Viêm họng hạt ở lưỡi là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Viêm họng hạt ở lưỡi là tình trạng cuống hay đáy lưỡi nổi hạt đỏ, khiến người bệnh gặp phải triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Viêm họng hạt ở lưỡi là tình trạng cuống hay đáy lưỡi nổi hạt đỏ, khiến người bệnh gặp phải triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày.

Lưỡi là một bộ phận quan trọng của cơ thể, tuy nhiên cũng rất dễ bị tổn thương bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus và nấm, dẫn đến các bệnh lý như viêm họng hạt ở lưỡi. Nếu chẳng may Cô Chú, Anh Chị đang bị hoặc nghi ngờ mắc phải loại bệnh này, thì đừng nên chủ quan mà hãy điều trị đúng cách và kịp thời, bởi nó tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin cơ bản về bệnh, nhằm chủ động điều trị và phòng ngừa.

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh gì?

Viêm họng hạt ở lưỡi (hay còn gọi là viêm amidan lưỡi) xuất hiện khi các tác nhân bắt đầu tấn công vào vùng niêm mạc lưỡi và hầu họng, lúc này tế bào lympho tại đây sẽ tăng cường hoạt động để tiêu diệt chúng. Sự hoạt động quá mức của tế bào lympho ở dưới lưỡi gây nên tình trạng viêm nhiễm và sưng lên thành các hạt với nhiều kích thước to nhỏ khác nhau, kèm theo đó là triệu chứng ngứa, đau và đỏ. Hạt sẽ nằm ở cuống lưỡi, đáy lưỡi hoặc V lưỡi.

Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh gì?
Viêm họng hạt ở lưỡi còn kèm theo triệu chứng ngứa đau

Lưỡi nổi hạt được các chuyên gia y tế đánh giá là nguy hiểm hơn so với các trường hợp bình thường. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác khi có sự tiếp xúc ở khoảng cách gần như nói chuyện, hôn,...hoặc gián tiếp qua đồ dùng hàng ngày. Vì vậy, người bệnh không được chủ quan mà phải điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

Tình trạng lưỡi nổi hạt, còn là cảnh báo những bệnh nào khác?

Tình trạng lưỡi nổi hạt không chỉ gây đau rát, khó chịu khi nhai mà còn có thể là cảnh báo của những vấn đề sức khỏe sau đây:

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến mà bất cứ ai cũng đã từng mắc phải, do virus tấn công làm giảm khả năng miễn dịch của miệng và khiến niêm mạc bị tổn thương. Các triệu chứng thường gặp như là nổi nốt đỏ ở đầu lưỡi, mô mềm trên nướu hoặc bên trong môi, má…Những nốt đỏ này sẽ khiến người bệnh cảm giác đau rát khi ăn, nhất là đồ mặn, chua. Tuy nhiên, chúng lại biến mất nhanh chóng sau khoảng 7 – 10 ngày.

Tình trạng lưỡi nổi hạt, còn là cảnh báo những bệnh nào khác?
Lưỡi nổi hạt còn là cảnh báo về bệnh nhiệt miệng

Viêm lưỡi

Viêm lưỡi xảy ra khi niêm mạc lưỡi bị nấm hoặc vi khuẩn tấn công. Ngoài ra còn có thể là kết quả của dị ứng với thành phần nước súc miệng hay tác dụng phụ của thuốc. Triệu chứng của viêm lưỡi có thể kể đến như xuất hiện nốt đỏ ở đầu lưỡi, lở loét, lưỡi sưng lên,...

Nhiễm nấm

Lưỡi nổi hạt cũng có thể là triệu chứng của bệnh nhiễm nấm Candida, nếu người bệnh không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên. Ngoài ra, biểu hiện của tình trạng này còn là đau rát lưỡi, giảm vị giác…

Sùi mào gà

Sùi mào gà là bệnh lý do virus HPV gây ra, có thể lây truyền qua quan hệ tình dục bằng miệng. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ xuất hiện những nốt mụn đỏ không đau, không ngứa, theo thời gian cứ lan rộng lớn dần. Mụn mọc thành cụm, trông giống như cái mào gà, gây khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.

Ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi hình thành từ giai đoạn viêm nhiễm diễn ra trong thời dài mà không được điều trị. Căn bệnh này gây nên các triệu chứng như xuất hiện nốt đỏ ở lưỡi, loét đau, chảy máu, hơi thở có mùi hôi,...

Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí trồng răng Implant

Tình trạng lưỡi nổi hạt, còn là cảnh báo những bệnh nào khác?
Lưỡi nổi mụn thịt còn là dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi

[cta-insite]

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng hạt ở lưỡi

Viêm họng hạt ở lưỡi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên một số đối tượng sau đây có nguy cơ dễ mắc bệnh hơn, bao gồm:

  • Những người đang mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng, viêm amidan, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày,...

  • Người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy yếu do lão hóa, gặp phải bệnh nên như tim mạch, tiểu đường, hô hấp.

  • Người mắc bệnh suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

  • Người có sức đề kháng yếu vừa mới ốm dậy, stress, căng thẳng, mất ngủ kéo dài, thời tiết thay đổi.

  • Trẻ em do hệ miễn dịch còn yếu, chưa hoàn thiện, dễ bị virus, vi khuẩn tấn công.

  • Người tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm, khói bụi và các loại hóa chất độc hại.

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm họng hạt ở lưỡi
Trẻ em là đối tượng dễ mắc viêm họng hạt ở lưỡi

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt ở lưỡi

Viêm họng hạt ở lưỡi khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt và những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Vi khuẩn, điển hình là liên cầu khuẩn nhóm A Streptococcus pyogenes

  • Virus thường gặp như virus cúm hoặc cảm lạnh

  • Nấm - xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc do uống kháng sinh kéo dài, sử dụng steroid

  • Dị ứng với thức ăn, thuốc, lông động vật, khói bụi, viêm mũi dị ứng

  • Thiếu vitamin đặc biệt là vitamin B12 và folate

  • Rối loạn nội tiết tố, đặc biệt trong thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh

  • Trào ngược dạ dày thực quản

  • Loét miệng

  • Viêm amidan.

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khiến viêm họng hạt ở lưỡi dễ bùng phát như:

  • Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và tiếp xúc với hóa chất độc hại thường xuyên

  • Ăn đồ cay nóng, đồ lạnh khiến niêm mạc lưỡi bị tổn thương và kích thích

  • Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia

  • Người già, trẻ em, người nhiễm HIV, đang điều trị ung thư có hệ miễn dịch yếu

  • Đã từng bị viêm họng và đang điều trị kháng sinh thì bỏ dở

  • Thở bằng miệng và ở trong không khí khô một thời gian dài.

Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt ở lưỡi
Liên cầu khuẩn nhóm A Streptococcus pyogenes là nguyên nhân chính gây bệnh

Các triệu chứng của viêm họng hạt ở lưỡi nên chú ý

Những triệu chứng dưới đây cũng là dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết viêm họng hạt ở lưỡi, tránh nhầm lẫn sang bệnh lý khác, dẫn tới điều trị sai cách:

  • Trên lưỡi xuất hiện hạt đỏ hồng nổi lên, đôi khi có mủ, kích thước khác nhau. Đáy lưỡi trắng, soi gương cũng thấy rõ cuống lưỡi nổi hạt

  • Lưỡi có cảm giác đau rát, khó nuốt thức ăn hay nói chuyện

  • Lưỡi sưng to hoặc sưng nhẹ, khô rát, ngứa vướng víu khó chịu như có dị vật

  • Khó thở, ho khan, ho có đờm

  • Sung hạch cổ, ấn vào có thể đau

  • Sốt nhẹ khoảng 37 - 38 độ C

  • Chán ăn, mệt mỏi thiếu sức sống

  • Đau đầu nhẹ hoặc dữ dội

  • Hơi thở có mùi hôi kể cả khi đã đánh răng.

Lưỡi nổi hạt có gây nguy hiểm không?

Lưỡi nổi hạt có thể là cảnh báo tình trạng bệnh lý khác như nhiệt miệng, sùi mào gà, nhiễm nấm,...Tuy nhiên, về mặt tổng thể, triệu chứng này thường là tình trạng không nguy hiểm và có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, một số trường hợp có thể dẫn đến biến chứng như:

  • Nếu các hạt viêm không được điều trị, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra nhiễm trùng, dẫn đến sưng tấy, mủ và đau nhức dữ dội.

  • Viêm nhiễm có thể lan rộng sang các bộ phận khác trong miệng, họng hoặc thậm chí là các cơ quan khác trong cơ thể.

  • Trong một số trường hợp hiếm gặp, lưỡi nổi hạt có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh vị giác, dẫn đến mất vị giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.

  • Ung thư lưỡi: Mặc dù hiếm gặp, nhưng tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi. Các triệu chứng khác của ung thư lưỡi bao gồm loét không lành, thay đổi màu sắc lưỡi và sưng hạch cổ.

Lưỡi nổi hạt có gây nguy hiểm không?
Lưỡi nổi hạt nếu không điều trị sớm có thể gây viêm amidan

Xem thêm: Địa chỉ trồng răng Implant ở đâu tốt tphcm

Cách phòng ngừa viêm họng hạt ở lưỡi như thế nào?

Viêm họng hạt ở dưới xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đồng thời nó còn dễ lây lan sang người khác. Do đó chủ động phòng ngừa bệnh sẽ giúp bản thân, gia đình và những người xung quanh không phải nhiễm bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh mà Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo:

  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc nước rửa tay diệt khuẩn ít nhất 20 giây.

  • Che miệng và mũi mỗi khi ho hoặc hắt hơi, không nên khạc nhổ đờm, nước bọt bừa bãi.

  • Không dùng chung đồ sinh hoạt cá nhân như ly, bát đũa, khăn, bàn chải đánh răng,...

  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ngày đánh răng đều đặn 2 lần, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng.

  • Chú ý bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi, nhất là mùa đông cần phải giữ ấm cơ thể, nên quàng khăn vùng cổ

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, ô nhiễm

  • Uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh

  • Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu,...

  • Dành thời gian cân bằng cuộc sống giữa công việc và vui chơi, để cơ thể được thư giãn.

Chẩn đoán viêm họng hạt ở lưỡi

Để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm họng hạt ở lưỡi, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải như: thời gian xuất hiện, mức độ, triệu chứng đi kèm. Tiếp theo là soi đèn và quan sát cuống lưỡi, V lưỡi và đáy lưỡi xem có dấu hiệu sưng đỏ, nổi hạt, loét mủ hay không. Sau đó tiến hành:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà Cô Chú, Anh Chị thường gặp như đau họng, khó nuốt, sưng tấy ở vùng cổ hoặc phần sau của lưỡi. Bao lâu rồi chưa gặp phải những biểu hiện này và có triệu chứng nào khác không? Ngoài ra bác sĩ sẽ sử dụng đèn soi họng để kiểm tra cổ họng và miệng nhằm tìm kiếm các dấu hiệu viêm nhiễm khác như sưng đỏ, mủ hoặc các đốm trắng.

  • Xét nghiệm vật lý: Bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT hoặc MRI để nhìn rõ hơn cấu trúc bên trong vùng cổ và miệng, đặc biệt là amidan lưỡi nhằm xác định mức độ viêm nhiễm hay nhiễm trùng.

  • Xét nghiệm máu: Giúp xác định người bệnh có nhiễm vi khuẩn, virus hay không.

  • Xét nghiệm dịch họng: Lấy dịch từ hạt trên lưỡi bằng gạc và phân tích nguyên nhân nhiễm trùng.

Chẩn đoán viêm họng hạt ở lưỡi
Bác sĩ tiến hành soi đèn và quan sát cuống lưỡi, đáy lưỡi

Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi

Việc điều trị viêm họng hạt ở lưỡi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, ví dụ như sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc các biện pháp hỗ trợ để giảm triệu chứng đối với nhiễm trùng do virus. Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc tái phát thường xuyên, có thể cần phải cân nhắc đến phẫu thuật.

  • Do virus: Hầu hết các tình trạng viêm họng hạt tại lưỡi do virus sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày, khi mà cơ thể đã tự sản xuất kháng thể chống lại virus. Trong thời điểm này, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, hạ sốt và hỗ trợ giảm triệu chứng như paracetamol, ibuprofen, alpha chymotrypsin,...

  • Do vi khuẩn: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với loại vi khuẩn gây bệnh, nhưng phải uống theo chỉ định bác sĩ, không được tự ý ngưng hay tăng liều.

  • Do nấm: Dùng thuốc chống nấm và vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, luôn được sạch sẽ.

Thông thường, 2 loại thuốc sau đây sẽ được các bác sĩ chỉ định để điều trị lưỡi nổi hạt:

  • Kháng sinh: Được chỉ định dùng phổ biến là Beta lactam và Macrolid vì có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn vi khuẩn tấn công vùng họng.

  • Kháng viêm: Nếu tình trạng viêm ở lưỡi có dấu hiệu lan sang vùng khác như viêm khí quản, viêm amidan,...thì lúc này bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà như dùng viên ngậm hoặc nước súc miệng có chứa chất gây tê để giảm đau, súc miệng bằng nước muối ấm 3 – 4 lần/ngày, ăn đồ ăn mềm như súp, cháo,...

Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách viêm họng hạt ở lưỡi có thể gây nguy hiểm. Tình trạng viêm họng hạt ở lưỡi có thể kéo dài dai dẳng và sẽ gây nhiều biến chứng. Đầu tiên, khi lưỡi nổi hạt, bệnh nhân sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Chủ quan và nghĩ bệnh tự khỏi, khiến bệnh ngày càng kéo dài và chuyển thành mãn tính.

Bên cạnh đó, các hạt không chỉ nổi ở lưỡi mà sẽ lan xuống các vùng lân cận như thanh quản, amidan, phế quản. Hậu quả là gây áp xe cổ họng, thành họng, viêm amidan,...Đồng thời khi không chữa trị sớm, viêm họng hạt lưỡi sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, viêm thanh quản,...trong khu vực bị viêm, đòi hỏi phải can thiệp y tế khẩn cấp để tránh các rủi ro nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng máu. Trường hợp bệnh trở nên trầm trọng hơn, người bệnh sẽ đối mặt phải các biến chứng nguy hiểm trên cơ quan khác như bệnh thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận cấp, ung thư vòm họng,...

Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không?
Viêm họng hạt ở lưỡi nếu không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm

Một số thắc mắc thường gặp về tình trạng viêm họng hạt ở lưỡi?

Bị viêm họng hạt ở lưỡi có tự khỏi được không?

Câu trả lời là KHÔNG. Khi mắc phải tình trạng viêm họng hạt ở lưỡi, người bệnh cần tới bệnh viện ngay để khám và được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Viêm họng hạt ở lưỡi có xuất hiện vệt trắng thì xử lý thế nào?

Ở một số người bệnh có xuất hiện vệt trắng bệch ở lưỡi do vi khuẩn tích tụ hoặc cặn bã. Trong trường hợp này, cần vệ sinh sạch sẽ lưỡi mà không làm vỡ hạt đang sưng. Ngoài ra, nên súc miệng bằng nước muối thường xuyên hơn để giảm đi vệt trắng đó.

Khi nào thì phải can thiệp ngoại khoa để chữa viêm họng hạt ở lưỡi?

Khi kích thước hạt lớn và lan rộng, khiến người bệnh không thể sinh hoạt được thì cần phải can thiệp ngoại khoa để chữa bệnh. Bác sĩ sẽ đốt hạt bằng tia laser, đốt điện hoặc ion plasma. Tuy nhiên, chi phí thực hiện khá đắt nên cần cân nhắc kỹ càng.

Viêm họng hạt ở lưỡi có lây không?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh lý có thể lây từ người bệnh sang người khỏe mạnh, nếu do vi trùng gây ra. Hai con đường lây bệnh chủ yếu là:

  • Lây khi nói chuyện trực tiếp, ho, hắt xì, ôm hôn. Bởi khi đó vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ theo nước bọt của người bệnh đi ra ngoài và xâm nhập vào cơ thể người đối diện. Không gian càng nhỏ, khả năng lây nhiễm càng cao.

  • Lây qua việc sử dụng đồ dùng cá nhân như cốc chén, khăn mặt, bàn chải đánh răng,...

Viêm họng hạt ở lưỡi bao lâu thì khỏi?

Tình trạng này bao lâu thì khỏi còn phụ thuộc vào thời gian phát bệnh sớm hay muộn, mức độ nặng hay nhẹ, pháp đồ điều trị, biện pháp đi kèm và tình trạng sức khỏe mỗi người. Nếu có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh, điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Qua những thông tin trong bài viết này sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị hiểu hơn về căn bệnh viêm họng hạt ở lưỡi, cũng như cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Đây là một bệnh lý thường gặp và cũng ẩn chứa nguy hiểm, đừng chủ quan mà hãy tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Nếu để lâu, sẽ khiến bệnh kéo dài dai dẳng hoặc tái phát nhiều lần, tăng nguy cơ biến chứng.

Xem thêm:

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề