Há miệng bị đau quai hàm biểu hiện bệnh lý nào?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Há miệng bị đau quai hàm, không há to miệng được, ăn uống gặp nhiều khó khăn… đôi khi chỉ là tình trạng tạm thời nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Há miệng bị đau quai hàm nguyên nhân do đâu?

Há miệng bị đau quai hàm là tình trạng thường xuyên gặp phải trong đời sống hàng ngày. Thông thường, cơn đau chỉ tới bất chợt rồi tan biến ngay lập tức, tuy nhiên cũng nhiều trường hợp dai dẳng, biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng. Các nguyên nhân phổ biến là:

  • Tổn thương do tai nạn

  • Do stress, căng thẳng dẫn đến bị đau quai hàm khi há miệng

  • Do sai tư thế ngủ

  • Viêm khớp thái dương hàm

  • Răng khôn mọc lệch

Há miệng bị đau quai hàm nguyên nhân do đâu?
Há miệng bị đau quai hàm là tình trạng tương đối phổ biến

Tổn thương do tai nạn

Các tổn thương do tai nạn thường làm xương hàm bị ảnh hưởng, chấn thương do va đập (bị ngã, tai nạn xe,...) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm, lệch khớp cắn gây đau đớn trong quá trình cử động miệng.

Lệch khớp cắn là tình trạng lệch tâm của 2 hàm trên - dưới hoặc 2 hàm không cắn khít với nhau. Các răng trên cung hàm không thẳng hàng, mọc lệch lạc gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và khó khăn trong ăn nhai hay phát âm

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Lệch khớp cắn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách khắc phục tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Do stress, căng thẳng

Thường xuyên tăng ca, áp lực công việc và nhiều áp lực căng thẳng của cuộc sống cũng là lý do khiến tổn thương vùng xương hàm. Khi căng thẳng, Cô Chú, Anh Chị thường có xu hướng căng cứng nhiều nhóm cơ, trong đó có cơ hàm, dẫn đến tình trạng mỏi cơ, đau cơ khi cử động.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Do sai tư thế ngủ

Ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến của đau quai hàm ở lứa tuổi nhỏ. Việc nằm ngủ nghiêng, ngủ chèn tay… gây áp lực lên xương hàm trong thời gian dài, dần dần khiến xương bị lệch khớp cắn và xuất hiện tình trạng đau.

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ)

Viêm khớp thái dương hàm cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau quai hàm, cơn đau thường có chu kỳ, co thắt cơ, mất cân bằng trong vận động, chuyển nặng có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.

TMD (Temporomandibular Joint disorder - TMD) là hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, diễn ra khi cơ hàm và hai hàm răng hoạt động không khớp với nhau. Người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm thường phát sinh những cơn đau nhức lặp đi lặp lại nhiều lần ở vùng nối giữa hàm dưới với xương sọ

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bệnh TMJ và TMD là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách khắc phục tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Răng khôn mọc lệch

Răng khôn mọc lệch cũng là nguyên nhân gây khó chịu, sưng nướu và cảm giác đau đớn khi cử động hàm. Do bị lệch nên răng khôn có xu hướng đâm vào các răng bên cạnh, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, hư chân răng, tương đối nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách.

Dấu hiệu cần thăm khám khi bị đau quai hàm

Dấu hiệu cần thăm khám khi bị đau quai hàm
Cần thăm khám khi đau quai hàm trở nên nghiêm trọng

Các dấu hiệu của đau quai hàm rất dễ nhận biến và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Thông thường, Cô Chú, Anh Chị chỉ cần điều trị tại nhà cũng có thể khắc phục được. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì nên thăm khám y tế:

Khóa hàm, không thể cử động hàm

Đây là dấu hiệu cho thấy khớp thái dương hàm đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể đã bị lệch hẳn so với xương hàm, dẫn đến cơ hàm không thể cử động liền mạch như bình thường.

>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Hàm đau dai dẳng, xuất hiện các cơn sốt

Triệu chứng trên thường xuất hiện theo bệnh lý viêm răng miệng như viêm nướu, viêm khớp thái dương hàm hoặc do sâu răng, mọc răng khôn… Đây đều là những tình trạng mà Cô Chú, Anh Chị không thể tự giải quyết tại nhà mà cần đến sự can thiệp của điều trị y tế chuyên khoa.

Sưng hàm kèm theo lung lay răng, rụng răng

Dấu hiệu này cho thấy xương hàm bị tổn thương nghiêm trọng do khối u ác tính (ung thư). Tình trạng này tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra nên cần đặc biệt chú ý.

Điều trị há miệng bị đau quai hàm như thế nào?

Mẹo điều trị tại nhà

Trong đa số trường hợp, Cô Chú, Anh Chị chỉ cần vài mẹo nhỏ để giải quyết nhanh cơn đau và sinh hoạt ăn uống như bình thường. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể thực hiện tại nhà:

  • Massage quai hàm bị đau

  • Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn

  • Thực hiện các bài tập cho cơ hàm

Mẹo điều trị tại nhà
Một số bài tập cơ hàm có thể điều trị cơn đau

Massage quai hàm bị đau

Phương pháp này tương đối hữu hiệu, thực hiện bằng cách dùng lực tay ấn vào vùng xương hàm bị đau và xoay tròn, lặp lại đến khi cử động hàm dễ dàng hơn.

>> Xem thêm: Giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau

Chườm nóng hoặc đá lạnh giúp giãn cơ, giảm ê buốt do cơn đau hàm, từ đó giải quyết cơn đau nhanh chóng.

Uống thuốc giảm đau không kê đơn

Có thể sử dụng thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc kháng viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac, Meloxicam…) để nhanh chóng giải quyết tình trạng há miệng bị đau quai hàm.

Thực hiện các bài tập cho cơ hàm

Thực hiện các bài tập cho cơ hàm cũng là lựa chọn hiệu quả để xử lý tình trạng đau quai hàm. Có thể áp dụng các bài tập như: thư giãn hàm, mở miệng một phần, mở miệng toàn phần, mở miệng với lực cản…

Quy trình chẩn đoán, thăm khám đau quai hàm

Để điều trị hiệu quả nhất tình trạng này, bác sĩ thường thăm khám theo quy trình như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Khám lâm sàng bao gồm đánh giá tổng quan tình trạng xương cổ, xương hàm, các dây thần kinh, miệng, cơ mặt.

Chẩn đoán hình ảnh (chụp X-Quang)

Chụp X-Quang hoặc MRI cho phép nhận biết các tổn thương ở mức độ như thế nào và đưa ra được chẩn đoán chính xác nhất.

>> Xem thêm: Địa chỉ làm răng implant ở đâu tốt TP. HCM

Một số hạn chế cần lưu ý tránh tình trạng há miệng bị đau quai hàm

Một số hạn chế cần lưu ý tránh tình trạng há miệng bị đau quai hàm
Loại bỏ thói quen nghiến răng giúp phòng tránh đau quai hàm

Tình trạng há miệng bị đau quai hàm thường xuyên xuất hiện tại bất kỳ độ tuổi nào. Do đó, để tránh gặp phải tình trạng bất tiện này, Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Tránh nhai một bên hàm, nhai đều hai bên;

  • Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi;

  • Loại bỏ thói quen nghiến răng khi ngủ;

  • Hạn chế nhai đồ ăn cứng, dai.

Tránh nhai một bên hàm, nhai đều hai bên

Thói quen nhai hàm một bên trong thời gian dài sẽ khiến khớp hàm bị lệch khỏi trục vốn có. Theo thời gian, tình trạng có thể chuyển biến nặng và gây ra các bệnh lý nghiêm trọng.

Thường xuyên duy trì hàm ở tư thế nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi đúng cách cũng là cách để tránh tình trạng há miệng bị đau quai hàm, nó giúp nhóm cơ hàm có thời gian hồi phục, tái tạo năng lượng.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Loại bỏ thói quen nghiến răng

Một trong những cách can thiệp phổ biến là sử dụng máng chống nghiến giúp bảo vệ mặt răng khỏi sự mài mòn, máng còn giúp điều chỉnh thói quen vận động hàm, tránh hậu quả do vận động lệch khớp.

Hạn chế tiếp xúc với đồ ăn cứng, đồ ăn dai cũng là cách để phòng tránh đau quai hàm. Việc ép buộc hàm cử động với cường độ cao, liên tục trong thời gian dài dễ khiến các khớp hàm bị mài mòn, khô cứng.

Nghiến răngsự nghiến hoặc siết chặt các răng một cách quá mức, phát ra tiếng kêu. Tật này thường diễn ra khi ngủ, thường là các cô chú sẽ không ý thức được hành động này. Theo các số liệu thống kê, có khoảng từ 5 – 20% dân số người Việt Nam có dấu hiệu và triệu chứng của tật nghiến răng

Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Nghiến răng và những lưu ý khi trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để được tư vấn kỹ càng hơn Cô Chú, Anh Chị vui lòng liên hệ với Dr. Care - Implant Clinic Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant cho người trung niên tại Việt Nam:

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 - Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ nhật: 8:00 AM – 5:00 PM

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề