Top 5 nguyên nhân gây đau răng phổ biến hiện nay

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Đau răng là một trong các vấn đề về răng miệng phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt. Vậy nguyên nhân gây đau răng và cách điều trị như thế nào?

Đau răng là triệu chứng thường gặp, gây nhiều khó chịu và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Thế nhưng, lại có rất nhiều người chủ quan, không thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân kịp thời, gây tổn thương xương ổ răng, viêm nha chu và mất răng. Vậy nguyên nhân gây đau răng là gì và nên chữa trị như thế nào?

Top 5 nguyên nhân gây đau răng thường gặp

1. Sâu răng

Top 5 nguyên nhân gây đau răng phổ biến hiện nay

Sâu răng là là nguyên nhân gây đau răng phổ biến

Sâu răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau răng, thường xảy ra khi:

  • Vệ sinh răng miệng kém.

  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit, đường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

  • Ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng, làm yếu men răng, răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.

  • Ăn đồ ăn cứng hoặc cắn đồ cứng gây nứt, mẻ răng, hình thành các lỗ hổng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Trên răng xuất hiện lỗ sâu nhỏ hoặc lớn, màu ố vàng, nâu hoặc đen

  • Đau nhức răng, gây khó chịu, cơn đau càng tăng khi ăn đồ ngọt, đồ quá nóng hoặc quá lạnh, khi thức ăn chèn lỗ sâu.

Cách điều trị:

  1. Nạo bỏ vùng bị sâu.

  2. Điều trị tuỷ khi bị viêm tuỷ, hoại tử tuỷ hoặc nhiễm trùng quanh chóp răng mức độ nhẹ.

  3. Trám răng.

  4. Bọc răng sứ nếu cần.

  5. Nhổ răng và trồng răng giả nếu sâu nặng.

2. Nổi áp-xe răng

Top 5 nguyên nhân gây đau răng phổ biến hiện nay

Tình trạng nổi áp-xe cũng gây đau nhức răng miệng

Áp-xe gồm 2 loại: áp-xe quanh chóp răng và áp-xe nha chu (túi nha chu hay túi mủ). Bệnh xảy ra khi:

  • Biến chứng từ việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám trên răng gây ra mủ.

  • Cắn hoặc ăn đồ ăn cứng gây nứt, mẻ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tuỷ răng, gây nhiễm trùng, hình thành khối áp-xe.

  • Hình thành từ một răng bị sâu, lâu ngày không được điều trị gây viêm tuỷ răng và gây nổi áp-xe.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau nhức răng do vùng áp-xe tạo áp lực chèn ép lên các dây thần kinh, nướu, chân răng và tuỷ răng. Cơn đau tăng khi thực hiện hoạt động nhai, cắn.

  • Ê răng khi trời nóng hoặc lạnh.

  • Miệng có vị đắng, hơi thở hôi.

  • Vùng bị áp-xe và các vị trí xung quanh sưng đỏ, nhức, đôi khi sẽ bị chảy mủ trắng hoặc vàng.

  • Một số trường hợp có thể gây sốt, người nóng, mệt mỏi, sưng hạch cổ.

Cách điều trị: tuỳ vào vị trí áp-xe sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Chích rạch áp-xe.

  • Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng.

  • Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sỹ.

  • Điều trị tuỷ nếu cần để loại bỏ nguyên nhân gây áp-xe.

  • Lấy vôi răng, trám răng sâu.

  • Xử lý mảnh nứt, mẻ răng.

  • Trường hợp răng không thể bảo tồn sẽ tiến hành nhổ răng và trồng răng giả.

3. Mọc răng

Mọc răng cũng gây nên những cơn đau nhức răng hàm, đặc biệt là quá trình mọc răng khôn khi bước vào độ tuổi 18 – 26. Mọc răng gây đau nhức khi:

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt do bị lợi và xương che mất.

  • Răng mọc đâm sang răng bên cạnh, gây đau nhức răng và nướu, ảnh hưởng đến răng kế cận.

Top 5 nguyên nhân gây đau răng phổ biến hiện nay

Tình trạng răng mọc sai vị trí có thể gây ra đau nhức răng hàm

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau nhức ở vị trí mọc răng và các răng xung quanh. Cơn đau âm ỉ kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, đau nhiều hơn khi răng phát triển, thời gian mọc răng có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.

  • Nướu răng sưng đỏ, ê buốt.

  • Gây sốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đôi khi mất ngủ vì cơn đau răng.

  • Lâu ngày không điều trị tình trạng mọc sai vị trí của răng, có thể sẽ ảnh hưởng đến các răng kế cận, đâm vào nướu làm nhiễm trùng nướu, thậm chí có thể đâm vào má.

Cách điều trị:

  • Rạch lợi trùm để răng phát triển bình thường (trong trường hợp răng mọc thẳng).

  • Đối với các trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật nhổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.

  • Súc miệng bằng nước muối để sát trùng vùng nướu bị sưng.

  • Giữ gìn vệ sinh vùng mọc răng để tránh hình thành các mảng bám trên răng mới mọc.

4. Các bệnh về nướu

Các bệnh lý về nướu ảnh hưởng rất nhiều đến răng, thậm chí là gây hỏng răng nếu không được chữa trị kịp thời. Các bệnh về nướu gồm có: nhiễm trùng nướu, viêm nướu, viêm nha chu....

Bệnh về nướu thường hình thành sự kích ứng do độc tố tiết ra từ vi khuẩn có hại trú trong các mảng bám ở răng. Một số trường hợp khác, sự thay đổi hormon (thường ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ mang thai), tác dụng phụ của thuốc tây...cũng gây kích ứng nướu.

Triệu chứng:

  • Răng đau nhức.

  • Nướu đau âm ỉ, dễ tổn thương và chảy máu, ảnh hưởng đến hoạt động nhai.

  • Tụt nướu, phần chân răng hiện ra nhiều hơn.

  • Lâu ngày xuất hiện các túi mủ quanh nướu.

  • Nướu sưng, đỏ, không chắc chắn, không ôm sát chân răng.

Top 5 nguyên nhân gây đau răng phổ biến hiện nay

Hình ảnh nướu khoẻ mạnh (bên trái) và nướu bị viêm, sưng (bên phải)

Cách điều trị:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng để giảm sự phát triển của vi khuẩn.

  • Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, giảm sưng tấy.

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sỹ.

  • Làm sạch cao răng.

  • Trường hợp viêm nướu nặng chuyển biến thành viêm nha chu, xuất hiện các túi mủ thì cần phải nạo sạch mủ nha chu để loại bỏ vi khuẩn.

  • Nếu ảnh hưởng quá nhiều đến răng và tuỷ răng, răng không còn khả năng bảo tồn thì buộc phải nhổ bỏ và trồng răng giả.

5. Loạn năng thái dương hàm

Khớp thái dương là khớp động duy nhất của phần sọ mặt, có chức năng hỗ trợ các hoạt động nhai, nói, nuốt... Khớp thái dương hàm bị đau khi:

  • Thói quen nhai một bên hàm lâu ngày gây ra hội chứng loạn năng khớp thái dương.

  • Thoái hoá sụn trên khớp thái dương.

  • Mòn đĩa đệm.

  • Chấn thương do tai nạn.

  • Co thắt cơ quanh khớp.

Top 5 nguyên nhân gây đau răng phổ biến hiện nay

Loạn năng thái dương hàm khiến răng đau nhức, khó hoạt động

Triệu chứng:

  • Đau nhức răng.

  • Hạn chế trong các vận động của răng, hàm như nhai, cắn, nói, há miệng...

  • Khi há miệng có tiếng lạo xạo ở vùng khớp thái dương hàm.

  • Về lâu dài sẽ làm giãn khớp thái dương, dễ chuyển sang trật khớp.

Điều trị:

  • Dùng thuốc kháng viêm, giảm đau.

  • Vật lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng...

  • Gắn máng nhai hằng ngày để cân bằng lại hệ thống nhai.

  • Can thiệp vào bộ răng và hệ thống nhai khi bệnh nặng: ở giai đoạn này, sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh mà bác sỹ sẽ lựa chọn các phương pháp như mài, điều chỉnh khớp cắn, phẫu thuật, nhổ răng...

Cách phòng ngừa các nguyên nhân gây đau răng

  • Chải răng đúng cách, ít nhất 2 lần/ ngày.

  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng miệng sau mỗi bữa ăn.

  • Dùng nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám ở răng.

  • chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các loại Vitamin và muối khoáng.

  • Hạn chế ăn đồ ngọt, dẻo, nhiều chất béo...; uống rượu, bia, cà phê, nước ngọt...

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

  • Khám răng và cạo vôi răng định kỳ 4 – 6 tháng/ 1 lần.

Hiểu rõ những nguyên nhân gây đau răng là gì là yếu tố giúp cô chú/anh chị phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn.

Tuy nhiên, tùy vào từng tình trạng sức khỏe răng miệng mà Bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa trị đau răng khác nhau. Vì vậy, tốt nhất cô chú/anh chị nên chủ động đến địa chỉ nha khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời khi nhận thấy những biểu hiện đau răng bất thường.

>>Xem thêm: Cấy ghép Implant là gì? Những lưu ý khi cấy ghép Implant

Thông tin liên hệ Dr. Care

Để được tư vấn kỹ lưỡng hơn về chi tiết dịch vụ, cô chú/anh chị vui lòng liên hệ Dr. Care - Nha khoa chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên đầu tiên tại Việt nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Gọi ngay để được Trợ lý bác sĩ tư vấn MIỄN PHÍ: 0909 47 8910 (Ms Song Vân).

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết liên quan

Viêm tủy răng là gì? Những hậu quả khi bị viêm tủy răng?

Viêm tủy răng là gì? Những hậu quả khi bị viêm tủy răng?

Răng ê buốt: Nguyên nhân, hậu quả và cách chăm sóc

Răng ê buốt: Nguyên nhân, hậu quả và cách chăm sóc

Răng trắng có tốt không? Làm thế nào để răng trắng sáng?

Răng trắng có tốt không? Làm thế nào để răng trắng sáng?

Nguyên nhân và cách xử lý răng bị mẻ tại nhà

Nguyên nhân và cách xử lý răng bị mẻ tại nhà

Tụt lợi là gì và cách chữa tụt lợi chân răng

Tụt lợi là gì và cách chữa tụt lợi chân răng

Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị vĩnh viễn

Chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị vĩnh viễn