Đau quai hàm: Nguyên nhân, chuẩn đoán và điều trị

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Đau quai hàm một hoặc cả hai bên mặt, đặc biệt đau khi ăn và nhai, có thể kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mỏi cổ, đau tai, nhức hai bên thái dương… Trường hợp nhẹ có thể giải quyết bằng cách chườm nước nóng hoặc đá lạnh, kết hợp xoa bóp xung quanh hàm.

Đau quai hàm là gì? Các loại đau quai hàm phổ biến?

Đau quai hàm thường đến đột ngột sau đó tự biến mất
Đau quai hàm thường đến đột ngột sau đó tự biến mất

Đau quai hàm là bệnh lý phổ biến ở người trung niên. Ban đầu khi đau quai hàm Cô Chú, Anh Chị cảm giác đau nhẹ, đột ngột xuất hiện sau đó tự biến mất. Càng về sau những cơn đau này sẽ càng dữ dội, kéo dài trong nhiều ngày.

Đau quai hàm là gì?

Đau quai hàm là tình trạng những cơn đau xuất hiện xung quanh vùng hàm, có thể là một hoặc cả hai bên, nặng nhất là các trường hợp đau buốt quai hàm gần tai. Trường hợp nhẹ, cảm giác đau tới đột ngột và cũng biến mất nhanh chóng. Tuy nhiên, khi biến chuyển nặng thì khớp xương hàm sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt, cử động miệng thường ngày như nói chuyện, ăn uống đều gây đau đớn, khó chịu vô cùng.

Hiện tượng đau quai hàm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, người già trẻ nhỏ đều có khả năng mắc phải tình trạng này, nhưng thường phổ biến ở người trưởng thành hơn. Một số đối tượng có khả năng đau quai hàm nhiều hơn như phụ nữ giai đoạn dậy thì và mãn kinh.

[cta-insite]

Các loại đau quai hàm phổ biến

Nhìn chung, các loại đau quai hàm đều có triệu chứng tương đối giống nhau là đau đớn xung quanh vùng hàm. Thế nhưng xét chi tiết và phân loại theo nguyên nhân thì chúng được chia làm các loại phổ biến như:

  • Đau quai hàm trái

  • Đau quai hàm phải

  • Đau xương hàm

  • Đau hàm dưới cằm

Đau quai hàm trái

Đau quai hàm trái là tình trạng đau nhức khớp xương hàm phía bên trái khuôn mặt. Cơn đau có thể biến mất sau một thời gian ngắn hoặc dai dẳng khó chịu, tùy thuộc vào các triệu chứng kèm theo. Đây là một trong các dạng đau quai hàm một bên tương đối phổ biến ở người trưởng thành, thông thường không quá nguy hiểm và có thể chữa trị tại nhà.

Đau quai hàm phải

Tương tự bên trái, phía quai hàm bên phải có cũng có thể gặp tình trạng đau nhức, khó chịu. Nguyên nhân của tình trạng này thường do thói quen ngủ sai tư thế, nằm nghiêng bên phải trong thời gian dài khiến khớp xương hàm bị tổn thương.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Đau xương hàm

đau xương hàm
Đau xương hàm là triệu chứng tương đối nghiêm trọng khi gặp phải tình trạng đau quai hàm

Đau xương hàm hay đau toàn hàm là tình trạng đau nhức xương hai bên hàm, thường đi kèm triệu chứng quai hàm bị sưng, đau đầu, đau thái dương, chóng mặt, sốt dai dẳng… Đây là tình trạng tương đối nghiêm trọng, có thể là dấu hiệu của các bệnh lý rối loạn khớp hàm và cơ mặt như viêm khớp thái dương hàm, loạn thái dương hàm,…

Khi bị tình trạng này trong thời gian dài, Cô Chú, Anh Chị nên đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Đau quai hàm dưới cằm

Đau quai hàm dưới cằm là tình trạng đau đớn vùng hàm phía dưới cằm, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau các răng hàm lớn 2, 3, đau dưới lưỡi, khó thở, phù nề thanh quản… thì đây là dấu hiệu của viêm, sưng hạch hay thậm chí là nhiễm trùng khoang dưới hàm.

>> Xem thêm:Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Nguyên nhân của đau quai hàm

Nguyên nhân đau quai hàm thường do khớp hàm bị chấn thương hoặc đang gặp phải các vấn đề liên quan đến bộ phận này. Tuy nhiên, một số trường hợp đau quai hàm có thể là dấu hiệu sâu xa của khối u ác tính (ung thư). Các nguyên nhân thường thấy của đau quai hàm có thể kể đến:

  • Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)

  • Nghiến răng

  • Đau do răng (bệnh răng miệng)

  • Viêm tủy xương quai hàm

  • Thoái hóa đĩa đệm hỗ trợ chuyển động của hàm (Viêm khớp)

  • Hoại tử xương hàm

  • Viêm tủy xương

  • Ung thư

  • Nhiễm trùng

  • Đau đầu do căng thẳng

  • Đau dây thần kinh sinh ba

  • Các tình trạng liên quan đến tự miễn

  • Một số tình trạng khác có thể làm đau quai hàm hay đau vùng đầu mặt:

+ Rối loạn tuyến nước bọt.

+ Căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ.

+ Khó thở khi ngủ.

+ Đau cơ xơ hóa.

+ Một số tình trạng sức khỏe tâm thần.

Nguyên nhân của đau quai hàm
Nguyên nhân của đau quai hàm rất đa dạng

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ)

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ) là thuật ngữ chỉ chung các tình trạng rối loạn chức năng hoặc đau ở khớp và mặt, bao gồm cả đau đầu. Cơn đau thường xảy ra trong hoặc xung quanh khớp thái dương hàm (TMJ), đau ở cơ nhai, cơ đầu cổ, cân cơ.

Thông thường, người được xem là bị rối loạn thái dương hàm khi bị đau đớn trong thời gian dài, chuyển động khớp hàm bị hạn chế đến mức nghiêm trọng và phải can thiệp bằng các phương pháp chuyên khoa y tế.

TMD (Temporomandibular Joint disorder - TMD) là hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, diễn ra khi cơ hàm và hai hàm răng hoạt động không khớp với nhau. Người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm thường phát sinh những cơn đau nhức lặp đi lặp lại nhiều lần ở vùng nối giữa hàm dưới với xương sọ

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bệnh TMJ và TMD là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Nghiến răng

Thói quen nghiến răng trong lúc ngủ hoặc cắn chặt răng lúc vận động thể dục thể thao cũng là nguyên nhân của tình trạng đau quai hàm. Trên thực tế, đau quai hàm hay cụ thể là rối loạn thái dương hàm thường xuất phát từ thói quen này nguy hại này.

Đau do răng (bệnh răng miệng)

Một số bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm chân răng, sâu răng… cũng có thể gây đau quai hàm bên trái hoặc bên phải. Giai đoạn răng khôn mọc cũng có thể khiến quai hàm bị sưng và đau một thời gian.

Sâu răng là tình trạng tổn thương các mô cứng của răng (hay còn gọi là quá trình khử khoáng), gây ra bởi sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Tình trạng này tạo thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng.

Viêm tủy xương quai hàm

Viêm tủy xương hàm hay viêm tủy răng xương hàm là tình trạng tủy răng và các mô xung quanh bị viêm dẫn đến đau dữ dội, các triệu chứng thường là đau, sưng tấy quai hàm, đau đầu, ê buốt răng… Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không bảo đảm dẫn đến sâu răng, tổn thương tủy.

Thoái hóa đĩa đệm hỗ trợ chuyển động của hàm (Viêm khớp)

Đây là bệnh lý thường thấy ở người lớn tuổi, lúc này xương khớp hàm bị thoái hóa trở nên mỏng đi khiến các đầu khớp cọ xát trực tiếp vào nhau và gây đau nhức, khó chịu.

Hoại tử xương hàm

Hoại tử xương hàm (ONJ) chưa được định nghĩa thống nhất và thường coi như tổn thương vùng cơ xương hàm dưới hoặc xương hàm trên. Tình trạng này có thể tự phát, sau khi nhổ răng hoặc chịu tổn thương nào đó, gây đau đơn cho vùng quai hàm bị hoại tử.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉcấy ghép Implant tại TP.HCM

Viêm tủy xương

Viêm tủy xương hay viêm xương tủy hàm thường do 2 nhóm nguyên nhân chính: do răng và không phải do răng. Các nguyên nhân liên quan đến răng chủ yếu như bệnh ở răng, cuống răng lan vào xương, viêm tổ chức răng, xử lý nhổ răng không đúng cách… dẫn đến viêm xương.

Nguyên nhân còn lại có thể do chấn thương. nhiễm khuẩn qua da, vết thương vùng hàm mặt. Triệu chứng của viêm xương thường gây đau đớn kéo dài vùng quai hàm, cần phải can thiệp y tế để giải quyết tình trạng này.

Ung thư

Một trong những nguyên nhân của đau quai hàm có thể là ung thư xương hàm. Đặc biệt, đau hàm thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của ung thư hàm, vô cùng nghiêm trọng. Khối u phát triển kéo theo cơn đau ngày một dai dẳng hơn, nó thường liên tục, âm ỉ, lan tỏa đến cổ hoặc mặt nếu khối u đè lên dây thần kinh.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng khoang dưới hàm là tình trạng viêm tấy mô mềm trong khoang dưới hàm ở vị trí dưới miệng. Tình trạng này khiến viêm tấy toàn bộ vùng xương móng, khoang dưới hàm, sàn miệng và cả khoang dưới lưỡi gây đau quai hàm nghiêm trọng.

Đau đầu do căng thẳng

Căng thẳng, áp lực công việc, lo âu quá mức cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến đau quai hàm, nó có thể tạo thành thói quen nghiến răng gây tổn thương xương hàm, về lâu dài làm đau nhức quai hàm.

Đau dây thần kinh sinh ba

Dây thần kinh sinh ba còn có tên gọi khác là dây thần kinh tam thoa hay dây thần kinh sọ não V. Cơn đau thường xuất hiện một bên mặt, lan dọc xương gò má, mũi, môi… Một số trường hợp có thể đau vùng trán và xung quanh ổ mắt.

Đau dây thần kinh sinh ba
Đau dây thần kinh sinh ba gây đau nhiều nhóm cơ mặt

Các tình trạng liên quan đến tự miễn

Rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch gây nên các bệnh tự miễn, tác động vào nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có vùng xương hàm mặt. Do đó, đây cũng được coi là nguyên nhân dẫn đến đau quai hàm.

Một số tình trạng khác có thể làm đau quai hàm hay đau vùng đầu mặt

Bên cạnh các biểu hiện bệnh lý dễ dàng nhận biết, đau quai hàm có thể do tác động của các yếu tố khác như: Rối loạn tuyến nước bọt, căng thẳng, mệt mỏi và thiếu ngủ, khó thở khi ngủ, đau cơ xơ hóa… và một số tình trạng sức khỏe tâm thần khác.

Triệu chứng của đau quai hàm

Triệu chứng của đau quai hàm
Đau quai hàm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý

Khi các triệu chứng của đau quai hàm xuất hiện thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: viêm tuyến nước bọt, viêm tai giữa…Do đó khi phát hiện một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây, Cô Chú, Anh Chị nên tiến hành thăm khám kịp thời để phát hiện và điều trị đúng bệnh lý.

Các triệu chứng phổ biến khi đau quai hàm

Đau quai hàm thường không liên tục mà chỉ xuất hiện khi thực hiện các cử động xương hàm. Bên cạnh đó, vị trí cơn đau thường ở hàm trái, hàm phải hoặc đau dưới tai. Triệu chứng phổ biến như:

  • Khó đóng, mở miệng, khó khăn khi cử động hàm

  • Khi ăn nhai có thể phát ra tiếng kêu khớp

  • Khóa hàm, không cử động được hàm

  • Đau âm ỉ, đau hơn khi cử động miệng

  • Sốt nhẹ, nhức đầu

  • Đau răng

Các triệu chứng ít gặp khác

Trường hợp đau quai hàm do các bệnh lý răng miệng có thể kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng hơn như:

  • Sốt, đau đầu, chóng mặt, người mệt mỏi

  • Đau nhức tai, ù tai

  • Đau vùng xung quanh hốc mắt

  • Sưng tấy vùng hàm hai bên hoặc hàm dưới

  • Chảy máu chân răng

  • Sưng hạch dưới cổ

Chẩn đoán đau quai hàm như thế nào?

Để chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp, bác sĩ thăm khám theo quy trình cụ thể như sau:

Khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh

Đánh giá sơ lược về tình trạng của người bệnh với một số câu hỏi như:

- Cơn đau xuất hiện từ khi nào?

- Cơn đau thoáng chốc hay dai dẳng, âm ỉ?

- Thời gian gần đây có bị chấn thương hay tai nạn nào ảnh hưởng đến xương hàm không?

- Có bị nghiến răng khi ngủ không?

Khai thác bệnh sử, tiền sử bệnh
Khai thác tiểu sử bệnh giúp chẩn đoán tình trạng chính xác hơn

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng bao gồm việc đánh giá hoạt động của các dây thần kinh, xương cổ, xương hàm, miệng và các nhóm cơ mặt.

Khám cận lâm sàng

Thông thường không cần xét nghiệm máu trong trường hợp này, nhưng nếu nghi ngại về bệnh tự miễn, viêm nhiễm thì bác sĩ có thể chỉ định.

Chụp phim X-Quang

Tùy vào tình trạng của đau quai hàm mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp X-Quang cho phù hợp. Nhưng thường chỉ cần X-Quang đơn giản hoặc X-Quang toàn phần là được.

4 cách điều trị đau quai hàm phổ biến

Tùy theo triệu chứng của đau quai hàm mà Cô Chú, Anh Chị có thể chọn cách điều trị cho phù hợp, các phương pháp thường được khuyên dùng là:

  • Dùng thuốc Tây y theo chỉ định

  • Điều trị đau quai hàm bằng phương pháp Đông y

  • Phẫu thuật hàm

  • Chữa dứt điểm các bệnh răng miệng liên quan

Cách điều trị đau quai hàm
Uống thuốc sẽ giúp giải quyết cơn đau tạm thời

Dùng thuốc theo chỉ định

Nếu muốn giảm đau nhanh chóng, các loại thuốc như Ibuprofen và Acetaminophen là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là cách thức tạm thời và chỉ nên dùng cho các trường hợp nhẹ. Tình trạng đau quai hàm phức tạp hơn phải được thăm khám và kê đơn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị đau quai hàm bằng phương pháp Đông y

Hiện nay, xu thế của người bị đau nhức xương khớp nói chung và xương hàm nói riêng là sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Điều trị triệt để, tận gốc căn nguyên bệnh, vừa thân thiện cơ thể người, không gây tác dụng phụ.

Phẫu thuật hàm

Phương pháp thường chỉ được áp dụng cho điều trị ung thư xương hàm. Ngoài ra, trường hợp gãy xương hàm cũng cần sự can thiệp của kỹ thuật này.

Chữa dứt điểm các bệnh răng miệng liên quan

Rất nhiều trường hợp đau quai hàm do bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, sâu răng… Việc chúng ta cần làm chỉ là chữa dứt điểm các bệnh lý này, cơn đau quai hàm sẽ tự nhiên biến mất.

Mẹo chữa đau quai hàm tức thì

Trong trường hợp đau quai hàm nhẹ hoặc chưa có thời gian đến cơ sở y tế để thăm khám, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện một số mẹo sau đây:

Mẹo chữa đau quai hàm tại nhà

Thuốc giảm đau: Như đã đề cập ở trên, các loại thuốc Ibuprofen và Acetaminophen có thể nhanh chóng giảm đau.

Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Đây là cách dễ thực hiện nhất, tác dụng làm giãn cơ hàm, giảm sưng và giảm đau.

Xoa bóp vùng quai hàm bị đau: Dùng tay ấn vào vùng hàm bị đau rồi xoay tròn với lực vừa phải, đóng mở miệng và thực hiện lặp lại. Massage các cơ ở hai bên cổ cũng có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng.

Mẹo chữa đau quai hàm tại nhà
Chườm nước đá giúp giãn cơ và giảm đau nhanh chóng

Mẹo chữa sái quai hàm tại nhà

Trường hợp nhẹ, Cô Chú, Anh Chị có thể tự nắn quai hàm của mình cho đúng khớp bằng cách ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau nhiều lần. Khi thấy cử động dễ dàng hơn thì có nghĩa là xương hàm đã về đúng khớp.

Phòng tránh đau quai hàm như thế nào?

Phòng tránh đau quai hàm
Vệ sinh răng miệng thường xuyên cũng là cách phòng tránh đau quai hàm

Đau quai hàm là tình trạng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, thường không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, để phòng tránh đau quai hàm, chúng ta cần:

  • Hạn chế nhai kẹo cao su hoặc dùng răng cắn các vật cứng;

  • Tránh ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quái dai;

  • Dùng tay đỡ quai hàm dưới khi ngáp;

  • Điều chỉnh thói quen nghiến răng, đặc biệt là nghiến răng khi ngủ;

  • Bảo đảm tư thế ngủ khoa học;

  • Nhai thức ăn đều cả hai bên hàm;

  • Thường xuyên xoa bóp cơ miệng, vùng xung quanh hàm;

  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên;

  • Thăm khám nha khoa định kỳ.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để được tư vấn kỹ càng hơn, Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care - Implant Clinic - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

  • Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 - 21:00

  • Chủ Nhật: 8:00 - 17:00

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner