Nguyên nhân và cách xử lý dây cung niềng răng đâm vào má

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Trong quá trình niềng, Cô Chú, Anh Chị có thể sẽ gặp phải trường hợp dây cung niềng răng đâm vào má. Điều này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ để lại một số tổn thương mô mềm. Vậy nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Khi niềng răng bằng phương pháp mắc cài, việc dùng dây cung là một bước quan trọng để giúp kéo răng về vị trí mong muốn. Tuy nhiên, quá trình niềng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đôi khi sẽ phải gặp qua vài lần tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má. Hiện tượng này không hưng gây ra cảm giác đau nhức mà còn tổn thương môm mềm. Vậy làm thế nào để nhận biết và xử lý kịp thời dây cung đâm vào má? Cùng nha khoa Dr. Care tìm hiểu dưới bài viết này.

Trường hợp nào dẫn đến tình trạng bung tuột dây cung khi niềng răng dẫn đến bị đâm vào má?

Dây cung là một khí cụ không thể thiếu khi niềng răng mắc cài. Chúng có nhiệm vụ điều chỉnh và tạo lực kéo để các răng bị xô lệch về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp chưa đến thời hạn thăm khám đã gặp sự khó bung dây cung. Những trường hợp thường gặp dẫn tới tình trạng này bao gồm:

Dây cung bị tụt, đâm vào má do lực siết răng quá mạnh

Khi bác sĩ chỉnh nha điều chỉnh lực siết của dây cung không phù hợp, vô tình tạo ra một áp lực lớn lên dây cung và các chốt mắc cài. Điều này có thể khiến dây cung bị kéo căng và trượt khỏi rãnh mắc cài. Lực mạnh này không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định của dây cung mà còn làm tăng nguy cơ bung hoặc lệch dây.

Hậu quả là khi dây cung bị tụt, đầu dây có thể thò ra và cọ xát hoặc đâm vào bên trong má, gây tổn thương niêm mạc miệng và cảm giác đau đớn kéo dài.

Trường hợp nào dẫn đến tình trạng bung tuột dây cung khi niềng răng dẫn đến bị đâm vào má?
Dây cung bị tụt và đâm vào má do lực siết quá mạnh

Dây cung bị cong vênh

Dây cung có thể bị cong hoặc biến dạng trong các trường hợp như va chạm mạnh, vệ sinh răng miệng, ăn nhai thức ăn cứng hoặc khi người dùng vô tình tác động mạnh vào hệ thống niềng. Việc này khiến dây cung không còn nằm đúng vị trí trong rãnh mắc cài.

Phần dây bị cong vênh thường thò ra ngoài, tạo ra các cạnh sắc nhọn có thể đâm vào má hoặc lưỡi, gây ra các vết xước hoặc loét miệng nghiêm trọng.

Dây cung thừa bị thò ra ngoài

Trong quá trình siết dây hoặc chỉnh nha, bác sĩ có thể cắt dây cung chưa đủ sát hoặc để thừa một đoạn dây dài hơn cần thiết. Ngoài ra, sự dịch chuyển của răng trong thời gian niềng cũng có thể làm lộ phần dây cung thừa ở hai đầu. Nếu không xử lý kịp thời thì phần dây cung thừa sẽ thò ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với phần niêm mạc má, lợi bị đau và chảy máu. Nguy hiểm hơn là chọc vào cơ cắn gây khít hàm.

Trường hợp nào dẫn đến tình trạng bung tuột dây cung khi niềng răng dẫn đến bị đâm vào má?
Dây cung thừa thò ra ngoài và đâm vào má

Dây cung bị đứt

Thêm một tình trạng thường xuyên xảy ra khi dây cung gặp phải một lực tác động mạnh từ bên ngoài như va đập hoặc ăn thức ăn quá cứng. Lúc này, dây cung có thể đứt nếu chất lượng vật liệu kém hoặc do quá trình sản xuất không đảm bảo tiêu chuẩn.

[cta-insite]

Nguyên nhân khiến dây cung niềng răng đâm vào má

Dây cung đâm vào má là một vấn đề khá phổ biến mà nhiều người gặp phải trong quá trình niềng răng. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn có thể ảnh hưởng đến tiến trình điều trị nếu không được xử lý kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:

Nhựa phủ đuôi dây bị bung trong quá trình ăn nhai

Sau khi thay dây cung, đặc biệt là những dây cung nhỏ, bác sĩ thường sẽ bẻ cong đuôi dây và phủ một lớp nhựa composite. Việc này sẽ giúp bảo vệ mô mềm trong khoang miệng và tránh tình trạng dây cung cọ xát với má, gây đau rát.

Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống, nhựa này có thể bị mòn hoặc bong ra, đặc biệt khi nhai các thức ăn cứng hoặc dẻo. Khi lớp nhựa bảo vệ bị mất, phần đuôi dây cung sẽ tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc má, dẫn đến đau đớn và viêm loét nếu không được phát hiện và sửa chữa kịp thời.

Đuôi dây thừa ra nhiều do sự dịch chuyển của răng

Khi niềng răng, có nhiều cơ học dịch chuyển được áp dụng vào từng trường hợp. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lại ưa thích sử dụng cơ chế trượt. Nghĩa là răng dịch chuyển bằng cách trượt lên các đoạn dây cung đi qua ngang rãnh mắc cài. Nhưng nếu dây cung không được điều chỉnh đúng cách hoặc không thay đổi theo tốc độ dịch chuyển của răng, phần đuôi dây có thể thừa ra. Khi đó, chúng sẽ đâm vào má và dẫn đến các vết loét trong miệng.

Nguyên nhân khiến dây cung niềng răng đâm vào má
Đuôi dây thừa ra ngoài do sự dịch chuyển của răng dẫn tới việc đâm vào má

Dây cung không được cố định chặt với mắc cài

Một nguyên nhân khác khiến dây cung niềng răng đâm vào má là do dây cung không được cố định chặt chẽ vào mắc cài. Trong nhiều tình huống, đặc biệt là khi răng của Cô Chú, Anh Chị được dàn đều hoàn toàn, nếu dây cung có kích thước nhỏ, chúng rất dễ trượt tự do trong các rãnh mắc cài nếu không được cố định chặt.

Dưới tác dụng của ăn nhau, nó sẽ trượt về một phía, khiến đầu dây ở bên này dài ra nhiều, bên kia ngắn đi. Và hậu quả là dây cung đâm vào má.

Các đoạn loop/gấp khúc được bẻ trên dây cọ vào môi má

Trong các kĩ thuật niềng răng, nhiều bác sĩ ưu tiên sử dụng kỹ thuật bẻ dây cung, nghĩa dùng một chiếc kìm chuyên dụng bẻ đoạn dây thẳng thành những đoạn loop (vòng cung) hoặc gấp khúc. Tuy nhiên, các đoạn dây cồng kềnh này sẽ đâm vào má, môi nếu mô mềm của Cô Chú, Anh Chị quá dày hoặc bác sĩ sửa không đúng vị trí.

Có thể bạn quan tâm: Chi phí niềng răng hết bao nhiêu tiền trên thị trường hiện nay

Hướng dẫn cách xử trí khi dây cung niềng răng đâm vào má

Tình trạng dây cung đâm vào má không chỉ khiến niêm mạc bị tổn thương mà còn gây ra các vết loét đau đớn hoặc nhiễm trùng. Do đó, để không làm triệu chứng nghiêm trọng hơn, Cô Chú, Anh Chị hãy tham khảo các hướng dẫn xử lý sau đây:

Liên hệ với bác sĩ trong thời gian sớm nhất

Khi phát hiện dây cung đâm vào má, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà Cô Chú, Anh Chị cần làm là liên hệ ngay với bác sĩ. Với các dụng cụ chuyên dụng, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí dây cung, điều chỉnh hoặc cắt bỏ đoạn dây thừa một cách chính xác, tránh làm tổn thương thêm mô mềm. Lưu ý, không được tự ý cắt dây cung mà phải làm theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Hướng dẫn cách xử trí khi dây cung niềng răng đâm vào má
Liên hệ với bác sĩ trong thời gian sớm nhất để xử lý

Dùng các dụng cụ sẵn có để chỉnh dây cung

Nếu Cô Chú, Anh Chị xác định được nguyên nhân khiến dây cung đâm vào má và không thể đến gặp bác sĩ ngay, thì hãy sử dụng các dụng cụ có sẵn trong nhà để điều chỉnh. Ví dụ như dùng kìm nhỏ hoặc tăm bông để nhẹ nhàng đẩy đoạn dây cung lệch về đúng vị trí. Hãy đảm bảo dụng cụ đã được khử trùng sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu không tự điều chỉnh được, hãy tạm thời bảo vệ vùng miệng bằng các phương pháp khác và sớm tìm đến bác sĩ.

Đắp sáp chỉnh nha/bông ẩm

Sáp chỉnh nha là giải pháp tạm thời hiệu quả nếu Cô Chú, Anh Chị không thể quay lại nha khoa ngay lập tức. Biện pháp này sẽ giúp che chắn đoạn dây cung nhọn, giảm ma sát với niêm mạc miệng. Nếu không có sáp, bạn có thể sử dụng một miếng bông ẩm đặt lên đoạn dây để hạn chế tổn thương thêm.

Cách thực hiện khá đơn giản. Trước tiên hãy lấy 1 mẫu sáp hoặc 1 chút tăm bông ẩm, vo tròn lại. Sau đó dùng tay banh má để lộ đầu dây cung, rồi đắp sáp hoặc đắp bông ẩm vào đầu dây.

Dùng thuốc tê bề mặt

Nếu tổn thương nhiều khiến Cô Chú, Anh Chị đau nhức và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Thì Cô Chú, Anh Chị có thể ra hiệu thuốc và mua các loại thuốc giảm đau ở dạng gel hoặc xịt như Lidocaine. Trước khi sử dụng, hãy đọc kỹ hướng dẫn và đảm bảo rằng thuốc phù hợp với tình trạng của Cô Chú, Anh Chị.

Thoa gel nha đam

Nha đam có đặc tính kháng viêm và làm dịu niêm mạc khá hiệu quả. Nên Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng gel nha đam tự nhiên hoặc sản phẩm nha đam chuyên dụng để thoa lên vùng bị loét. Thoa một lớp mỏng 2 - 3 lần mỗi ngày để giúp vùng niêm mạc nhanh chóng lành lại.

Sử dụng nước muối ấm

Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và làm dịu các vết loét trong miệng do dây cung gây ra. Hãy pha nước muối loãng theo tỉ lệ 1 thìa cà phê muối trong 200ml nước ấm và súc miệng nhẹ nhàng 2 - 3 lần mỗi ngày.

Vệ sinh răng miệng thật sạch

Khi đã bị tổn thương niêm mạc má, thì việc vệ sinh răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vết loét. Dùng bàn chải lông mềm để chải nhẹ nhàng và tránh gây tổn thương thêm. Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng kháng khuẩn để đảm bảo sạch sâu.

Hướng dẫn cách xử trí khi dây cung niềng răng đâm vào má
Vệ sinh răng miệng thật sạch để ngăn ngừa vi khuẩn gây loét

Tác dụng của dây cung trong quá trình niềng răng

Dây cung là phần chịu trách nhiệm tạo lực giúp dịch chuyển răng và điều chỉnh vị trí trên cung hàm. Với sự hỗ trợ từ mắc cài, dây cung sẽ giúp hoàn thiện quá trình chỉnh nha qua từng giai đoạn cụ thể như:

Giai đoạn giàn đều răng

Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng, khi các răng lệch lạc, khấp khểnh được điều chỉnh để di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Dây cung trong giai đoạn này đòi hỏi phải có độ cứng thấp và độ đàn hồi cao, như dây cung Ni-Ti (Niken-Titanium). Chúng sẽ giúp tạo ra lực kéo nhẹ nhàng nhưng ổn định để dịch chuyển răng một cách an toàn.

Đồng thời, còn giúp nới lỏng các vị trí chen chúc, đưa các răng rời khỏi tình trạng lệch lạc và xếp thẳng hàng dần dần. Đặc biệt, dây cung ở giai đoạn này được thiết kế mỏng và linh hoạt để giảm thiểu cảm giác khó chịu cho bệnh nhân, tạo điều kiện cho bác sĩ dễ dàng điều chỉnh khi cần. Để thực hiện tốt, loại kích thước dây cung niềng răng bác sĩ thường dùng là 0.014 và 0.016.

Tác dụng của dây cung trong quá trình niềng răng
Dây cung giúp điều chỉnh các răng xô lệch về vị trí chuẩn trên cung hàm

Giai đoạn đóng khoảng

Đây là giai đoạn quan trọng nhất khi chỉnh nha. Sau khi các răng đã được sắp xếp đều trên cung hàm, bác sĩ sẽ tiến hành đóng các khoảng trống do nhổ răng hoặc chỉnh nha tạo ra, nhằm tối ưu hóa sự cân đối của hàm răng. Lúc này, Cô Chú, Anh Chị sẽ thấy rõ sự thay đổi trên khuôn mặt của mình.

Ở giai đoạn này, dây cung được sử dụng là loại dây Stainless Steel có độ cứng cao hơn (thường làm từ thép không gỉ) được sử dụng để tạo lực mạnh, giúp kéo các răng di chuyển lại gần nhau và đóng kín các khoảng hở. Lực kéo từ dây cung được kết hợp với các khí cụ hỗ trợ như dây thun liên hàm hoặc lò xo đóng khoảng, đảm bảo rằng khoảng trống được khép lại một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các răng khác.

Thời gian điều trị khoảng từ 4 – 8 tháng, sử dụng dây có kích thước 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025.

Giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì

Nếu hai giai đoạn trên tiến triển thuận lợi, thì ở giai đoạn này chỉ mất khoảng 2 – 8 tuần để chỉnh khớp cắn, đảm bảo sự cân đối giữa hai hàm răng và chức ăn nhai tốt. Dây cung lúc này thường được sử dụng là loại có kích cỡ 0.019 x 0.025, độ chính xác cao để tạo ra.

Dây cung đâm vào má có nguy hiểm không?

Tình trạng dây cung đâm vào má là một vấn đề thường gặp đối với những người niềng răng. Tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu Cô Chú, Anh Chị cần theo dõi thật kỹ lưỡng các điểm bất thường, để kịp thời xử lý. Hạn chế tối đa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, đảm bảo cho quá trình niềng diễn ra thuận lợn.

Thực tế cho thấy, với trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ thấy khó chịu và có phần đau rát khi nói chuyện hay ăn uống. Còn nếu bị nặng hơn sẽ có hiện tượng má sưng đỏ, đau nhức kéo dài và kèm theo chảy mủ hoắc sốt. Đồng thời nếu không được điều chỉnh kịp thời, dây cung lỏng lẻo hoặc lệch vị trí có thể ảnh hưởng đến lực tác động lên răng, làm chậm quá trình dịch chuyển và kéo dài thời gian điều trị.

Dây cung đâm vào má có nguy hiểm không?
Dây cung đâm vào má không gây nguy hiểm nếu xử lý kịp thời

Cách hạn chế dây cung niềng răng đâm vào má

Để hạn chế dây cung đâm vào má, đầu tiên Cô Chú, Anh Chị cần tìm một phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chất lượng. Đây là bước quan trọng nhất giúp hạn chế rủi ro trong quá trình niềng răng, bao gồm cả dây cung đâm vào má. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ, để bác sĩ có thể theo sát phác đồ điều trị. Từ đó dễ dàng phát hiện và xử lý các sự cố phát sinh.

Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng, do đó khi niềng răng, Cô Chú, Anh chị cần hạn chế ăn thực phẩm cứng, dai để không ảnh hưởng đến mắc cài và dây cung. Ưu tiên các món mềm, dễ nhai.

Tình trạng dây cung niềng răng đâm vào má là một vấn đề thường gặp trong quá trình chỉnh nha, nhưng nếu được phát hiện và xử lý kịp thời, Cô Chú, Anh Chị hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế tác động của nó. Việc duy trì vệ sinh răng miệng, tuân thủ lịch tái khám định kỳ và áp dụng các biện pháp bảo vệ như sử dụng sáp nha khoa sẽ giúp giảm thiểu khó chịu và ngăn ngừa tổn thương. Bên cạnh đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị và sức khỏe lâu dài, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chỉnh nha khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner