Bị móm răng nên niềng răng bằng mắc cài sứ hay trồng răng Implant? 

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Đây là câu hỏi mà nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm. Bởi vì móm răng là tình trạng sai lệch khớp cắn nặng vừa không đảm bảo thẩm mỹ còn gây ảnh hưởng đến việc ăn nhai, tăng khả năng mắc các bệnh về răng miệng, gây mất răng khiến tình trạng móm ngày càng nặng. Vậy đâu là phương pháp tối ưu để phục hồi răng toàn diện và tối ưu nhất hiện nay?

Nguyên nhân gây móm răng thường gặp

Răng móm chính là một dạng lệch khớp cắn mà cụ thể là khớp cắn ngược, tình trạng này khá phổ biến trong nha khoa. Nhìn vào sẽ dễ dàng nhận ra được hàm trên thụt sâu vào trong trong khi hàm dưới sẽ nhô ra ngoài. Khi quan sát góc nghiêng sẽ thấy khuôn mặt mất cân đối (mặt lưỡi cày), má hóp lại, không hài hòa.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu?

nguyên nhân gây móm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bị móm. Có thể là do cơ địa của mỗi người, do di truyền từ ông bà, cha mẹ sang con cháu hoặc nhiều nguyên nhân khách quan khác:

  • Mất răng/thiếu răng: Nếu xảy ra tình trạng mất răng ở hàm dưới khiến cho phần hàm này phải trượt ra trước để nhai thức ăn, lâu dần dẫn đến tình trạng móm. Ngoài ra việc mất răng sẽ dẫn đến tình trạng tiêu xương, gương mặt bị ngắn lại theo chiều đứng, cằm nhô ra trước… Sau một thời gian dài mất răng sẽ dẫn đến tình trạng móm, hai má hóp lại già đi, nhăn nheo và dễ bị lão hóa hơn.

  • Khớp thái dương hàm lỏng lẻo: Là tình trạng cơ hàm có cảm giác bị đau mỏi khi nói chuyện, há miệng, hoặc ngay cả khi nhai thức ăn, nhất là thức ăn cứng,...Khi khớp ở thái dương hàm không được chắc chắn, thì hàm dưới dễ bị đẩy ra ngoài gây nên tình trạng móm răng.

  • Thay đổi nội tiết: Khi tuyến yên bị rối loạn hoạt động thì có thể gây nên sự sai lệch ở xương hàm. Thường là hàm dưới sẽ bị đưa ra ngoài gây móm răng.

  • Các thói quen xấu: Những thói quen như mút tay, chống cằm, ngậm ti giả nếu duy trì trong thời gian dài có thể dẫn đến móm răng ở trẻ. Bên cạnh đó việc đẩy lưỡi khiến hàm dưới bị đẩy về trước, làm mất thăng bằng giữa cơ môi má và lưỡi cũng gây móm răng.

TMD (Temporomandibular Joint disorder - TMD) là hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm, diễn ra khi cơ hàm và hai hàm răng hoạt động không khớp với nhau. Người bệnh rối loạn khớp thái dương hàm thường phát sinh những cơn đau nhức lặp đi lặp lại nhiều lần ở vùng nối giữa hàm dưới với xương sọ

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ và TMD) là gì tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Răng móm gây ra những vấn đề gì?

Với tình trạng răng móm, sẽ khiến cho Cô Chú, Anh Chị cảm thấy tự ti về ngoại hình, gương mặt không cân đối, việc phát âm giao tiếp cũng khó khăn hơn. Ngoài ra, bị răng móm còn phát sinh nhiều vấn đề răng miệng nguy hiểm khác.

  • Các bộ phận trên gương mặt trở nên không cân xứng với nhau: Với trường hợp bị móm nặng thì phần dưới, cụ thể là phần cằm sẽ bị đưa ra ngoài, hình dáng như lưỡi cày. Lúc này da cũng sẽ bị giãn, nhão chùng, nhanh lão hóa và già đi so với tuổi thật.

  • Khi bị móm thì 2 hàm cũng sẽ bị mất cân đối, lâu dần dẫn đến khớp cắn bị sai lệch. Từ đó khả năng ăn nhai sẽ giảm sút đáng kể, việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, cắn xé không linh hoạt được như trước.

Răng móm gây ra những vấn đề gì?

  • Sự lệch lạc của cung hàm cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bởi vì, nhai không kĩ, thức ăn không được nghiền nát trước khi chuyển xuống dạ dày sẽ khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động quá tải. Điều này dẫn đến việc dạ dày bị ảnh hưởng, khó tiêu.

  • Ngoài ra, bị móm răng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến phát âm, giọng nói. Cung hàm bị lệch lạc dễ gây ngọng, phát âm khó nghe dính chữ. Bên cạnh đó thẩm mỹ cũng kém khiến cho Cô Chú Anh Chị cảm thấy ngại giao tiếp, tự ti khi đối diện với mọi người xung quanh.

  • Cung hàm gặp vấn đề sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn. Lúc này sẽ khó đưa bàn chải vào để làm sạch mảng bám, vi khuẩn trên bề mặt răng. Từ đó, sẽ dễ dẫn đến những bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi, hôi miệng....

  • Tình trạng móm nặng, khớp cắn ngược mà không được giải quyết kịp thời dễ gây sang chấn khớp cắn, tiêu xương cùng nhiều bệnh lý về răng hàm khác. Đặc biệt, răng sẽ yếu dần, dễ lung lay sau đó dẫn đến tình trạng mất răng vô cùng nguy hiểm.

Niềng răng bằng mắc cài sứ chữa móm

Trong các phương pháp niềng răng thì niềng răng mắc cài sứ được xem là quá trình chỉnh nha hiệu quả và an toàn giúp mang đến hàm răng chắc khỏe, nụ cười tự tin. Phương pháp này giúp chuyển răng lệch về đúng khớp cắn hoàn hảo với chất liệu sứ an toàn, thẩm mỹ. Dưới đây là những ưu điểm của phương pháp niềng răng bằng mắc cài sứ chữa móm.

>> Xem thêm: Mất răng nên niềng răng hay trồng răng implant

Khắc phục hiệu quả tình trạng móm răng

Đối với tình trạng móm răng thì phương pháp niềng răng mắc cài sứ sử dụng mắc cài bằng sứ cao cấp, dây cung và khí cụ chuyên biệt giúp tạo lực kéo ổn định, dịch chuyển xương hàm về đúng khớp cắn. Phương pháp này không chỉ giúp khuôn mặt trở nên hài hòa hơn mà còn cải thiện được việc ăn nhai, quá trình phát âm dễ dàng hơn, cũng như giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên thuận tiện hơn.

Niềng răng bằng mắc cài sứ chữa móm

Duy trì kết quả chỉnh nha bền vững

Nhiều Cô Chú, Anh Chị thắc mắc niềng răng có hết móm không? Câu trả lời là có, nếu như chọn đúng Nha khoa, bác sĩ có tay nghề ổn định tư vấn lộ trình niềng răng móm chuẩn Y khoa.
Ngoài ra, trong quá trình niềng răng cần tuân thủ lịch hẹn khái khám, siết răng của bác sĩ. Sau khi niềng răng xong cần có chế độ chăm sóc tốt, kiên trì đeo hàm duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Như vậy, không chỉ có được hàm răng thẳng đều, đúng vị trí và đảm bảo khớp cắn khỏe mạnh và còn duy trì kết quả chỉnh nha bền vững, hiệu quả lâu dài.

Không gây ảnh hưởng đến chức năng răng

Niềng răng bằng mắc cài sứ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng răng. Bởi vì khay niềng, dây cung và mắc cài tác động không quá mạnh, tần suất tác động tương đối nhịp nhàng, mỗi lần đi khám răng chỉ tạo lực siết vừa đủ để răng dịch chuyển. Đồng thời, việc niềng răng thường sẽ không mài răng quá nhiều nên khả năng ăn nhai vẫn bình thường, không khiến cho răng bị yếu đi.

Cấy ghép Implant có cải thiện được tình trạng móm răng không?

Thông thường, bị móm răng một phần là do mất răng. Nếu bị mất răng cửa sẽ bị móm do phần môi trên bị thụt vào trong. Việc mất răng khiến quá trình kích thích tạo xương sẽ mất đi, tế bào tạo xương hoạt động chậm và khả năng tiêu xương hàm sẽ sớm xảy ra.

Xương hàm có công dụng nâng đỡ môi má, nhưng khi xương tiêu đi, thì không còn lực để nâng đỡ môi má, cằm nhô ra trước, môi trên bị lép. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người bị móm sau thời gian dài mất răng. Và phương pháp hiệu quả nhất sẽ là trồng răng Implant thay thế.

Trụ Implant Titanium có vai trò như một chân răng giả, lực nhai tác động lên trụ răng Implant, kích thích hình thành tế bào mới đối với vùng xương hàm xung quanh răng Implant. Đây là cách để duy trì mật độ xương, hạn chế tình trạng móm xảy ra.

Ghép xương hàm để cấy Implant điều trị móm

Khi bị mất răng lâu ngày, xương hàm sẽ tiêu nhiều, dẫn đến móm hóp ngày càng trầm trọng, khó khăn trong việc cấy ghép Implant. Nguyên nhân là không đủ xương hàm để nâng đỡ các trụ Implant. Vì thế, nếu bị mất răng thì nên điều trị càng sớm càng tốt.

Ghép xương hàm để cấy Implant điều trị móm

Hiện tại nếu xương hàm bị tiêu nhiều thì sẽ có 2 hình thức ghép xương hàm phổ biến, đó là ghép xương tự thân và ghép xương nhân tạo.

  • Ghép xương tự thân: Theo đó, Bác sĩ sẽ sử dụng xương của người mất răng, vị trí xương ghép có thể là ở vùng xương cằm hoặc xương góc hàm, xương chậu… Kỹ thuật này thì khả năng thành công cao vì xương cùng cơ thể, khả năng tích hợp tốt, không sợ bị đào thải. Tuy nhiên sẽ đòi hỏi tay nghề Bác sĩ thực hiện và phải thực hiện tại các cơ sở có giấy phép.

  • Ghép xương nhân tạo: Các Bác sĩ sẽ lấy xương nhân tạo có nguồn gốc từ san hô, phần xương này sẽ tạo khoảng trống cho xương tự thân phát triển ổn định. Việc ghép xương nhân tạo này kích thích xương tự thân phát triển, mỗi tháng sẽ phát triển tầm 1mm cho tới khi đủ điều kiện để bác sĩ thực hiện cấy ghép trụ Implant.

>> Xem thêm: Nên trồng răng Implant loại nào? Trụ Implant tốt nhất

Thời gian cấy ghép Implant cải thiện tình trạng móm răng phụ thuộc vào yếu tố nào?

Cấy ghép Implant là giải pháp tối ưu giúp thay thế răng đã mất. Thời gian trồng răng Implant cải thiện tình trạng móm sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng, sức khỏe người bệnh hay trình độ chuyên môn của Bác sĩ:

Tình trạng mất răng nhiều hay ít

Nếu mất 1 răng, nhiều răng hay toàn hàm thì thời gian cắm Implant sẽ khác nhau. Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị mất răng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng xương hàm bị tiêu nhiều, móm hóp thì phải nâng xoang, cấy ghép xương rồi mới tiến hành trồng răng Implant. Vì thế, sẽ tốn nhiều thời gian hơn khi mất răng ít.

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Ghép xương hàm để cấy Implant điều trị móm

Sức khỏe tổng quát của Cô Chú, Anh Chị

Thời gian cấy ghép Implant cải thiện tình trạng móm do mất răng cũng sẽ phụ thuộc vào sức khỏe tổng quát của Cô Chú, Anh Chị. Những người khỏe mạnh sẽ có thời gian cấy ghép nhanh hơn, còn nếu những người đang mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi… thì sẽ phải điều trị trước khi cấy ghép. Còn đối với những người bị cao huyết áp, tim mạch thì phải điều trị để các chỉ số ổn định trở lại, người nghiện thuốc thì cần cai thuốc trước 1-2 tháng.

>> Xem thêm: Cấy ghép implant mất bao lâu? Phụ thuộc những yếu tố nào?

Trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ

Nếu gặp bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm nhiều năm đồng thời Nha khoa có cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, tiên tiến sẽ đảm trong việc cấy ghép Implant thì hiệu quả sẽ cao hơn, rút ngắn thời gian hơn, đảm bảo tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật cho Cô Chú, Anh Chị.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant tại tphcm

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề