Tư vấn có nên nhổ răng khôn bị sâu không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Nếu phát hiện sớm, bạn không cần phải nhổ răng khôn bị sâu, thay vào đó là những cách giúp giữ lại răng như gel Florua, trám răng, nạo tủy.

Răng khôn nằm ở sâu bên trong cung hàm nên rất khó để vệ sinh răng sạch sẽ. Bên cạnh đó, đây còn là khu vực khiến các vụn thức ăn bị mắc kẹt, từ đó dẫn đến hiện tượng răng khôn bị sâu. Vậy mọi người cần làm gì khi bị sâu răng khôn?

1. Nguyên nhân và dấu hiệu của răng khôn bị sâu

Sâu răng là bệnh lý răng miệng mà ai cũng có thể mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng bị sâu răng khôn là do khu vực răng khôn không được vệ sinh sạch sẽ. Lúc này các vụn thức ăn mắc kẹt kết hợp cùng vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng và nước bọt sẽ tạo thành các mảng bám.

Mảng bám chứa rất nhiều axit. Các axit này có khả năng phá vỡ lớp men bảo vệ răng, gây ra hiện tượng xói mòn. Về lâu dài, các axit sẽ tạo ra lỗ nhỏ li ti trên răng, khiến răng khôn bị sâu.

răng khôn bị sâu

Sâu răng sẽ từ từ xâm nhập vào tủy răng, khiến bạn bị đau nhức dữ dội

Các dấu hiệu cho thấy bạn đã bị bị sâu răng khôn:

- Đau răng: Cơn đau có thể xuất hiện liên tục hoặc ngắt quãng kể cả khi không tác động vào răng.

- Răng khôn bị nhạy cảm: Cảm thấy đau hoặc ê buốt khi dùng những thực phẩm lạnh, ngọt hoặc chua.

- Răng khôn thay đổi màu sắc: Dấu hiệu này dễ quan sát hơn ở răng khôn hàm răng dưới so với sâu răng khôn hàm trên. Lúc này bạn có thể thấy những đốm xám, nâu hoặc đen xuất hiện trên bề mặt răng.

- Hơi thở có mùi: Sâu răng làm hình thành các lỗ trên bề mặt răng khiến vụn thức ăn bị mắc kẹt, đồng thời khu vực răng khôn cũng rất khó vệ sinh sạch sẽ. Chính những điều này đã khiến sâu răng trở thành ổ vi khuẩn và tiết ra mùi khó chịu.

2. Hậu quả khi bị sâu răng khôn?

Sức khỏe răng miệng bị giảm sút:

Ở giai đoạn đầu, sâu răng chỉ tấn công vào lớp men bên ngoài răng. Tuy nhiên về lâu dài, sâu răng dần xâm nhập vào bên trong tủy, nơi tập trung nhiều dây thần kinh và các mạch máu. Lúc này, các tổn thương sẽ khiến bạn vô cùng đau nhức và nguy cơ mất răng vô cùng cao.

Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa:

Do không thể ăn nhai được bình thường nên dễ bị biếng ăn hoặc nhai không kỹ. Khi bỏ ăn hoặc đưa những thức ăn chưa được nhai kỹ vào đường tiêu hóa, đường tiêu hóa có khả năng xuất hiện các vấn đề như đau dạ dày, sa dạ dày, trĩ,...

răng khôn bị sâu

Đau răng khiến hệ tiêu hóa của bạn cũng bị ảnh hưởng tiêu cực

Mất ngủ:

Những cơn ê buốt, đau nhức dữ dội sẽ khiến bạn không thể ngủ ngon giấc, đặc biệt là với những người có thói quen nghiến răng. Nếu càng để lâu, bạn sẽ bị suy nhược cơ thể, đồng thời có sự thay đổi về tính cách như hay cáu gắt, bứt rứt, khó chịu,...

3. Răng khôn bị sâu phải làm sao?

Nhiều người thường nghĩ nhổ răng là phương pháp duy nhất để điều trị sâu răng. Thực tế, bạn không cần phải nhổ răng khôn hàm dưới bị sâu hoặc hàm trên bị sâu. Theo đó, nhổ răng chỉ là phương pháp cuối cùng nếu tình trạng sâu răng đã quá nặng. Tùy theo giai đoạn mà Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị riêng mà không cần nhổ bỏ răng bị sâu.

răng khôn bị sâu

Răng khôn bị sâu có nên nhổ không là vấn đề nhiều người quan tâm

- Gel Florua: Nếu bị sâu răng khôn ở giai đoạn đầu, Bác sĩ sẽ dùng gel Florua để tăng cường men răng. Nhờ đó, răng của bạn sẽ có khả năng chống lại các axit từ mảng bám, giúp ngăn ngừa sâu răng phát triển.

- Trám răng: Trong trường hợp đã xuất hiện lỗ sâu nhưng chưa xâm nhập vào tủy, Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng. Phương pháp này có hơi ê buốt nên Bác sĩ có thể gây tê cục bộ trước khi tiến hành trám.

- Nạo tủy: Nạo tủy sẽ được áp dụng nếu sâu răng đã xâm nhập vào tủy răng. Do chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh nên phương pháp này có thể gây khó chịu với nhiều người.

- Nhổ bỏ răng: Khi răng đã bị hư hỏng quá nặng, có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng kế cận, Bác sĩ buộc phải nhổ bỏ răng này để bảo vệ sức khỏe răng miệng của Khác hàng. Vậy nhổ răng khôn bị sâu có đau không?

Trong quá trình nhổ răng, Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nên bạn sẽ không có cảm giác đau khi nhổ. Sau khi đã nhổ răng và thuốc tê dần tan, bạn có thể cảm giác ê buốt. Để giảm đau và đẩy nhanh quá trình lành thương, bạn cần tích cực nghỉ ngơi, uống thuốc theo chỉ định Bác sĩ và ăn thực phẩm mềm lỏng.

Hiện nay có rất nhiều người bị sâu răng khôn nhưng chưa chủ động đi thăm khám và điều trị. Điều này không chỉ khiến tăng nguy cơ mất răng khôn mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến các răng kế cận. Nếu phát hiện ngay từ giai đoạn đầu, bạn sẽ không cần phải nhổ răng khôn bị sâu, thay vào đó là những phương pháp giúp giữ lại răng khôn.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

Những điều cần biết để giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Những điều cần biết để giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Đau là biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng. Để giảm đau sau khi nhổ răng khôn, Khách hàng có thể chườm lạnh - nóng, nằm gối cao, thư giãn,...

img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner