Trẻ bị sún răng: Nguyên nhân và cách điều trị bố mẹ nên biết

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Sún răng xảy ra khi vi khuẩn trong miệng tấn công vào men răng, tạo ra các lỗ nhỏ nông trên bề mặt răng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, răng bé có thể bị đau nhức, nhiễm trùng và thậm chí mất răng. Bài viết sau đây sẽ giúp bố mẹ có thêm thông tin về sún răng, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa để bảo vệ nụ cười của bé.

Sún răng là gì?

Sún răng là hiện tượng khi lớp men răng và ngà răng của trẻ tương đối mỏng, mức canxi hóa thấp dẫn tới men răng bị tổn thương. Lâu dần sẽ khiến răng bé ngày càng mủn và tiêu dần đi phần diện tích thân răng sữa, làm nó nhỏ hơn so với những răng bình thường khác.

Sún răng thường gặp ở trẻ từ 1 - 3 tuổi và không gây cảm giác đau nhức cho bé trong thời gian đầu. Đồng thời chỗ bị sún khá nông, không sâu như lỗ răng sâu, nhưng bố mẹ sẽ dễ nhận thấy tại vùng kẽ răng sẽ xuất hiện các đốm đen, nâu và có dấu hiệu lan rộng ra các răng bên cạnh nếu không được kiểm soát kịp thời. Cuối cùng hàm răng của bé chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần như tụt xuống lợi, gây ảnh hưởng tới khả năng nhai nuốt và giao tiếp.

Sún răng là gì?
Nhãn

Tác hại khi trẻ bị sún răng

Chắc hẳn không ít bậc bố mẹ cho rằng khi trẻ đến thời điểm thay răng vĩnh viễn thì răng sún sẽ hết nên khi phát hiện lại chủ quan, không tìm cách khắc phục. Điều này có thể gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng và sự phát triển của trẻ:

Ảnh hưởng đến ăn uống

Khi trẻ bị sún răng, răng sún sẽ mang trên mình những vi khuẩn có hại, không chỉ ảnh hưởng đến chính chiếc răng đó mà còn gây tác động xấu tới các răng vĩnh viễn và lợi. Đồng thời, khi răng sún bị mòn dần làm ngà răng sữa lộ ra, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức khi ăn uống. Bé sẽ hay quấy khóc, biếng ăn dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Khi bị sún răng, đặc biệt ở những vị trí răng hàm sẽ khiến bé gặp khó khăn trong việc nhai kỹ thức ăn. Điều này sẽ làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu. Đồng thời vi khuẩn bám trên chiếc răng bị sún có thể theo thức ăn xuống dạ dày và ruột, gây ra một số vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy.

Tác hại khi trẻ bị sún răng
Sún răng có thể gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Khi răng bé bị mòn, sứt mẻ hoặc mất đi một phần cấu trúc, đặc biệt là răng cửa, sẽ làm thay đổi đến vị trí và cách thức mà lưỡi và môi tiếp xúc với răng khi phát âm, dẫn đến việc bé có nguy cơ bị nói ngọng. Nếu để ý kỹ sẽ thấy, những bé sún răng thường khó phát âm chuẩn các âm như "s", "z", "f", "v" so với bé có hàm răng khỏe mạnh. Điều này là do thiếu đi phần rìa sắc nhọn của răng cửa để tạo ra luồng khí khi cần thiết. Bé dần dần nói lí nhí và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh hơn.

Ảnh hưởng đến răng liền kề

Những vi khuẩn có hại bám trên răng sún dễ dàng lây lan sang các răng nằm sát nhau, chúng tấn công men răng, phá hủy cấu trúc năng và tạo ra các lỗ.

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khi sún răng, men răng bị phá hủy, lộ ra lớp ngà răng có màu vàng sẫm hơn. Màu sắc của răng có thể thay đổi từ vàng nhẹ đến nâu sẫm, thậm chí đen, tùy vào mức độ sún. Do đó, trẻ bị sún răng cười lên sẽ trở nên kém thẩm mỹ, lúc này bé có thể cảm thấy tự ti không dám cười to khi răng bị sún.

Tăng nguy cơ viêm nhiễm, tích tụ vi khuẩn

Sún răng khiến men răng bị phá hủy và tạo ra các lỗ hổng khá nông trên bề mặt răng. Đây là nơi vi khuẩn dễ dàng bám víu và phát triển thành mảng bám, cao răng. Nơi đây chứa nhiều vi khuẩn gây hại, sản sinh axit tấn công men răng, làm sún răng thêm nặng và lan rộng sang các răng khác.

Đồng thời, khi bị viêm nhiễm, cơ thể sẽ huy động hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, tình trạng viêm nhiễm kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Tăng nguy cơ viêm họng

Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm họng. Đồng thời, vi khuẩn gây sún răng (Streptococcus mutans) cũng là một trong những nguyên nhân chính gây viêm họng. Vi khuẩn sẽ đi từ các răng sún rồi dễ dàng lây lan sang họng qua đường ăn uống, khiến bé ho hoặc hắt hơi thường xuyên. Bên cạnh đó việc nuốt phải thức ăn hoặc nước bọt có chứa vi khuẩn từ răng bị sún cũng là tác nhân gây kích ứng niêm mạc và dẫn tới viêm họng.

Tác hại khi trẻ bị sún răng
Răng sún còn dẫn tới nguy cơ viêm họng ở trẻ

Khiến răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc lệch

Bố mẹ phải đặc biệt lưu ý, tình trạng sún răng có thể làm thay đổi đến quá trình mọc răng chuẩn của bé nữa, điều này sẽ làm sai lệch đi răng vĩnh viễn sau này. Nguyên nhân là do khi răng bé bị sún, lợi sẽ đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn mọc ở vị trí này. Nên khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp nhiều khó khăn, lệch so với vị trí ban đầu, làm mất thẩm mỹ và gây đau đớn cho trẻ.

Gây hôi miệng

Mảng bám và cao răng chứa nhiều vi khuẩn gây hại nên khi phân hủy protein trong thức ăn sẽ sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi và gây nên mùi hôi khó chịu. Trong một số trường hợp, sún răng có thể ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, dẫn đến tình trạng khô miệng. Mà nước bọt lại có vai trò quan trọng trong việc làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn và giảm mùi hôi. Do đó, khi thiếu nước bọt, vi khuẩn sẽ dễ dàng phát triển và sinh sôi, dẫn đến hôi miệng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Theo các bác sĩ nha khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng như là do thiếu men răng khi sinh non, thiếu canxi hoặc mẹ khi mang thai sử dụng kháng sinh và thường xuyên ăn uống ban đêm. Cụ thể hơn về các nguyên nhân như sau:

Ăn quá nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước có gas gây mất răng gây sún răng

Đồ ngọt là một trong những nguyên nhân khiến răng dễ bị sún, sâu răng nhưng lại khiến các bé cảm thấy vui vẻ. Theo các nghiên cứu khoa học, khi bé thường xuyên ăn ngọt thì đường trong thực phẩm này sẽ tạo thành môi trường axit trong miệng, đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và răng nguy cơ sún răng.

Ngoài ra, nước uống có gas có chứa thành phần đường rất nhiều, nên dễ dẫn tới nguy cơ tăng cân và béo phì cũng như gây mòn men răng do có chứa axit. Đặc biệt, những đồ uống này là một trong nhiều nguyên nhân chính gây sún răng ở trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng
Răng bé bị sún do ăn nhiều đồ ngọt

Sử dụng kháng sinh khi mang thai

Việc mẹ sử dụng kháng sinh trong thai kỳ, cũng là nguyên nhân dẫn tới em bé sún răng sau khi sinh, đặc biệt là răng bị sẫm màu do nhiều Tetracycline. Các bác sĩ nha khoa giải thích rằng, một số loại kháng sinh thuộc nhóm Tetracycline như Doxycycline, Minocycline có khả năng liên kết với canxi trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình hình thành men răng và xương ở thai nhi. Nên khi mẹ bầu sử dụng những loại kháng sinh này vào giai đoạn giữa thai kỳ (tháng thứ 4 - tháng thứ 8), chúng không chỉ làm hỏng men răng mà còn khiến răng bé bị đổi màu vĩnh viễn.

Ngoài ra Amoxicillin - kháng sinh được kê đơn khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng tai cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến men răng. Cụ thể những bé dùng amoxicillin có khả năng bị nhiễm fluor, xảy ra khi răng tiếp xúc với lượng fluor dư thừa. Điều này sẽ gây nên nhiều vết ố, rỗ trên răng. Răng nhiễm fluor cao còn gây ra nhiều vấn đề trong sự phát triển răng vĩnh viễn khi trẻ vào tuổi thành niên.

Khẩu phần ăn không đủ chất dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và cân đối yếu tố cần thiết giúp răng bé phát triển vững chắc nhất ngay từ khi còn là bào thai đến suốt cuộc đời. Do đó thực đơn hằng ngày của mẹ cũng ảnh hưởng lớn đến răng bé khi còn trong bào thai. Mầm răng sữa và mầm răng vĩnh viễn được hình thành khi thai nhi bước vào tuần thứ 8.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng
Khẩu phần ăn của bé không đầy đủ dinh dưỡng có thể dẫn đến sún răng

Do đó nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của mẹ bầu hoặc bé không đầy đủ dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D, vitamin C, vitamin A, phospho và thiếu rau xanh thì men răng của trẻ sẽ trở nên yếu ớt, dễ bị vi khuẩn tấn công phá hủy. Đồng thời việc thiếu hụt hàm lượng vitamin này cũng khiến hệ miễn dịch suy yếu, nướu và lợi dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Ngoài ra Fluor - giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương, phát triển răng, tạo ngà năng, men răng và chuyển hóa canxiphospho. Nên nếu thiếu Fluor sẽ khiến răng bé bị tổn thương.

Lười vệ sinh răng miệng

Khi trẻ không đánh răng hoặc đánh răng không kỹ, thức ăn thừa sẽ bám dính trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, hình thành mảng bám. Mảng bám này nếu không được loại bỏ kịp thời sẽ cứng lại thành cao răng, bám chặt vào răng và nướu, gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng.

Vi khuẩn hình thành trên mảng bám sẽ sản sinh ra axit lactic khi phân hủy thức ăn thừa. Axit này tấn công men răng, phá hủy cấu trúc răng và gây nên tình trạng sún răng, sâu răng. Khi lỗ sâu càng lớn, vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào sâu bên trong răng, khiến trẻ bị sâu răng hàm sớm.

Thiếu vitamin và khoáng chất

Thiếu vitamin và khoáng chất là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến sún răng ở trẻ, đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin A, vitamin C và một số khoáng chất khác như phospho, magie và kẽm.

Mỗi một thành phần trên đều có hiệu quả trong việc hình thành và nuôi dưỡng hệ xương răng vững chắc, đồng thời còn tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm khuẩn chân răng. Do đó nếu không cung cấp đủ những dinh dưỡng này hằng ngày, bé sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng sún răng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sún

Những dấu hiệu sún răng ở trẻ sau đây sẽ giúp phụ huynh nhận biết được bé nhà mình có bị sún hay không và tìm cách khắc phục kịp thời:

  • Lớp men răng bị mủn đi không còn độ trắng sáng và đổi màu dần

  • Thể tích răng bị mòn dần khiến thân răng có xu hướng ngắn lại

  • Răng cửa có sự thay đổi về màu sắc nghiêm trọng, răng trở nên ố vàng, mủn, xỉn màu hoặc có màu đen, thân răng đang dần bị phá hủy.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sún
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sún

Khi trẻ bị sún răng cha mẹ cần làm gì?

Để bảo vệ nụ cười và sức khỏe răng miệng cho các bé, cha mẹ cần chú trọng phòng ngừa sún răng từ sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời khi bé có dấu hiệu răng sún.

Phòng ngừa sún cho trẻ

Trong thời kỳ bé đang thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn, phụ huynh nên bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày của bé các loại thực phẩm tốt cho răng như trứng, sữa, cá biển….giàu canxi và flour. Cà rốt cũng là một loại củ giúp răng chắc khỏe, lợi mau liền khi bị tổn thương và giảm tình trạng chảy máu chân răng. Bên cạnh đó cha mẹ phải hạn chế cho bé ăn những thực phẩm không tốt cho răng miệng như bánh kẹo, nước ngọt có gas, nước đá,...

Khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, bố mẹ cần sử dụng khăn gạc mềm để vệ sinh răng sữa của bé vào mỗi buổi sáng và sau khi ăn xong. Đồng thời cho bé uống nước sau khi ăn để làm trôi thức ăn và giúp bề mặt răng sạch sẽ. Bước vào giai đoạn răng tương đối hoàn chỉnh, trẻ có thể ăn nhiều thức ăn hơn nên hàm răng cũng cần được bảo vệ và chăm sóc cẩn thận. Mẹ nên hướng dẫn bé đánh bành chải theo chiều xoay vòng ngược kim đồng hồ thay vì chải ngang, bàn chải lông mềm mại, kem đánh răng nên chứa flour. Hãy tạo thói quan cho bé đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, vào sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.

Khi trẻ bị sún răng cha mẹ cần làm gì?
Mẹ dạy bé đánh răng đúng cách

Đến khám tại nha khoa uy tín

Bé bị sún răng sữa phải làm sao? Với những em bé bị sún răng thì cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt tại các bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm tránh hiện tượng răng mọc lẫy, mọc chen chúc hoặc mọc lệch sau này. Ngoài ra, để giúp bé sở hữu một hàm răng chắc khỏe, đều đặn từ khi còn nhỏ, hãy đưa bé đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng khi chúng còn mới khởi phát.

Mất răng sớm ở trẻ có nguy hiểm không?

Việc mất răng sữa sớm có thể làm ảnh hưởng đến vị trí răng vĩnh viễn, khiến chúng mọc chen chúc, mọc lệch và tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Sún răng có thể gây đau, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và vui chơi của bé. Nếu không kịp thời phát hiện sớm và điều trị thì sẽ dẫn đến nhiễm khuẩn tại chỗ, gây sưng đau và ảnh hưởng đến toàn cơ thể như viêm phổi…Đặc biệt khi mất răng sữa sớm, chức năng nhai của bé sẽ giảm đi.

Ngoài ra, tình trạng này còn ảnh hưởng đến khả năng phát âm của bé, nhất là đối với một số âm cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa như “s”, “v”.

Mất răng sớm ở trẻ có nguy hiểm không?
Mất răng sớm có thể khiến bé bị ngọng

Trẻ bị mất răng vĩnh viễn sớm thì phải làm gì?

Ngoài các yếu tố tác động vật lý như chấn thương, va đập thì sún răng cũng là nguyên nhân phổ biến khiến nhiều trẻ bị mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Theo các bác sĩ nha khoa, hiện nay Implant là giải pháp an toàn và hiệu quả giúp nhiều người bị mất răng sẽ có được một chiếc răng mới chắc chắn và đẹp hơn trước. Dưới đây là một số thông tin về cấy ghép Implant mà Cô Chú/ Anh Chị có thể tham khảo:

Độ tuổi cấy ghép Implant cho trẻ phù hợp nhất

Theo khuyến cáo của chuyên gia nha khoa, độ tuổi thích hợp nhất để cấy ghép Implant là từ 18 tuổi trở lên. Bởi khi chưa đủ tuổi trưởng thành, xương hàm phát triển chưa toàn diện và ổn định, đồng thời chất lượng xương hàm cũng chưa đủ điều trị để tiến hành tiểu phẫu cấy ghép Implant.

Trong trường hợp bé mất răng vĩnh viễn khi chưa đủ trưởng thành, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ đưa ra giải pháp phù hợp. Rồi khi bé đủ tuổi, nên trồng răng Implant để mang lại hiệu quả phục hồi răng lâu dài và bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Trồng răng Implant ở đâu uy tín tại TP.HCM

Hiện nay Dr Care - Implant Clinic là một trong những phòng khám nha khoa uy tín tại TP.HCM cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa, giúp mọi khách hàng phục hồi răng bị mất hiệu quả. Đồng thời đáp ứng 3 tiêu chí: Hoàn thiện thẩm mỹ, phục hồi khả năng ăn nhai và đảm bảo sử dụng bền lâu.

Nha khoa sở hữu đội ngũ Bác sĩ với kinh nghiệm dày dặn, tận tâm chăm sóc và chữa trị tình trạng mất răng cho khách hàng. Bác sĩ sau khi thăm khám sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu, an toàn và tiết kiệm.

Trẻ bị mất răng vĩnh viễn sớm thì phải làm gì?

Ngoài ra, Dr. Care luôn không ngừng cập nhập những trang thiết bị mới, hiện đại, công nghệ điều trị tối tân, hỗ trợ khách hàng rút ngắn thời gian, chuẩn đoán chính xác. Nha khoa với Liệu pháp trồng răng không đau sẽ mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.

Bảng giá cấy ghép Implant tại nha khoa Dr.Care

Một chiếc răng Implant có cấu tạo 3 phần gồm trụ Implant, khớp nối Abutment và mão răng sứ. Do đó chi phí cấy ghép Implant sẽ phù thuộc vào giá của 3 thành phần trên, cộng thêm chi phí điều trị khác. Dưới đây là công thức tính:

Chi phí trồng răng Implant = ( Trụ Implant + Khớp nối cá nhân hóa + mão răng sứ ) * Số lượng răng + dịch vụ điều trị khác (nếu có)

  1. Bảng giá trồng răng Implant đơn lẻ của Dr. Care năm 2024

Giá trồng răng Implant đơn lẻ giao động từ 17.500.000 - 39.000.000 VNĐ/răng Implant, chi phí này bao gồm phục hình răng sứ TITAN. Đồng thời giá trồng răng Implant còn tùy vào tình trạng xương hàm, số lượng răng mất, trụ Implant và mã răng sứ mà khách hàng muốn lựa chọn.

[table-5tru]

  1. Bảng giá trồng răng Implant toàn hàm

Giá trồng răng Implant toàn hàm sẽ dao động từ 99.000.000 - 208.000.000 VNĐ/hàm, tùy thuộc khách hàng muốn áp dụng kỹ thuật All on 4 hay All on 6 và từng loại trụ khác nhau.

All on 4: Sẽ có giá từ 99.000.000 - 199.000.000 VNĐ/hàm. Đây là phương pháp cấy ghép 4 trụ Implant để nâng đỡ cho 12 răng trên toàn hàm, trụ được sử dụng phải chịu lực tốt.

[table-all-on-4]

All on 6: Sẽ có giá từ 148.000.000 - 208.000.000 VNĐ/hàm. Đây là phương pháp dùng 6 trụ Implant trên mỗi hàm để nâng bộ răng bên trên, do đó những dòng trụ Implant có bề mặt được xử lý tích hợp nhanh và độ cứng vững chắc.

[table-all-on-6]

  1. Bảng giá phục hình răng sứ trên Implant (Mão răng sứ)

Giá sẽ giao động từ 2.500.000 - 7.000.000 VNĐ/răng, tùy thuộc vào loại răng sứ mà Khách hàng lựa chọn.

[table-rangsu]

** Bảng giá này đã bao gồm 10% VAT

*** Tất cả các phương án trồng răng implant tại Dr. Care đều được áp dụng chương trình thanh toán trả chậm lãi suất 0%.

Sún răng là một vấn đề nha khoa phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, cha mẹ nên chú ý đến sự phát triển và hướng dẫn bé chăm sóc riêng miệng đúng cách, kỹ càng hơn. Nếu chưa rõ vấn đề nào liên quan về tình trạng sún răng hoặc có bất kỳ thắc mắc gì về bệnh lý răng miệng khác, hãy gọi ngay cho Dr. Care để được giải đáp nhanh nhất.

Nguồn tham khảo

  • Bác sĩ CK I: Nguyễn Trung Khánh. (n.d.). Trẻ bị sún răng: Nguyên nhân và cách điều trị bố mẹ nên biết. Retrieved from https://drcareimplant.com/tre-bi-sun-rang-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-bo-me-nen-biet-2090
  • Vinmec (n.d.) Làm thế nào khi bé bị sún răng sớm?. Retrieved from https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/lam-nao-khi-be-bi-sun-rang-som/
  • MEDLATEC, Bệnh viện đa khoa. (2023). Trẻ bị răng sún, mẹ cần làm gì? Retrieved from https://medlatec.vn/tin-tuc/tre-bi-rang-sun-me-can-lam-gi-s99-n31948
  • Mai, BS. N. T. (2023). Sún răng ở trẻ phòng như thế nào? Retrieved from https://suckhoedoisong.vn/4-bien-phap-phong-sun-rang-cho-tre-cha-me-can-biet-169231224162039226.htm

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề