​​​​​​​Những điều cần biết về chứng rối loạn ăn uống 

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Rối loạn ăn uống là một rối loạn tâm thần được xác định bởi hành vi ăn uống bất thường ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất hoặc tinh thần của một người. Chỉ có một chứng rối loạn ăn uống có thể được chẩn đoán tại một thời điểm nhất định.

Rối loạn ăn uống (ăn vô độ) là gì?

Rối loạn ăn uống là tình trạng thay đổi hành vi ăn uống một cách bất thường. Thói quen ăn uống không điều độ, không lành mạnh có nguồn gốc từ vấn đề tâm lý. Người bệnh tự ép buộc mình phải ăn hoặc không ăn mà không căn cứ vào nhu cầu tự nhiên của cơ thể.

Chứng rối loạn ăn uống không phân biệt đối tượng hay giới tính và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Người mắc bệnh này thường hay lo ngại quá mức về vóc dáng và cân nặng của mình.

Rối loạn ăn uống (ăn vô độ) là gì?
Rối loạn ăn uống là tình trạng thay đổi hành vi ăn uống một cách bất thường

Các loại rối loạn ăn uống bao gồm rối loạn ăn uống vô độ, trong đó bệnh nhân ăn một lượng lớn trong thời gian ngắn; chán ăn tâm thần, trong đó người đó có một nỗi sợ hãi tột độ về việc tăng cân và hạn chế thức ăn hoặc tập thể dục quá mức để kiểm soát nỗi sợ hãi này. Chứng cuồng ăn, nơi các cá nhân ăn một lượng lớn (ăn vô độ) sau đó cố gắng loại bỏ thức ăn (thanh lọc); bệnh nhân ăn những thứ không phải thực phẩm; hội chứng nhai lại, trong đó bệnh nhân nôn ra thức ăn khó tiêu hoặc tiêu hóa tối thiểu; rối loạn ăn uống hạn chế/tránh né (ARFID), khi mọi người ăn giảm hoặc ăn có chọn lọc do một số lý do tâm lý và một nhóm các rối loạn ăn uống hoặc ăn uống cụ thể khác. Rối loạn lo âu, trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện thường gặp ở những người mắc chứng rối loạn ăn uống.

Xem thêm: Vì sao nhiều người bị stress, trầm cảm do mất răng? | Dr. Care

Triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn ăn uống

Sự bận tâm về thức ăn, vóc dáng và vấn đề cân nặng là những triệu chứng thường thấy của bệnh rối loạn ăn uống. Các biểu hiện có thể quan sát được rõ ràng thông qua thể trạng cơ thể và chế độ ăn uống không điều độ. 3 hình thức phổ biến nhất của bệnh rối loạn ăn uống là:

  • Chán ăn tâm thần

  • Háu ăn tâm thần

  • Chứng ăn uống vô độ

Chứng ăn uống vô độ 

Chán ăn tâm thần

Chán ăn tâm thần (Anorexia nervosa) là tình trạng người bệnh thường xuyên kiểm soát cân nặng của mình, duy trì trọng lượng cơ thể thấp do sợ hãi thừa cân ngay cả khi họ đang thiếu cân nghiêm trọng. Họ thường xuyên hạn chế lượng calo đưa vào cơ thể, tập thể dục quá mức hoặc ép buộc bản thân nôn hoặc dùng thuốc nhuận tràng.

Chán ăn tâm thần không được nhầm lẫn với bệnh chán ăn, cái có triệu chứng chung là giảm sự thèm ăn. Triệu chứng bao gồm:

  • Kiểm soát cân nặng nghiêm ngặt.

  • Cảm nhận cơ thể bị bóp méo, nhận thức sai lệch về cân nặng và vóc dáng. Có tâm lý chối bỏ việc thiếu cân nghiêm trọng của bản thân.

  • Ám ảnh bởi việc tăng cân và theo đuổi thân hình gầy ốm mà không quan tâm đến sức khỏe và cân nặng tiêu chuẩn.

Chán ăn tâm thần
Chán ăn tâm thần gây nhận thức sai lệch về cân nặng và vóc dáng

Háu ăn tâm thần

Háu ăn tâm thần (Bulimia nervosa) là tình trạng người mắc phải có sự lặp lại thường xuyên việc ăn một lượng lớn thức ăn và không kiểm soát được. Việc ăn uống không kiểm soát kèm theo hành vi bù đắp cho sự quá mức bằng cách ép bản thân nôn, sử dụng thuốc nhuận tràng, nhịn ăn, tập thể dục quá độ (tập thể dục trong thời tiết xấu, tiếp tục tập thể dục khi ốm đau hoặc bị thương, không nghỉ ngơi/hồi phục thường xuyên),... Điều này dẫn đến những tổn hại thể chất như:

  • Trào ngược dạ dày và các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa.

  • Sâu răng do dịch vị từ dạ dày chứa axit tiếp xúc với răng trong quá trình nôn mửa, trào ngược.

  • Viêm và đau họng mạn tính.

  • Sưng tuyến nước bọt vùng cổ và hàm.

  • Mất cân bằng điện giải dẫn đến vấn đề tim mạch và thận.

Háu ăn tâm thần
Hành vi bù đắp cho sự quá mức bằng cách ép bản thân nôn

Chứng ăn uống vô độ

Chứng ăn uống vô độ (Binge - eating disorder) gây mất kiểm soát trong việc ăn uống. Người mắc thường xuyên tiêu thụ lượng lớn thức ăn bất thường và không thể ngừng ăn. Khác với háu ăn tâm thần, sau khi nạp lượng lớn thức ăn không tìm cách thải bớt năng lượng dư thừa, chứng ăn uống vô độ dẫn đến thừa cân hoặc béo phì.

  • Có cảm giác hành vi ăn uống ngoài tầm kiểm soát và không thể ngừng lại dù đã cảm thấy no hoặc không thấy đói.

  • Ăn lượng lớn bất thường thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định.

  • Ăn tốc độ rất nhanh trong cơn ăn.

  • Thường ăn một mình hoặc ăn trong bí mật.

  • Cảm thấy xấu hổ, tuyệt vọng, tội lỗi vì hành vi ăn uống của bản thân.

Nguyên nhân gây bệnh rối loạn ăn uống

Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn ăn uống hiện vẫn chưa tìm ra chính xác. Tuy nhiên, giống như những bệnh tâm thần khác, bệnh có thể xuất phát từ các nguyên nhân như di truyền, sức khỏe tâm lý và tình cảm hoặc các nguyên nhân đến từ xã hội. Rối loạn ăn uống cũng có thể đến từ tất cả các yếu tố trên.

  • Di truyền

  • Sức khỏe tâm lý và tình cảm

  • Nguyên nhân xã hội

Di truyền

Một số người mang trong mình gen bệnh từ khi sinh ra, do được di truyền từ gia đình có tiền sử rối loạn ăn uống. Mặt khác, một gia đình sẽ cùng sinh hoạt và có chế độ ăn uống giống nhau, do đó có thể cùng bị bệnh cùng nhau.

Di truyền

Sức khỏe tâm lý và tình cảm

Rối loạn ăn uống có khả năng xuất hiện rất lớn ở những người có sức khỏe tâm lý và tình cảm gặp vấn đề. Khi gặp các vấn đề tâm lý, họ tìm đến thức ăn để giải tỏa. Những người này thường có xu hướng tự ti, theo chủ nghĩa hoàn hảo, lòng tự trọng thấp, tính cách bốc đồng và các mối quan hệ rắc rối.

Những vấn đề như rối loạn lo âu, stress, trầm cảm, ám ảnh cưỡng chế,... cũng có thể trở thành tác nhân gây rối loạn ăn uống.

Nguyên nhân xã hội

Sự quan trọng của vẻ ngoài cũng như các chuẩn mực vẻ đẹp của xã hội tạo nên áp lực tâm lý đối với nhiều người. Đặc biệt là ở nữ giới thường quan tâm nhiều hơn đến vóc dáng và cân nặng. Ở nhiều nơi, chuẩn mực đẹp đi với gầy mảnh châm ngòi mong muốn trở nên gầy đi.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống thường xuất hiện ở thanh thiếu niên và nữ giới. Tuy nhiên hiện này tỷ lệ này càng gia tăng ở các nhóm đối tượng khác. Để kiểm soát bệnh này có thể giảm thiểu yếu tố làm tăng nguy cơ.

  • Nữ giới: Thông thường việc ăn kiêng hay ám ảnh cân nặng thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn. Các chuẩn mực sắc đẹp khắc khe làm phụ nữ cố để đạt được các hình mẫu trên phương tiện đại chúng và nền văn hóa.

  • Ăn kiêng: Sự thiếu ăn ảnh hưởng đến não bộ và tác động đến sự thay đổi khí sắc, dễ rơi vào cảm giác lo âu. Sự thiếu ăn và sụt cân ảnh hưởng đến cách thức hoạt động não bộ ở những cá nhân dễ bị tổn thương. Hành vi ăn uống hạn chế tiếp tục kéo dài và khó khăn để quay lại thói quen ăn uống điều độ.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn ăn uống

  • Bệnh sử gia đình: Nguy cơ rối loạn ăn uống ở những người có người thân trực hệ như bố mẹ, anh chị em ruột đã mắc bệnh này sẽ cao hơn bình thường.

  • Stress: Các thay đổi lớn trong cuộc sống và áp lực tâm lý gây nên stress, tâm trạng mất cân bằng và ổn định. Từ đó dẫn đến việc ăn uống không điều độ và không kiểm soát được việc ăn uống.

  • Tuổi tác: Rối loạn ăn uống có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, từ trẻ nhỏ, thanh niên, trung niên và người già. Thời gian khởi phát trung bình của các chứng rối loạn ăn uống là ở độ tuổi từ 12 đến 25. Trong đó, theo thống kê, bệnh thường gặp hơn ở độ tuổi thanh thiếu niên.

>> Xem thêm: Địa chỉ cấy ghép Implant uy tín tại tphcm

Phương pháp điều trị rối loạn ăn uống

Rối loạn ăn uống gây nên những ám ảnh về cân nặng và dấu hiệu thể chất suy giảm đáng báo động. Hậu quả rối loạn ăn uống kéo dài có thể dẫn đến xương mỏng, thiếu máu, mệt mỏi, da vàng, các vấn đề về tim, thận và thậm chí là vô sinh. Do đó, cần điều trị rối loạn ăn uống càng sớm càng tốt.

Điều trị tâm lý

Các liệu pháp tâm lý có tác dụng lớn đến việc điều trị chứng rối loạn ăn uống. Bằng cách giải thích ảnh hưởng nghiêm trọng của thói quen ăn uống không điều độ, thay thế bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời áp dụng có phương pháp giúp người bệnh vượt qua rào cản, vấn đề tâm lý như: liệu pháp dựa trên gia đình (Family-based treatment - FBT) hoặc Liệu pháp Hành vi Nhận thức dành cho chứng Rối loạn ăn uống (Cognitive Behaviour Therapy for Eating Disorders, CBT-ED),...

Điều trị tâm lý

Điều trị tại bệnh viện

Nếu có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì dẫn đến các vấn đề tim mạch, huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ,... hoặc suy dinh dưỡng nặng (cân nặng dưới 75% trọng lượng cơ thể lý tưởng); biến chứng sức khỏe như mất nước nghiêm trọng, giảm huyết áp, trầm cảm nặng thì cần nhập viện để theo dõi.

>> Xem thêm: Trồng 1 răng implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Dùng thuốc

Thuốc dù không thể chữa trị rối loạn ăn uống nhưng có thể giúp kiểm soát ăn uống. Thuốc chống trầm cảm và lo âu cũng giúp giảm triệu chứng bệnh. Giúp người bệnh giảm bớt các suy nghĩ và hành vi tiêu cực. Lưu ý việc dùng thuốc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dùng thuốc

Thói quen giúp phòng ngừa rối loạn ăn uống

Các thói quen lành mạnh và tương tác gia đình, xã hội có tác động rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của mọi người. Duy trì cho mình những thói quen tốt sẽ giúp phòng ngừa rối loạn ăn uống ở một mức độ nhất định.

  • Ăn sáng: Luôn ăn vào buổi sáng một lượng thực phẩm đảm bảo cung cấp đủ năng lượng bù đắp cho cơ thể sau một đêm dài. Ăn sáng mang lại cảm giác no, giúp ngăn cảm giác thèm ăn một lượng lớn vào buổi trưa.

  • Tránh ăn kiêng: Ăn kiêng không đúng cách làm kích thích cảm giác thèm ăn. Nghịch lý là hơn 80% những người ăn kiêng tăng cân trở lại dù rất chăm chỉ giảm cân, thậm chí tăng cân vượt mức so với ban đầu. Đối với người lớn tuổi cố gắng nhịn ăn gặp phải nguy cơ cân nặng sụt giảm quá nhiều không kiểm soát.

  • Giảm căng thẳng: Chăm sóc bản thân bằng cách tập yoga, tập thể dục và hít thở sâu giúp giảm căng thẳng một cách tự nhiên. Áp dụng thói quen như viết nhật ký, đọc sách, tư vấn dinh dưỡng, nghe podcast,... giúp tinh thần lành mạnh và mang lại năng lượng tích cực.

Mất răng gây rối loạn ăn uống

Mất răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn nhai và sự cảm nhận hương vị món ăn. Khi răng mất dẫn đến đau dạ dày do thức ăn không được nghiền nhuyễn làm dạ dày phải tăng cường độ hoạt động, kèm theo là ợ chua, đầy hơi cùng rối loạn tiêu hóa.

Cùng với đó, Cô Chú, Anh Chị ở tuổi trung niên mất răng sẽ phải đối mặt với việc thiếu chất dinh dưỡng, cảm giác đau đớn khi ăn nhai, răng nghiêng về vị trí khuyết thiếu dẫn đến lệch khớp cắn. Từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn dẫn đến bỏ bữa, ăn uống không điều độ. Mặt khác, sự ám ảnh về vấn đề ăn uống như không thể ăn uống chế độ như trước, chỉ có thể ăn đồ hầm, nấu nhừ,... dẫn đến hành vi ép buộc bản thân vào một chế độ mà họ cho răng tối ưu hơn với tình trạng răng hiện tại. Hơn nữa còn loại bỏ những nhóm thực phẩm có ích cho cơ thể do không thể ăn do mất răng. Từ đó, mất răng dẫn đến rối loạn ăn uống.

Rối loạn ăn uống hiển nhiên gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, khi mất răng Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng sớm để phục hồi chức năng nhai và các biến chứng.

Hiện nay, có các phương pháp trồng răng như trồng răng Implant, hàm giả tháo lắpcầu răng sứ. Trong đó, trồng răng Implant được xem là giải pháp phục hồi răng tối ưu nhất.

QCS1F4hUb1o

Trồng răng Implant với trụ Titanium tích hợp với xương hàm. Đây là giải pháp duy nhất có khả năng chống tiêu xương hàm. Phần mão sứ có độ bền chắc và màu sắc tự nhiên, đảm bảo khả năng ăn nhai như răng thật. Răng có thể được vệ sinh dễ dàng ngay tại nhà. Hơn nữa tuổi thọ cũng dài từ 20 năm hoặc cả đời nếu được chăm sóc đúng cách. Một điểm đáng lưu ý là răng Implant được trồng độc lập, không gây tác động đến các răng lân cận như các phương pháp phục hồi răng khác.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề