Cô Chú, Anh Chị có thể nhận thấy răng lung lay, viêm nướu, viêm xương hàm và nguy cơ mất răng cao.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Khi bị viêm tủy nặng không được điều trị, vi khuẩn tích tụ nhiều sẽ gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và các vùng xung quanh chóp răng, dẫn tới tình trạng áp xe, chết tủy cùng nhiều biến chứng nguy hiểm như sưng mặt, tiêu xương có nguy cơ làm mất răng hàng loạt.

Răng hàm bị sâu phải làm sao? Có nên nhổ bỏ?

Sâu răng hàm là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở nhiều người cả trẻ nhỏ lẫn người trưởng thành. Sâu răng hàm ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên sâu răng hàm có nên nhổ hay không còn phụ thuộc vào mức độ sâu răng.

Vì vậy, giải pháp tốt nhất khi phát hiện các dấu hiệu sâu răng hàm là Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa uy tín thăm khám để được xác định chính xác tình trạng bệnh và nhận được tư vấn hợp lý từ bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể.

Trường hợp bảo tồn răng hàm bị sâu

Trường hợp răng hàm bị sâu nhẹ hoặc mức độ sâu không ảnh hưởng quá lớn đến chân răng, thay vì nhổ bỏ răng sâu, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp nha khoa giúp bảo tồn tối đa răng thật, cụ thể:

Trường hợp bảo tồn răng hàm bị sâu

  • Khi răng hàm bị sâu chỉ dừng lại ở phần men răng, bác sĩ sẽ làm sạch và tiến hành trám răng, hàn răng để xử lý triệt để ổ sâu răng.

  • Khi răng hàm sâu vào phần tủy răng nhưng chưa ảnh hưởng đến chân răng, phần ngà răng còn nguyên vẹn, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy và trám đầy thân răng.

Sau khi điều trị thành công phần răng hàm bị sâu, Cô Chú, Anh Chị cần chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày vì sâu răng hàm có thể sẽ bị tái lại bất cứ lúc nào.

Đối với các răng hàm đã điều trị tủy thường sẽ trở nên nhạy cảm hơn, về lâu dài những răng này rất dễ bị vỡ do độ cứng, bền bị giảm khi không còn tủy nuôi dưỡng. Cô Chú, Anh Chị cần đặc biệt chú ý hạn chế ăn nhai đồ quá cứng, nên chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt và tốt cho tiêu hóa.

Trường hợp phải nhổ bỏ răng hàm bị sâu

Nếu sâu răng hàm quá nặng, không thể phục hồi và không thể điều trị bằng các phương pháp bảo tồn, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ toàn bộ răng hàm bị sâu. Đối với các trường hợp: sâu cụt phần chân răng, sâu răng tụt lợi, viêm nha chu, răng khôn mọc lệch... có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận, toàn bộ răng hàm bị sâu cũng sẽ được nhổ bỏ.

Trường hợp phải nhổ bỏ răng hàm bị sâu

Một số Cô Chú, Anh Chị sợ đau, thường không muốn nhổ răng hàm bị sâu. Tuy nhiên, việc cố giữ lại những chiếc răng đã hư hỏng sẽ khiến dễ tích tụ mảng bám và thức ăn, gây hôi miệng và cản trở quá trình vệ sinh răng.

Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến áp xe xương ổ răng với các biểu hiện sưng, đỏ, kèm theo sốt và đau nhức dai dẳng. Biến chứng nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu, có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nhổ răng hàm bị sâu đau không, có ảnh hưởng dây thần kinh không?

Với kỹ thuật nha khoa tiên tiến hiện nay, nhổ răng hàm bị sâu sẽ không đau và không ảnh hưởng đến dây thần kinh như nhiều Cô Chú, Anh Chị tưởng tượng. Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ khám tổng quát, chụp phim X-Quang và thực hiện một số xét nghiệm (nếu cần thiết).

Nhổ răng hàm bị sâu đau không, có ảnh hưởng dây thần kinh không?

Bên cạnh đó, nhờ tác dụng của thuốc tê, Cô Chú, Anh Chị sẽ không cảm thấy đau hoặc khó chịu khi bác sĩ tiến hành điều trị sâu răng hàm. Sau khi được nhổ, làm sạch các mô bệnh lý ở quanh chóp, Cô Chú, Anh Chị sẽ được ngậm chặt bông gòn trong khoảng 30-60 phút để cầm máu. Tiếp theo, Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn Cô Chú, Anh Chị cách chăm sóc răng tại nhà.

Tuy nhiên, sau khi nhổ răng sâu, Cô Chú, Anh Chị cũng sẽ đối mặt với những khó khăn như: lực nhai giảm sút, lệch khớp cắn, biến chứng tiêu xương vùng răng hàm… Do đó, bên cạnh việc nhổ răng hàm sâu, các bác sĩ thường khuyên Cô Chú, Anh Chị nên phục hồi răng hàm sau khi nhổ. Trong đó, cấy ghép Implant và cầu răng sứ là 2 phương pháp phục hồi răng được nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn.

Quy trình nhổ răng hàm bị sâu chuẩn Y khoa

Để đảm bảo an toàn, hạn chế đau nhức và giúp lành thương nhanh, quy trình nhổ răng hàm bị sâu phải được thực hiện bằng công nghệ hiện đại và tuân thủ khắt khe theo các bước tiêu chuẩn dưới đây.

Bước 1: Thăm khám, chụp phim X-quang và tư vấn

Bước 1: Thăm khám, chụp phim X-quang và tư vấn

Trước tiên, Cô Chú, Anh Chị sẽ được bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng hiện tại. Sau đó sẽ thực hiện chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng hàm bị sâu. Từ đó xác định mức độ khó nhổ của răng và có hướng điều trị phù hợp.

Đối với trường hợp cần nhổ răng khôn, Cô Chú, Anh Chị nên cung cấp các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh, như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, máu khó đông, tim mạch,...

Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ răng miệng

Tiếp theo, Cô Chú, Anh Chị sẽ được vệ sinh sạch sẽ khoang miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng, để đảm bảo quá trình nhổ răng không xảy ra viêm nhiễm hay biến chứng.

Bước 3: Tiến hành sát khuẩn và gây tê

Tuy chỉ là tiểu phẫu nhưng gây tê là điều bắt buộc trước khi nhổ răng hàm, nhất là nhổ răng khôn.

Sau khi gây tê, thuốc tê ngấm vào khu vực nướu xung quanh răng cần nhổ, Cô Chú, Anh Chị sẽ không cảm nhận được bất kỳ sự đau đớn hay khó chịu nào trong suốt quá trình nhổ răng.

Bước 4: Tiến hành nhổ răng hàm bị sâu

Bước 4: Tiến hành nhổ răng hàm bị sâu

Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị và công nghệ nhổ răng hiện đại để loại bỏ chiếc răng hàm bị sâu. Quá trình này diễn ra cẩn thận, tỉ mỉ và cẩn thận. Thời gian nhổ răng có thể kéo dài từ 20-30 phút/ răng tùy từng trường hợp.

Bước 5: Khâu, đóng vết thương

Kết thúc quá trình nhổ răng, bác sĩ sẽ làm sạch vết thương lần cuối, sau đó khâu vết thương lại với chỉ nha khoa. Cô Chú, Anh Chị sẽ cắn chặt bông gòn cầm máu và lưu lại nha khoa 30 phút để theo dõi.

Bước 6: Kê đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc răng tại nhà

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau cho Cô Chú, Anh Chị và hẹn lịch tái khám sau một tuần để cắt chỉ. Tiếp đó sẽ có một số lưu ý khi chăm sóc răng miệng tại nhà.

>> Xem thêm: Địa chỉ cấy ghép Implant ở đâu tốt

Phương pháp phục hồi răng sau khi nhổ răng hàm bị sâu

Răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng khi ăn nhai và ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ gương mặt, do đó sau khi nhổ răng hàm bị sâu, Cô Chú, Anh Chị cần có kế hoạch phục hồi vị trí bị mất răng càng sớm càng tốt.

Hiện nay có 2 phương pháp phục hồi răng được nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn, đó là làm cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

Làm cầu răng sứ cho răng hàm

Cầu răng sứ là giải pháp phục hình răng cố định phổ biến hiện nay. Bằng cách mài 2 răng thật kề bên vị trí mất răng để làm trụ nâng đỡ dãy cầu sứ liền kề(trụ cầu). Cầu răng sứ sẽ gồm: mão sứ bọc bên ngoài trụ cầu và thân răng sứ thay thế vị trí răng đã mất.

Làm cầu răng sứ cho răng hàm

Phục hình răng hàm bị sâu bằng cầu răng sứ với thời gian thực hiện nhanh chóng, độ thẩm mỹ cao, mang lại cảm giác ăn nhai chân thật. Tuy nhiên phương pháp này còn khá nhiều hạn chế:

  • Khó áp dụng nếu mất răng hàm số 7 vì răng khôn số 8 thường gặp biến chứng mọc ngầm, mọc lệch… không thể làm trụ cầu;

  • Ảnh hưởng đến răng xung quanh do phải mài răng thật kề bên làm trụ khiến các răng mất đi lớp men răng bảo vệ,dưới tác dụng ăn nhai sẽ dễ bị sâu, viêm dẫn đến mất răng.

  • Cầu răng sứ chỉ thay thế được phần răng ở trên chứ không thay thế được chân răng nên biến chứng tiêu xương hàm vẫn tiếp diễn kèm theo các hậu quả mất răng như răng thật bị nghiêng, xô lệch, thưa răng…

  • Tuổi thọ trung bình của cầu răng sứ tương đối ngắn chỉ từ 7-10 năm trong trường hợp Cô Chú, Anh Chị chăm sóc kỹ lưỡng và có tình trạng răng miệng khỏe mạnh.

Trồng răng Implant thay thế răng hàm bị sâu phải nhổ bỏ

Cấy ghép Implant là kỹ thuật phục hồi răng bằng cách cấy ghép chân răng giả làm bằng titanium vào bên trong xương hàm ở vị trí răng đã mất để tạo ra các chân răng nhân tạo, rồi phục hình mão răng lên trên thông qua khớp nối với mục đích thay thế răng đã mất. Các bộ phận của một chiếc răng Implant hoàn chỉnh bao gồm trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ.

Trồng răng Implant thay thế răng hàm bị sâu phải nhổ bỏ

Là kỹ thuật phục hồi răng hiện đại nhất, cấy ghép Implant sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Phục hồi răng đã mất toàn diện cả về chức năng nhai cũng như thẩm mỹ giống như một chiếc răng thật.

  • Ngăn chặn tình trạng tiêu xương, tụt lợi nhờ vào việc cấy ghép trụ Implant thay thế cho chân răng.

  • Tuổi thọ lâu bền 25 năm. Nếu chăm sóc đúng cách, tuổi thọ của Implant có thể kéo dài trọn đời.

  • Không làm ảnh hưởng đến răng khác, chỉ cấy ghép Implant độc lập tại vị trí mất răng.

Như vậy, so với làm cầu răng sứ thì cấy ghép Implant phục hồi răng hàm bị sâu phải nhổ bỏ có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn: giúp Cô Chú, Anh Chị phục hồi chiếc răng bị mất ở đúng vị trí, không làm ảnh hưởng đến răng kế cận, chức năng ăn nhai tốt hơn với độ chắc chắn cao khi có cả chân và thân răng, tuổi thọ đến trọn đời nếu chăm sóc tốt…

Với những thông tin trên đây, hy vọng Cô Chú, Anh Chị đã biết được lời giải đáp cho thắc mắc có nên nhổ răng hàm bị sâu không?. Để bảo vệ răng hàm cũng như tất cả các răng trên cung hàm, tránh nhổ bỏ do sâu răng Cô Chú, Anh Chị hãy ghi nhớ giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày và duy trì thăm khám sức khỏe răng miệng ít nhất 6 tháng/ lần nhé!

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất do thiếu hụt canxi, vui lòng liên hệ Dr. Care Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề