Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Ung thư nướu răng là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và giao tiếp. Bệnh xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng sai cách, thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có chất kích thích, kích thích mạn tính vào lợi,... Để phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng, Cô Chú, Anh Chị cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có các phương pháp hiệu quả.
Ung thư nướu răng là gì?
Ung thư nướu răng là một loại ung thư ở miệng, thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ do yếu tố hút thuốc, rượu bia. Ung thư nướu răng là tình trạng các tế bào niêm mạc miệng phát triển một cách bất thường, không dưới sự kiểm soát của cơ thể. Bệnh có thể xâm lấn các mô xung quanh và di căn đến các cơ quan khác.
Tế bào ung thư hình thành trên bề mặt nướu gây đau đớn. Ban đầu có biểu hiện giống các vết loét hoặc sưng tấy màu đỏ, trắng. Liên kết răng trở nên lỏng lẻo do nướu trở nên yếu đi. Dần dần răng có khả năng sẽ bị rụng. Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, không nên chủ quan trước bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng là vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân gây ung thư nướu răng
Để phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng, Cô Chú, Anh Chị có thể thông qua các nguyên nhân gây bệnh. Từ đó tìm ra được các lưu ý để ngăn chặn bệnh xảy ra. Ung thư nướu răng xảy ra khi tế bào nướu phát triển mất kiểm soát, tạo thành khối u ác tính. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh gồm:
Kích thích mạn tính vào lợi
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Hút thuốc lá và bia rượu thường xuyên
Làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm
Do yếu tố di truyền
Kích thích mạn tính vào lợi
Các thói quen xấu như nghiến răng, cắn chặt răng vào nướu hoặc do dùng răng giả không đảm bảo chất lượng, không đúng cách gây kích thích mạn tính vào lợi. Lợi bị tổn thương mạn tính và tăng nguy cơ dẫn đến ung thư.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Chăm sóc răng miệng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe hàm răng. Khi vệ sinh không sạch sẽ, không thường xuyên vệ sinh, đánh răng sai cách,... tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. Vi khuẩn tấn công vào niêm mạc miệng gây sâu răng, viêm nướu, thậm chí là ung thư khoang miệng.
Hút thuốc lá và bia rượu thường xuyên
Thuốc lá và rượu bia luôn là các tác nhân gây hại cho sức khỏe. Trong khói thuốc lá có hơn 7000 chất, hàng trăm loại có hại cho sức khỏe, 70 chất gây ung thư, chất gây nghiện và nhiều thành phần độc hại khác. Sử dụng thuốc lá và uống rượu bia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên (trong đó có ung thư khoang miệng).
Làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm
Môi trường chứa nhiều tia UV, tia X, các chất độc hại, làm việc thường xuyên dưới trời nắng gắt và không cung cấp đủ nước,... rất không tốt cho sức khỏe con người. Thường xuyên làm việc, tiếp xúc với hóa chất độc hại, ô nhiễm là tác nhân lớn dẫn đến ung thư.
Do yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền có khả năng dẫn đến ung thư nướu răng. Những trường hợp có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 đến 4 lần so với bình thường.
Dấu hiệu nhận biết ung thư nướu răng
Ung thư nướu răng có nhiều dấu hiệu. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu không quá rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm khác như bị đau răng liên tục, răng nứt vỡ, răng bị mòn, có dấu hiệu đau đầu,,... Một số triệu chứng của bệnh này cần được lưu ý như:
Khối u xuất hiện ở nướu răng
Răng lung lay và yếu
Loét và đau ở đầu lưỡi
Tình trạng sưng nướu răng
Một số dấu hiệu khác
Khối u xuất hiện ở nướu răng
Tế bào ung thư phát triển nhanh chóng dẫn đến hình thành các khối u ở phần nướu răng. Các khối u này thường có màu sẫm, gây đau nhức dữ dội. Cảm giác khó chịu kéo dài gây ảnh hưởng đến người bệnh. Khi này, Cô Chú, Anh Chị cần đến bác sĩ để kiểm tra.
Răng lung lay và yếu
Ung thư nướu răng gây ra tình trạng viêm nhiễm, răng không còn khỏe mạnh, bị lung lay và bám không chắc vào xương hàm. Răng lung lay có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và không giảm dù đã uống thuốc điều trị thì có nguy cơ bị ung thư răng.
Loét và đau ở đầu lưỡi
Đầu lưỡi bị loét là dấu hiệu bệnh có chuyển biến xấu. Khi này, vùng lưỡi bị ảnh hưởng, vết loét xuất hiện gây đau đớn. Tình trạng này xảy ra gây khó khăn cho hoạt động ăn uống và giao tiếp. Dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, Cô Chú, Anh Chị không nên chủ quan mà hãy đến nha khoa để chắc chắn mình không bị ung thư.
Tình trạng sưng nướu răng
Nướu răng bị sưng và có mủ là biểu hiện của tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng phát triển nghiêm trọng hơn, đi kèm là sưng to, màu sắc bất thường, có mùi hôi khó chịu,...
