Thiếu máu là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Bệnh thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu trong máu thấp hơn so với mức bình thường. Bệnh này xảy ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu các hồng cầu không chứa đủ hemoglobin giúp đưa hồng cầu mang oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể.

Thiếu máu là bệnh lý thường gặp, dễ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe hoặc xét nghiệm bình thường. Thiếu máu thường không có triệu chứng gì ở giai đoạn nhẹ nhưng trường hợp thiếu máu nặng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị. Thông thường sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi khi làm việc, sinh hoạt, hay mất tập trung, da xanh xao nhợt nhạt,...

Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng máu không đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh, tức là thiếu hemoglobin để giúp mang oxy, chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể. Thiếu máu sẽ khiến các cơ quan hoạt động kém, sức khỏe trở nên suy giảm. Do đó, Cô Chú, Anh Chị sẽ thường xuyên bị mệt mỏi, yếu ớt, dễ nhiễm bệnh khi có virus tấn công.

Thiếu máu xuất hiện thường do thiếu bổ sung B12, thiếu folate, thiếu sắt. Ngoài ra, thiếu máu cũng xuất phát từ bệnh mãn tính và một số loại thiếu máu khác, như là: Thiếu máu tán huyết, thiếu máu bất sản vô căn, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu địa trung hải, thiếu máu hồng cầu khổng lồ, thiếu máu ác tính (Thalassemia).

 Thiếu máu sẽ khiến các cơ quan hoạt động kém, sức khỏe trở nên suy giảm
Thiếu máu sẽ khiến các cơ quan hoạt động kém, sức khỏe trở nên suy giảm

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng bị bệnh thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng bệnh xuất hiện phổ biến, theo các chuyên gia thì đây là một hội chứng xuất hiện ở nhiều bệnh khác nhau. Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu như: Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, vitamin B12, thiếu sắt, folate, rối loạn đường ruột hoặc phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra thiếu hồng cầu,... Tuy nhiên, về cơ bản có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân chính như sau:

  • Giảm hoặc rối loạn sinh máu: Do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn sinh các tế bào máu làm suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn… Hầu hết các hồng cầu được tạo ra tại tủy xương nên bị thiếu máu sẽ không đủ Hemoglobin vận chuyển oxy trong hồng cầu đến các cơ quan khác.

  • Thiếu yếu tố tạo máu: Cơ thể thiếu một số chất Erythropoietin, acid amin, acid folic và B12, thiếu sắt… nên không đủ để tạo hồng cầu, tạo máu.

  • Mất máu: Do chảy máu khi Cô Chú, Anh Chị bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh trĩ, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc loét dạ dày,...

  • Tan máu: Do tăng phá hủy hồng cầu hoặc nguyên nhân khác là mắc bệnh tan máu bẩm sinh hoặc miễn dịch, sốt rét,...

  • Nguyên nhân khác: do một số loại thuốc tạo ra sự tiêu hủy các hồng cầu sớm hơn bình thường hoặc các bệnh lâu dài, mãn tính như thalassemia hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm bị di truyền.

Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu như chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, mất máu,...
Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu như chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, mất máu,...

[cta-insite]

Các mức độ thiếu máu theo chuẩn Who

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thiếu máu là tình trạng giảm đi lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu. Từ đó các mô của cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng bị thiếu oxy. Khi xác định tình trạng thiếu máu, Cô Chú, Anh Chị dựa vào các yếu tố sau:

  • Độ tuổi và giới tính: Đối với nữ giới thì chỉ số Hemoglobin dưới 120 g/l (12 g/Dl) và nam giới sẽ có chỉ số Hemoglobin cao hơn nữ giới, dưới 130 g/l (13 g/Dl). Đối với người cao tuổi thì chỉ số Hemoglobin dưới 110 g/l (11 g/Dl).

  • Nồng độ huyết sắc tố: Huyết sắc tố dao động từ 90 đến 120 g/L thì thiếu máu nhẹ, huyết sắc tố từ 60 đến dưới 90 g/L thì thiếu máu vừa, huyết sắc tố từ 30 đến dưới 60 g/L thì tình trạng thiếu máu nặng và thiếu máu rất nặng khi huyết sắc tố dưới 30 g/L.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thiếu máu là tình trạng giảm đi lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thiếu máu là tình trạng giảm đi lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu

Xem thêm: Vì sao trồng răng Implant toàn hàm All on 4, All on 6 lại tiết kiệm được chi phí?

Triệu chứng của tình trạng bệnh thiếu máu

Nếu Cô Chú, Anh Chị bị thiếu máu thì tình trạng cơ thể lúc này không nhận được đủ lượng máu giàu oxy sẽ khiến sức khỏe yếu đi, mệt mỏi. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị còn gặp các triệu chứng khác như: khó thở, chóng mặt, nhức đầu,.. Tùy thuộc vào mức độ thiếu máu thì Cô Chú, Anh Chị sẽ có những triệu chứng như sau:

Luôn cảm thấy mệt mỏi

Thiếu máu xảy ra do khi lượng sắt trong cơ thể quá thấp, sắt là yếu tố giúp tạo ra huyết sắc tố nằm trong tế bào hồng cầu, chúng sẽ giúp gắn kết và vận chuyển oxy đi khắp để nuôi sống cơ thể. Khi không có đủ sắt, cơ thể của Cô Chú, Anh Chị sẽ bị ảnh hưởng khiến suy nhược, luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi.

Thiếu máu sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng, suy nhược, luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi
Thiếu máu sẽ khiến cơ thể bị ảnh hưởng, suy nhược, luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi

Nhức đầu, hoa mắt, ù tai

Thiếu máu lên não là tình trạng cung cấp máu nuôi lên não không đủ, tế bào não lúc này không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Điều này sẽ khiến tế bào thần kinh thiếu đi năng lượng làm mọi hoạt động và chức năng ảnh hưởng rất lớn, khiến Cô Chú, Anh Chị bị đau đầu, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí rối loạn cảm giác dẫn đến giảm trí nhớ,… Trước đây thiếu máu lên não thường gặp hơn ở người cao tuổi, người mắc bệnh lý về tim mạch, huyết áp, nhưng hiện nay tỉ lệ người trẻ mắc phải tình trạng này ngày càng nhiều.

Dễ bị cáu gắt

Khi bị thiếu máu toàn thân, thiếu máu não sẽ khiến Cô Chú, Anh Chị luôn trong tình trạng mệt mỏi, dễ đau đầu, thay đổi tính khí, hay cáu gắt từ đó làm suy giảm sức lao động cả về trí óc lẫn chân tay.

Khi bị thiếu máu toàn thân, thiếu máu não sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ đau đầu, thay đổi tính khí, dễ cáu gắt
Khi bị thiếu máu toàn thân, thiếu máu não sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ đau đầu, thay đổi tính khí, dễ cáu gắt

Khó tập trung, suy nghĩ

Tình trạng thiếu máu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Lúc này Cô Chú, Anh Chị sẽ khó tập trung, suy nghĩ khi làm việc, học tập. Ngoài ra ăn uống không còn cảm nhận vị ngon, giảm năng suất lao động do mất ngủ,… từ đó có thể dẫn đến trầm cảm.

Nhịp tim đập nhanh bất thường

Nhịp tim đập nhanh bất thường là triệu chứng của bệnh thiếu máu não, thiếu sắt. Lúc này, hemoglobin thấp nên tim phải hoạt động nhiều hơn để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể nên nhịp tim không ổn định và tạo ra cảm giác tim đập rất nhanh. Trường hợp quá nặng có thể dẫn đến tim to, tiếng thổi ở tim hoặc thậm chí gây suy tim.

Nhịp tim đập nhanh bất thường là triệu chứng của bệnh thiếu máu não, thiếu sắt
Nhịp tim đập nhanh bất thường là triệu chứng của bệnh thiếu máu não, thiếu sắt

Có thể bạn quan tâm: Nhịp tim của người bình thường là bao nhiêu? Yếu tố ảnh hưởng

Chán ăn, rối loạn tiêu hóa

Thiếu máu sẽ xuất hiện tình trạng chán ăn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa khiến phân lỏng hoặc táo bón. ‎Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị có thể tự nhận biết phát hiện khi thấy da xanh xao, sạm da, niêm mạc vì lúc này rối loạn chuyển hóa sắt. Đặc biệt rõ ở vị trí trên mặt, lòng bàn tay da mỏng thì sẽ thấy rõ hơn.

Xem thêm: Loét niêm mạc miệng - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Đối tượng nào có nguy cơ bị mắc bệnh thiếu máu?

Thiếu máu là tình trạng không bỏ qua bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả nam giới, nữ giới, trẻ em đến người cao tuổi. Thực tế, thiếu máu có trong nhiều bệnh lý khác nhau kể cả nội ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa và các chuyên khoa nhỏ khác.

Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu khi có chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu chất vitamin B12, sắt, folate,... Những trường hợp bị rối loạn đường ruột khiến hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non cũng gây thiếu máu. Đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ bị thiếu hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu là tình trạng không bỏ qua bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả nam giới, nữ giới, trẻ em đến người cao tuổi
Thiếu máu là tình trạng không bỏ qua bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả nam giới, nữ giới, trẻ em đến người cao tuổi

Biến chứng của bệnh thiếu máu nếu không điều trị kịp thời?

Biến chứng của thiếu máu có thể rất nghiêm trọng như gây suy nhược cơ thể, các vấn đề về tim mạch, trầm cảm, chậm phát triển, hệ miễn dịch suy yếu… Bệnh không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu và bị nhiễm trùng thường xuyên: Sắt trong máu giúp tăng hệ thống miễn dịch để tránh các bệnh tật như cúm, sốt, cảm lạnh… Khi thiếu máu sẽ mất đi lượng lớn tế bào miễn dịch lympho T bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Lúc này, chức năng miễn dịch sẽ suy giảm và tăng khả năng nhiễm trùng.

  • Mắc các vấn đề về tim: Thiếu máu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim khi tim hoạt động quá nhiều, cố gắng bơm nhiều máu hơn bình thường để đảm bảo cung cấp đủ oxy đến tất cả các cơ quan.

  • Suy nhược cơ thể: Thiếu máu, thiếu sắt sẽ dẫn đến suy nhược, Cô Chú, Anh Chị luôn cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Đặc biệt ở phụ nữ, lượng sắt thấp sẽ gây mất cân bằng hormone, gây đau đầu.

  • Trầm cảm: Thiếu máu kéo dài sẽ làm hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Người bệnh sẽ khó tập trung, giảm năng suất lao động, tư duy, mất ngủ,… từ đó có thể dẫn đến trầm cảm.

Biến chứng của thiếu máu có thể rất nghiêm trọng như gây suy nhược cơ thể, các vấn đề về tim mạch, trầm cảm, chậm phát triển, hệ miễn dịch suy yếu
Biến chứng của thiếu máu có thể rất nghiêm trọng như gây suy nhược cơ thể, các vấn đề về tim mạch, trầm cảm, chậm phát triển, hệ miễn dịch suy yếu

Hướng dẫn cách phòng ngừa tình trạng thiếu máu

Để tránh gặp tình trạng thiếu máu, Cô Chú, Anh Chị cần chăm sóc sức khỏe, có sự chuẩn bị về thói quen sinh hoạt lành mạnh của mình. Dưới đây là những các phòng ngừa bệnh thiếu máu đơn giản mà ai cũng có thể tìm hiểu và áp dụng:

  • Cô Chú, Anh Chị cần đưa vào thực đơn các thực phẩm giàu folate như rau bina, củ dền, gan bò, trứng, bánh mì, gạo, mì ống cũng giúp bạn bổ sung vitamin folate cho cơ thể. Ngoài ra, các vitamin C, B12 và thực phẩm bổ sung sắt cũng quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

  • Tập thói quen, chế độ sinh hoạt cân đối và dành thời gian để rèn luyện nâng cao sức khỏe từ đó lắng nghe cơ thể và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu.

  • Phụ nữ vào chu kỳ kinh nguyệt của mình cần bổ sung thêm sắt uống và ăn nhiều thức ăn bổ sung sắt cho cơ thể.

  • Chú ý khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để phát hiện tình trạng thiếu máu từ đó có những cách điều trị kịp thời.

    Phòng ngừa bệnh thiếu máu bằng cách tạo ra thực đơn giàu folate, Fe, bổ sung vitamin cho cơ thể
    Phòng ngừa bệnh thiếu máu bằng cách tạo ra thực đơn giàu folate, Fe, bổ sung vitamin cho cơ thể

Để cải thiện sức khỏe, nên bổ sung chất sắt trong bao lâu?

Khi thiếu máu, thiếu sắt thì Cô Chú, Anh Chị cần đến Bác sĩ thăm khám, kiểm tra từ đó tùy theo tình trạng sẽ được chỉ định bổ sung hàm lượng và thời gian bổ sung sắt hợp lý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện tình trạng này thì Cô Chú, Anh Chị nên uống viên sắt hàng ngày và uống ít nhất trong vòng 3 tháng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu máu thì nên uống viên sắt hàng ngày và uống ít nhất trong vòng 3 tháng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện tình trạng thiếu máu thì nên uống viên sắt hàng ngày và uống ít nhất trong vòng 3 tháng

Cách chẩn đoán bệnh thiếu máu

Để chẩn đoán các bệnh lý về máu, Bác sĩ sẽ hỏi Cô Chú, Anh Chị về các dấu hiệu xuất hiện làm cơ thể suy nhược, mệt mỏi sau đó thăm khám lâm sàng. Nếu trường hợp nặng hơn thì sẽ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu như: công thức máu, tủy đồ, sinh thiết tủy xương, sinh thiết hạch, các xét nghiệm dấu ấn miễn dịch tế bào, xét nghiệm di truyền tế bào, giải phẫu bệnh và hoá mô miễn dịch…

Ngoài ra, xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) là cách phổ biến để chẩn đoán Cô Chú, Anh Chị có bị thiếu máu hay không. CBC dùng để đếm số lượng tế bào máu trong một mẫu máu thu thập được và đo lượng hồng cầu trong máu, gọi là hematocrit và mức độ huyết sắc tố trong máu để có kết quả khách quan nhất.

Chẩn đoán bệnh thiếu máu bằng cách chỉ định các xét nghiệm máu
Chẩn đoán bệnh thiếu máu bằng cách chỉ định các xét nghiệm máu

Nên thực hiện xét nghiệm gì để biết thiếu máu?

Khi thiếu máu cần thực hiện xét nghiệm theo công thức máu toàn bộ (CBC). Đây là dạng xét nghiệm máu phổ biến nhất để có được kết quả chính xác về tình trạng này. CBC được sử dụng để đếm số lượng tế bào máu trong mẫu máu đem đi kiểm tra. Ngoài ra, thiếu máu còn có xét nghiệm nồng độ huyết sắc tố, nồng độ sắt trong máu và nồng độ ferritin.

Khi thiếu máu cần thực hiện xét nghiệm theo công thức máu toàn bộ (CBC)
Khi thiếu máu cần thực hiện xét nghiệm theo công thức máu toàn bộ (CBC)

Người bị bệnh thiếu máu có trồng răng Implant được không?

Việc trồng răng Implant cho người bị bệnh máu đòi hỏi cần có sự thăm khám sức khỏe và nếu điều kiện đủ để cấy ghép thì Bác sĩ nên kế hoạch điều trị chi tiết và tay nghề cao để tránh các ảnh hưởng nguy hiểm. Nếu Cô Chú, Anh Chị đang gặp tình trạng này thì cần cân nhắc và tìm hiểu bác sĩ nha khoa uy tín, chất lượng để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

Việc trồng răng Implant cho người bị bệnh máu đòi hỏi cần có sự thăm khám sức khỏe và nếu điều kiện đủ để cấy ghép
Việc trồng răng Implant cho người bị bệnh máu đòi hỏi cần có sự thăm khám sức khỏe và nếu điều kiện đủ để cấy ghép

Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh thiếu máu, trong quá trình điều trị Implant

Để đối phó với tình trạng thiếu máu, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất cũng đóng vai trò then chốt. Dưới đây là một số gợi ý về những thực phẩm mà người thiếu máu nên ưu tiên:

  • Các loại rau quả: Không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu, rau xanh và trái cây còn chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt từ các nguồn thực phẩm khác. Hãy thêm vào thực đơn hàng ngày những loại rau lá xanh đậm như cải bó xôi,bông cải xanh, và các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, kiwi.

  • Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt bí, hạt điều và các loại ngũ cốc nguyên hạt không chỉ là nguồn cung cấp folate dồi dào, hỗ trợ sản xuất hồng cầu, mà còn chứa một lượng sắt đáng kể, góp phần cải thiện tình trạng thiếu máu.

  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt heo, thịt cừu, cá thu, cá hồi, hàu... là những nguồn cung cấp sắt heme tuyệt vời, dễ dàng được cơ thể hấp thu và sử dụng. Hãy bổ sung vào thực đơn hàng tuần để tăng cường lượng sắt cho cơ thể.

  • Các loại đậu: Đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh không chỉ giàu sắt mà còn chứa molypden, một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt hiệu quả.

  • Các loại hải sản: Hải sản là nguồn cung cấp sắt dồi dào, đặc biệt là các loại như cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu và cá hồi. Chúng không chỉ chứa hàm lượng sắt đáng kể mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị thiếu máu hiệu quả.

Thiếu máu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất như rau củ quả, các loại hạt, thịt đỏ,...
Thiếu máu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất như rau củ quả, các loại hạt, thịt đỏ,...

Hướng dẫn cách đặt lịch thăm khám tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Nha khoa Dr Care Implant Clinic là địa chỉ uy tín chuyên sâu hàng đầu trong lĩnh vực trồng răng Implant và chỉ ưu tiên cho các đối tượng mất răng thuộc lứa tuổi trung niên. Với đội ngũ y bác sĩ có năng lực chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn, cùng với hệ thống trang thiết bị tiên tiến, chất lượng cao, Nha khoa Dr Care Implant Clinic cam kết mang lại chất lượng phục vụ tốt nhất cùng với trải nghiệm trồng răng không đau cho các khách hàng.

  • Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Thứ 7 từ 8h00 đến 21h00, lưu ý thời gian làm việc có thể thay đổi và chưa được thông báo trước.

  • Địa chỉ phòng khám: P3-0.SH08, Tòa nhà Park 3, Khu đô thị Vinhomes Central Park 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Số điện thoại đặt lịch hẹn: 0909 47 8910 , 093 82 38910

  • Email: [email protected]

  • Hotline đặt lịch hẹn: 1900 638 082 (hotline của Docosan)

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner