Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
- Tổng quan về sức khỏe răng miệng
- Vì sao giữa cơ thể và răng miệng có liên hệ với nhau?
- Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tổng thể
- Điều trị nha khoa để cải thiện sức khỏe răng miệng
- Sâu răng là gì? Các yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng
- 4 cách đẩy lùi sâu răng hiệu quả ngay tại nhà
Sức khỏe răng miệng có mối liên kết với sức khỏe toàn thân, là một phần quan trọng của sức khỏe toàn diện, ảnh hưởng đến cuộc sống lành mạnh của mỗi người. Sức khỏe răng miệng không chỉ bao gồm răng, nướu mà còn gồm vòm cứng, lưỡi, quai hàm,... Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh răng miệng giúp chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh tật khác của cơ thể.
Tổng quan về sức khỏe răng miệng
Sức khỏe răng miệng bao gồm tình trạng sức khỏe của răng, nướu, mô bảo trợ. Không chỉ vậy, nó bao gồm vòm cứng, hàm ếch mềm của miệng, niêm mạc miệng, môi, lưỡi, cổ họng, tuyến nước bọt, quai hàm, cơ nhai.
Một số bệnh lý răng miệng phổ biến như sâu răng, bệnh nha chu, ung thư miệng,... gây ra bởi nhiều yếu tố. Chủ yếu do chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa nhiều thành phần không tốt cho răng, thói quen không tốt làm ảnh hưởng răng miệng, không vệ sinh răng sạch sẽ,... Nếu phát hiện các dấu hiệu sớm, Cô Chú, Anh Chị có thể phòng ngừa và điều trị tốt từ đầu, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vì sao giữa cơ thể và răng miệng có liên hệ với nhau?
Giữa cơ thể và răng miệng có liên hệ với nhau. Miệng là “cửa vào” đường tiêu hóa và hô hấp. Khoang miệng bình thường chứa nhiều loại vi khuẩn, bao gồm gây hại và không gây hại. Khi không được chăm sóc răng miệng tốt, vi khuẩn tích tụ trên răng lâu ngày khiến hiện tượng viêm nhiễm xảy ra, nướu răng viêm, sưng đau. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng nghiêm trọng hơn dẫn đến viêm nha chu, vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể dễ dàng.
Có mối liên quan giữa bệnh nhân đái tháo đường, tim mạch và nhiều bệnh khác với sức khỏe răng miệng. Ngược lại, khi sức đề kháng do mắc các bệnh trên trở nên kém đi sẽ tạo điều kiện cho bệnh răng miệng phát triển.
Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe tổng thể
Mọi cơ quan chức năng trong cơ thể đều có ảnh hưởng và liên hệ lẫn nhau. Sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể có mối quan hệ hai chiều. Khi một cơ quan có vấn đề, các triệu chứng có thể biểu hiện qua các dấu hiệu ở răng miệng. Ngược lại, tình trạng sức khỏe răng miệng yếu có thể gây ra các bệnh lý răng miệng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến cơ thể chẳng hạn như .
Sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường
Sức khỏe răng miệng và bệnh tim mạch
Sức khỏe răng miệng và việc mang thai, sinh nở
Sức khỏe răng miệng và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Sức khỏe răng miệng và loãng xương, mất răng
Sức khỏe răng miệng và các vấn đề cơ thể khác
Sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và viêm nha chu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi nướu bị viêm sẽ làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể. Ngược lại, lượng đường trong máu cao, bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm nhiễm trùng nướu nặng hơn. Tình trặng viêm răng sẽ được cải thiện khi điều chỉnh lượng đường trong máu về ổn định.
Sức khỏe răng miệng và bệnh tim mạch
Giữa sức khỏe răng miệng và bệnh tim mạch có mối liên kết với nhau. Theo Viện Nghiên Cứu Quốc Gia Về Răng và Sọ Mặt, thì người mắc bệnh nha chu thường dễ bị bệnh tim mạch hơn. Chứng viêm nội tâm mạc - một dạng nhiễm trùng màng trong của buồng hoặc van tim - có thể xảy ra khi ổ nhiễm khuẩn vùng răng miệng qua đường máu tới các vùng gây tác mạch, tới màng tim gây viêm. Tình trạng đông máu, tắc động mạch có thể dẫn đến đột quỵ.
Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng có thể dự báo về bệnh tim mạch. Thiếu xương trong thành phần của hàm chứa hốc răng - phương pháp đo lường trong bệnh nha chu - là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mãn tính.
Sức khỏe răng miệng và việc mang thai, sinh nở
Phụ nữ mang thai bị viêm nướu có tỷ lệ sinh non cao và trẻ sinh thiếu ký. Trẻ sinh non dễ mắc phải các vấn đề sức khỏe như tim, phổi, khiếm khuyết về nhận thức,... Tình trạng nhiễm trùng và viêm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Quá trình mang thai làm thay đổi nội tiết tố cũng làm nướu răng dễ bị viêm. Do đó, để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, phụ nữ nên khám răng định kỳ trước và trong khi mang thai để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Sức khỏe răng miệng và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Những người mắc bệnh nha chu có các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh hô hấp cao. Bệnh viêm phổi, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính hay viêm phế quản mãn tính có thể bị ảnh hưởng từ bệnh nha chu. Vi khuẩn trong miệng có thể bị kéo vào phổi làm răng lượng vi khuẩn trong phổi. Tình trạng này xảy ra nhiều ở người lớn tuổi, khả năng miễn dịch giảm sút.
Sức khỏe răng miệng và loãng xương, mất răng
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến tất cả các xương trong cơ thể, bao gồm xương hàm. Hậu quả có thể gây nên tình trạng mất răng. Thuốc trị loãng xương có thể làm răng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa xương, gây chết xương hàm. Mặt khác, vi khuẩn do viêm nướu, viêm nha chu phá vỡ xương hàm. Các dấu hiệu loãng xương, mất xương có thể được phát hiện thông qua khám răng và chụp X - quang nha khoa.
Sức khỏe răng miệng và các vấn đề cơ thể khác
Ảnh hưởng của sức khỏe răng miệng với tình trạng cơ thể, tinh thần là rất lớn. Một số mối liên hệ giữa miệng và cơ thể khác đang được tìm hiểu như:
Nướu nhạt màu và bệnh thiếu máu: Mô mềm trong khoang miệng có thể bị đau, nhạt màu, lưỡi sưng và viêm nếu bị thiếu máu. Khi này, cơ thể không đủ tế bào hồng cầu, hoặc tế bào hồng cầu không đủ huyết sắc tố làm cơ thể thiếu oxy.
Mòn men răng và rối loạn ăn uống: Người bị rối loạn ăn uống như chứng cuồng ăn có thể mắc các vấn đề răng miệng. Axit dạ dày do nôn nhiều lần làm mòn men răng. Bệnh chán ăn làm thiếu hụt dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Bệnh tưa miệng và HIV: Người bị nhiễm HIV có thể bị bệnh tưa miệng, lở loét, mụn rộp. Hệ miễn dịch suy yếu và không còn khả năng ngăn chặn nhiễm trùng. Tình trạng khô miệng ở người nhiễm bệnh làm trăng nguy cơ sâu răng, ảnh hưởng việc ăn nhai và gây mất răng.
Nghiến răng và căng thẳng: Người hay lo âu, căng thẳng, stress, trầm cảm có nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao. Hormone cortisol tiết ra khi căng thẳng với hàm lượng cao gây hại nướu răng và cơ thể. Chứng nghiến răng hình thành làm mòn răng, lực tác động lớn có thể gây nứt, mẻ răng, răng lung lay.
Cách chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng
Bảo vệ sức khỏe răng miệng là cách để nâng cao sức khỏe cơ thể. Một cơ thể khỏe mạnh cần có hàm răng luôn chắc khỏe nhờ được vệ sinh sạch sẽ, chế độ ăn uống khoa học và điều trị các bệnh lý răng miệng kịp thời. Một số lưu ý để chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng cần thực hiện hàng ngày như:
Vệ sinh răng đúng cách: Răng cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút. Sử dụng các bàn chải mềm, thay bàn chải 3 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh và không tổn thương nướu răng. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng ngăn ngừa vi khuẩn và mảng bám sót lại.
Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học: Bữa ăn đủ dinh dưỡng không chỉ giúp răng mà toàn cơ thể được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hạn chế các chất gây hại như rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,... Không ăn các thực phẩm quá cứng, dai, đồ ăn cay nóng, quá nóng, quá lạnh gây tổn thương răng.
Khám nha khoa định kỳ: Lên lịch khám răng định kỳ để kiểm soát các vấn đề răng miệng và nhận biết các dấu hiệu bệnh tật khác trong cơ thể được thể hiện thông qua tình trạng răng miệng. Điều trị bệnh nha chu dứt điểm để bảo vệ sức khỏe tổng quát.
Điều trị nha khoa để cải thiện sức khỏe răng miệng
Các bệnh răng miệng phổ biến như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... gây đau đớn, ảnh hưởng sinh hoạt, nguy cơ mất răng và làm suy nhược cơ thể. Khi mắc phải các bệnh lý răng miệng, Cô Chú, Anh Chị nên đến các nha khoa uy tín để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh xảy ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe chung.
Điều trị các bệnh lý răng miệng
Khi phát hiện các dấu hiệu răng miệng bất thường, Cô Chú, Anh Chị cần thông báo với bác sĩ và kiểm tra kỹ lưỡng. Thông qua khám tổng quát, bác sĩ xác định tình trạng bệnh và mức độ nguy hại. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể. Một số bệnh lý răng miệng thường gặp cần điều trị sớm như:
Răng bị ố vàng quá so với mức thông thường thì nên tẩy trắng răng để tránh các bệnh về nha chu và đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn mặt.
Tình trạng sâu răng cần được khắc phục thông qua các phương pháp như điều trị bằng florua, trám răng và bọc răng sứ tùy theo mức độ sâu răng. Trường hợp răng sâu nghiêm trọng không thể phục hồi, bác sĩ sẽ nhổ răng để tránh viêm nhiễm lan rộng.
Viêm nướu cần được điều trị sớm, nếu không sẽ phát triển thành viêm nha chu và nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm nướu có thể chữa trị bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm giảm đau và kiểm soát tình trạng viêm, định kỳ cạo vôi răng để phòng ngừa bệnh. Trong trường hợp bệnh tiến triển thành viêm nha chu, hình thành ổ áp xe, bác sĩ sẽ phải điều trị khẩn cấp, tùy mức độ mà có thể điều trị không phẫu thuật hoặc phẫu thuật để loại bỏ túi nha chu.
Trường hợp mẻ, nứt răng thì cần trám răng hoặc bọc sứ. Không chỉ giúp răng đảm bảo thẩm mỹ mà còn bảo vệ răng thật, bảo tồn tủy răng giúp gia tăng tuổi thọ, đảm bảo khả năng ăn nhai.
Khắc phục tình trạng mất răng
Trong trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị mất răng do sức khỏe răng miệng có vấn đề mà không điều trị kịp thời thì cần phải phục hồi sớm, ngăn chặn các hậu quả do mất răng gây ra. Người mất răng lâu ngày bị suy giảm khả năng ăn nhai, răng xô lệch, mất thẩm mỹ gây thiếu tự tin khi giao tiếp. Tình trạng tiêu xương hàm làm lão hóa sớm. Thức ăn không được nghiền nát kỹ sẽ tạo áp lực ảnh hưởng dạ dày, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và giảm sức đề kháng.
Hiện nay, trong các phương pháp phục hồi răng đã mất phổ biến thì trồng răng Implant được xem là giải pháp tối ưu nhất. Thông qua việc tái tạo răng đã mất một cách toàn diện, giúp Cô Chú, Anh Chị sở hữu hàm răng bền chắc, khôi phục chức năng ăn nhai và bảo vệ sức khỏe toàn thân.
Bác sĩ cấy ghép trụ Implant vào xương hàm thay thế chân răng đã mất. Mão sứ được cố định thay thế thân răng. Răng Implant có độ bền cao, từ 20 năm đến trọn đời nếu được chăm sóc cẩn thận. Ngoài khả năng chịu lực và tính thẩm mỹ, kỹ thuật này vượt trội nhờ khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Bên cạnh đó, răng được trồng độc lập, có thể trồng cho hầu hết các trường hợp mất răng mà không ảnh hưởng các răng khác.
Trồng răng Implant là một kỹ thuật khó. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần phải tìm hiểu và lựa chọn các nha khoa uy tín, đảm bảo đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, thiết bị công nghệ hiện đại, trụ răng và mão sứ chất lượng, chi phí và chế độ chăm sóc rành mạch, đảm bảo an toàn.
Sâu răng là một quá trình diễn ra từ từ, gây ra nhiều phiền toái, răng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ răng miệng tốt, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy lùi sâu răng ngay từ sớm.
Sâu răng là gì? Các yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng
Sâu răng là tình trạng tổn thương các mô cứng của răng (hay còn gọi là quá trình khử khoáng), gây ra bởi sự phát triển của vi khuẩn trong mảng bám răng. Tình trạng này tạo thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
Khi răng bị tổn thương nặng sẽ xuất hiện lỗ hổng lớn trên bề mặt khiến răng dễ gãy, nhạy cảm dưới ảnh hưởng của lực hay thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Tiết lộ những cách phát hiện sâu răng dễ thấy nhất tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Sâu răng là một bệnh phản ánh tình trạng tổn thương cấu trúc của răng, bao gồm xương răng, ngà răng và men răng. Nguyên nhân gây sâu răng là do các vi khuẩn tồn tại và phát triển, hình thành lớp mảng bám răng. Thời gian vi khuẩn tồn tại trong miệng từ 20 phút đến 1 giờ sau ăn. Khi bị sâu răng, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức, răng ê buốt mỗi khi ăn đồ nóng lạnh, chua ngọt. Trường hợp nặng nếu lỗ sâu tiến sát tủy răng sẽ dẫn đến cơn đau tủy răng từng cơn, rất khó chịu.
Nếu không kịp thời điều trị, lỗ sâu lớn dần, ăn vào lớp ngà răng, gây nên cơn đau nhức, khó chịu
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng bao gồm:
Cấu tạo của men răng, trạng thái kết cấu của răng: Hàm răng không bị sứt mẻ, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa cao là những yếu tố quan trọng đẩy lùi các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, nếu cấu tạo men răng sần sùi do dư thừa flour, răng bị bể mẻ hoặc răng này chồng lấp lên răng kia khiến thức ăn luôn bị giữ lại ở kẽ răng, nguy cơ sâu răng là rất lớn.
Thói quen ăn uống: Nhiều người có thói quen ăn nhiều đường và thực phẩm có đường (kẹo bánh, nước ngọt, trái cây tươi, mật ong…) có thể làm chúng dính lâu trong miệng. Vi khuẩn sử dụng đường để tạo thành và phát triển các mảng bám.
Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Không đánh răng đúng cách hoặc thường xuyên, không làm sạch răng sau mỗi bữa ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, phá hỏng men răng.
Nứt men răng là tình trạng bề mặt răng xuất hiện vết nứt hay những vết xước nhỏ dọc theo thân răng. Trong thời gian đầu, những vết nứt này rất khó để nhìn bằng mắt thường. Nhiều Cô Chú, Anh Chị chủ quan cho rằng vết nứt men răng là đường rãnh nhỏ trên bề mặt răng và không ảnh hưởng gì nghiêm trọng.
Kính mời các cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết [GIẢI ĐÁP]: Bị nứt men răng có làm mất răng không tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
4 cách đẩy lùi sâu răng hiệu quả ngay tại nhà
Phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để phòng ngừa sâu răng hiệu quả là ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Hãy thực hiện những cách chăm sóc đơn giản sau, bạn hoàn toàn có thể nói “không” với các mảng bám gây sâu răng.
Đánh răng đúng cách, thay bàn chải thường xuyên
Nên đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần trong ngày và mỗi lần 2 phút. Khuyến khích chải sạch răng sau mỗi bữa ăn nhưng lưu ý không nên đánh răng ngay sau khi ăn và uống nước trái cây vì có thể làm mòn men răng nhanh hơn. 30 phút sau ăn là thời gian lý tưởng để đánh răng, lúc này nước bọt đã phục hồi và cân bằng chất khoáng của răng.
Nên chọn bàn chải lông mềm để dễ dàng tiếp cận đến những khe nhỏ giữa răng và lợi, làm sạch nhẹ nhàng mà không gây tổn hại đến lợi. Loại bàn chải lông cứng rất dễ gây mòn men răng, tụt lợi và ê buốt. Thời điểm thích hợp để thay bàn chải là 3 tháng. Đồng thời, đừng dùng nắp đậy bàn chải vì đó có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn, chỉ cần rửa thật kỹ bàn chải dưới nước và để nơi khô ráo.
Đánh răng đúng cách sẽ giúp đẩy lùi sâu răng hiệu quả
Sử dụng chỉ nha khoa
Đánh răng không đúng cách có thể khiến thức ăn vẫn bị giắt trong các kẽ răng, dẫn đến sâu răng. Vì vậy để chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn, chúng ta cần kết hợp sử dụng chỉ nha khoa giúp loại trừ mảng bám và thức ăn vụn mà bàn chải không thể làm sạch được. Khuyến khích sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ nha khoa:
Không nên sử dụng quá mạnh tay, nhấn xuống nướu quá đà, dẫn đến chảy máu, viêm nướu.
Không nên quá tiết kiệm, sử dụng một đoạn chỉ lặp lại nhiều lần vừa không sạch răng, vừa lây lan bệnh từ răng này sang răng khác.
Nên chọn loại chỉ sợi nhỏ, mềm và chất lượng tốt.
Sử dụng nước súc miệng đúng cách
Dùng nước súc miệng là một trong những cách chăm sóc tại nhà giúp đẩy lùi sâu răng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Nước súc miệng là dung dịch được pha chế để sát khuẩn, làm sạch vùng miệng, giúp hơi thở thơm tho trong nhiều giờ liền. Các bác sĩ nha khoa khuyên nên chọn loại nước súc miệng có flour – thành phần thiết yếu giúp răng chắc khỏe, loại trừ mảng bám, hạn chế sâu răng. Ngoài ra, chúng ta cũng nên kiểm tra hàm lượng cồn (ethanol, tỷ lệ biến đổi 6 - 27%). Nếu lượng cồn trong nước súc miệng quá lớn sẽ gây khô khoang miệng.
Cách dùng nước súc miệng hiệu quả:
Ngậm nước súc miệng trong khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ, không được nuốt.
Sau khi dùng nước súc miệng, không nên ăn trong khoảng 30 phút.
Nước súc miệng không có tác dụng thay thế kem đánh răng. Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần phải đánh răng trước khi sử dụng nước súc miệng.
Không nên dùng nước súc miệng quá 3 lần/ngày.
Chọn thực phẩm không gây hại cho răng
- Cắt giảm lượng thức uống có đường cũng như đồ ăn nhiều tinh bột và axit. Những thực phẩm nên tránh: hoa quả sấy khô, bánh kẹo, đường lâu tan, khoai tây chiên, bánh mì trắng, pizza, nước ngọt, trái cây chua như cam, chanh, nho, cà chua…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau quả) giúp kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch răng, tái khoáng hóa men răng, đẩy lùi sâu răng. Một số thực phẩm không gây hại cho răng như: súp lơ, dưa chuột, bắp cải, bí đỏ, bí xanh, cà rốt, dưa gang…
- Không ăn uống nóng – lạnh cùng lúc, do nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể dẫn đến ê buốt tủy răng, nứt vỡ men răng.
Ngoài áp dụng tất cả biện pháp chăm sóc tại nhà trên, mỗi chúng ta nên duy trì thói quen đi khám răng miệng định kỳ tại các phòng khám nha khoa uy tín để giúp răng luôn chắc khỏe, phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.