Một số dấu hiệu khác
Ngoài những dấu hiệu trên, người mắc ung thư nướu răng có thể gặp phải tình trạng khàn giọng kéo dài không rõ nguyên nhân, xuất hiện mảng trắng hoặc đỏ trên môi, tai đau nhức liên tục, chảy máu ở miệng,... Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của cơ thể, Cô Chú, Anh Chị nên khám sớm để kịp thời có phương pháp điều trị phù hợp.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng
Hiện nay, khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư nướu răng. Tuy nhiên, một số yếu tố được xem là có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh như chăm sóc răng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nhiễm, sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể, tiếp xúc với thuốc lá thường xuyên,... Do đó, Cô Chú, Anh Chị có thể chủ động phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng bằng các cách như:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Ăn thực phẩm lành mạnh
Không hút thuốc
Hạn chế thức uống có cồn
Khám răng định kỳ
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp hạn chế sự tấn công của vi khuẩn gây hại, giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh. Đánh răng thường xuyên 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần, sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng, súc miệng bằng nước súc miệng phù hợp giúp làm sạch vi khuẩn và mảng bám sót lại.
Ăn thực phẩm lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày như đạm, tinh bột, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất, chất xơ không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng mà còn tốt cho cơ thể nói chung. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm tốt cho răng như rau củ quả, các loại hạt, thực phẩm giàu canxi giúp răng thêm chắc khỏe. Bên cạnh đó, lưu ý sử dụng các thực phẩm sạch, tránh thức ăn không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn. Đồng thời, phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng bằng cách áp dụng phương pháp chế biến an toàn, lành mạnh, đảm bảo vệ sinh.
>> Xem thêm: Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người già
Không hút thuốc
Thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư nướu răng mà ảnh hưởng tới phổi nghiêm trọng. Để phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng, từ bỏ thói quen hút thuốc lá là điều cần thiết. Ngoài ra, việc tiếp xúc gần với khói thuốc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, do đó lưu ý tránh môi trường nhiều người hút thuốc lá.
>> Xem thêm: Tác hại của việc hút thuốc lá với trồng răng Implant
Hạn chế thức uống có cồn
Các thức uống có cồn được sử dụng trong thời gian dài, số lượng lớn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, dạ dày, hay ung thư nướu răng. Những người nghiện rượu có nguy cơ phải đối mặt với ung thư nướu cao hơn những người khác. Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế thức uống này để tốt cho sức khỏe.
Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ giúp kiểm soát được các vấn đề răng miệng kịp thời. Duy trì thói quen này 6 tháng/lần để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn, điều chỉnh chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp cho cơ thể. Nếu có các dấu hiệu bất thường hoặc thuộc đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao, cần tiến hành tầm soát ung thư theo chỉ định bác sĩ.
Xem thêm: Trồng răng Implant là gì?
Phương pháp điều trị ung thư nướu răng
Ung thư nướu răng là một căn bệnh nguy hiểm và không thể tự điều trị tại nhà. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị ung thư nướu răng phổ biến là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,... Tùy theo mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư nướu răng. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và các mô bị tổn thương xung quanh. Quy mô phẫu thuật sẽ căn cứ vào tình trạng khối u. Khối u nhỏ có thể được cắt bỏ thông qua các phẫu thuật mở nhỏ. Trường hợp khối u lớn, bác sĩ có thể phải mở rộng nhiều vùng hơn. Phẫu thuật đi kèm nạo hạch bạch huyết vùng lân cận để kiểm soát việc di căn.
Xạ trị: Đây là biện pháp được áp dụng ở giai đoạn đầu của ung thư nướu răng, các khối u còn nhỏ. Phương pháp này sử dụng các tia xạ có năng lượng cao có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Có thể kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả điều trị.
Hóa trị: Phương pháp này sử dụng các hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn chặn tế bào này phát triển, phân chia và xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện điều trị kết hợp nhiều phương pháp. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp chính có thể sử dụng kèm theo thuốc điều trị triệu chứng như giảm đau, chống viêm, chống nôn khi cần.
Hướng dẫn chăm sóc sau khi điều trị ung thư nướu răng
Sau khi điều trị, để rút ngắn thời gian lành thương, hạn chế các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn khoang miệng, hoại tử xương hàm,... Đồng thời phòng ngừa bệnh ung thư nướu răng tái phát, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý chăm sóc cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng khoa học.
Sau khi điều trị, khoang miệng và vùng nướu sẽ bị đau, ê nhức và nhạy cảm. Khi này nên ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp,... để dễ nuốt và không làm tổn thương nướu răng.
Bổ dung đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể mau phục hồi sau phẫu thuật. Không ăn thực phẩm cay, thức ăn nhai, cứng, quá nóng hoặc quá lạnh. Không sử dụng các chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá gây kích ứng vết thương, ảnh hưởng kết quả điều trị.
Vệ sinh răng miệng đều đặn, sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng bằng lực nhẹ. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng nhẹ nhàng. Giai đoạn đầu sau phẫu thuật không nên dùng nước muối làm kích ứng, tổn thương mô mềm.
Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm về chủ đề sức khỏe răng miệng, đừng bỏ lỡ những bài viết sau đây:
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.