- Răng thứ 7 là răng nào? Vai trò của răng số 7?
- 6 Nguyên nhân gây sâu răng số 7
- Sâu răng số 7 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
- Biện pháp điều trị sâu răng số 7
- Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
- Phương pháp trồng lại răng số 7
- Trồng lại răng số 7 bằng cấy ghép Implant có đau không?
- Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Sâu răng số 7 là một bệnh lý rất phổ biến, răng số 7 là răng hàm lớn đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai (chiếm 80% chức năng nhai) và thẩm mỹ khuôn mặt. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người bị sâu răng số 7. Vậy nguyên nhân gây sâu răng và biện pháp điều sâu răng số 7 là gì?
Răng thứ 7 là răng nào? Vai trò của răng số 7?
Một người trưởng thành có từ 28 - 32 chiếc răng. Mỗi chiếc lại có vai trò khác nhau tùy vào vị trí phân bố trên khung hàm. Vậy, răng thứ 7 là răng nào, đóng vai trò gì? Răng số 7 là răng ở vị trí thứ 7 tính từ răng cửa chính giữa đếm vào. Răng số 7 là răng cối thứ 2 trên một khung hàm, giữa răng số 6 và răng số 8 (răng khôn). Một người trưởng thành có 4 răng số 7, 2 răng ở hàm trên và 2 ở hàm dưới.
Răng số 7 có nhiều chân. Tuy nhiên số chân răng của răng số 7 ở các hàm không giống nhau: Răng số 7 hàm trên có 3 chân răng, hàm dưới thường có 2 chân răng. Mỗi răng gồm 3 ống tủy hoặc cũng có thể nhiều hơn.
Răng số 7 có vai trò vô cùng quan trọng trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Răng số 7 có kích thước lớn, nằm ở vị trí trong cùng, có khả năng chịu lực lớn khi nhai. Thức ăn được răng nghiền nát giúp việc tiêu hóa tốt hơn, giảm áp lực cho dạ dày.
Răng số 7 còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt do mọc song song với chiều dài khuôn mặt nên có vai trò cố định chiều dài mặt, cân đối gương mặt, ổn định cấu trúc xương hàm, làm mặt không bị hóp. Với những vai trò quan trọng trên, cần phải chăm sóc răng số 7 để tránh việc bị sâu răng. Khi răng số 7 bị sâu sẽ ảnh hưởng đến các chức năng khác trong cơ thể.
Trồng răng Implant là hình thức ghép chân răng giả bằng trụ Titanium vào xương hàm nhằm thay thế răng đã mất. Sau khi đặt vào vùng mất răng, trụ Titanium sẽ dần dần tích hợp vững chắc với xương hàm, tiếp đó răng sứ sẽ được gắn lên để hoàn tất cấy ghép
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
6 Nguyên nhân gây sâu răng số 7
Sâu răng số 7 là tình trạng tương đối dễ gặp, tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ngày càng lớn. Một số chủng vi khuẩn có khả năng gây răng sâu cao như Streptococus mutans, Actinomyces,...Răng bị sâu do sự kết hợp của nhiều yếu tố, từ tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng đến việc vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Răng số 7 bị sâu thường bởi 6 nguyên nhân sau:
Nằm ở vị trí đặc biệt trên cung hàm
Răng đảm nhận chức năng nhai
Thói quen chăm sóc răng miệng
Bệnh lý khác ảnh hưởng
Sử dụng các loại thuốc
Thói quen ăn uống
Nằm ở vị trí đặc biệt trên cung hàm
So với các răng khác thì răng số 7 có khả năng bị sâu cao hơn hẳn. Lý do là vì răng nằm ở vị trí sâu nhất trong cung hàm (trường hợp răng khôn chưa mọc hoặc đã bị nhổ). Vị trí của răng số 7 tập trung nhiều bó cơ hàm, nướu và mặt trong má. Do đó bàn chải đánh răng khó có thể làm sạch hoàn toàn các mảng bám thức ăn. Vi khuẩn trú ngụ lâu ngày dẫn đến sâu răng.
Răng đảm nhận chức năng nhai
Hoạt động chính của răng số 7 là nghiền nát thức ăn trước khi đẩy xuống dạ dày. Thức ăn sau khi được nhai nát sẽ tạo thành các mảng bám nhỏ trên bề mặt răng. Những mảnh vụn này tích tụ lâu dần khiến răng dễ bị sâu.
Cùng với răng số 6, răng số 7 giữ vai trò chủ chốt trong việc ăn nhai. Cũng vì thế mà khả năng sâu răng số 7 cũng cao hơn những chiếc răng khác.
Thói quen chăm sóc răng miệng
Hầu hết mọi người có thể bị sâu răng với mức độ nặng hay nhẹ khác nhau do thói quen chăm sóc răng miệng. Nhiều người rất chủ quan trong việc chăm sóc răng, có nhiều thói quen không tốt:
Không hình thành thói quen đánh răng hằng ngày từ nhỏ.
Đánh răng không đúng cách nên không thể làm sạch hiệu quả, đánh quá mạnh gây mòn men răng, ê buốt, tụt lợi, làm các mảng bám cứng lại giúp vi khuẩn sinh sôi.
Sử dụng bàn chải đánh răng quá lâu mà không thay mới. Trên bàn chải có thể thành nơi tập trung vi khuẩn.
Nhai các vật cứng như kẹo, đá,... làm răng dễ mẻ, gãy tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
Siết và nghiến răng làm mài mòn, gãy răng và các vấn đề về hàm.
Sử dụng kem đánh răng có tỷ lệ flour không đủ chuẩn nên không thể giảm nguy cơ sâu răng.
Bệnh lý khác ảnh hưởng
Các bệnh lý khác trên cơ thể có thể gây nên hiện tượng sâu răng số 7. Những trường hợp bị ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản, axit dạ dày có khả năng tiếp xúc với răng khiến răng bị ăn mòn, lâu dần gây sâu răng.
Đái tháo đường mạn tính gây biến chứng hay gặp là bệnh răng miệng, trong đó có sâu răng. Nguyên nhân là do hàm lượng đường trong nước bọt cao hơn bình thường tạo môi trường cho vi khuẩn hại phát triển, kết hợp thức ăn tạo mảng bám gây sâu răng.
Sử dụng các loại thuốc
Khi dùng thuốc, xạ trị có thể gây rối loạn chức năng tuyến nước bọt dẫn đến giảm lưu lượng nước bọt và khả năng duy trì nồng độ pH.
Nước bọt đóng vai trò quan trọng để bảo vệ răng khỏi axit gây sâu răng nhờ dòng chảy và tốc độ chảy nước bọt, cung cấp ion Canxi, Phosphat, Flour tái khoáng hóa men răng, tại màng mỏng bảo vệ men răng. Dòng chảy nước bọt bị giảm đến tối thiểu (0,7 mL/phút), nồng độ pH giảm dưới 5,5 làm mất canxi, vôi hóa kém, bề mặt răng nhạy cảm, tăng nguy cơ sâu răng.
Đồng thời, thuốc kháng sinh tác động quá nặng sẽ làm hỏng men răng, làm hình thành lỗ li ti trên thân răng khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây sâu răng.
Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và tình trạng răng miệng nói riêng. Nhiều Cô Chú, Anh Chị chỉ ăn uống theo sở thích mà không quan tâm thực phẩm đó có tốt cho răng miệng hay không.
Ăn nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo, nước có gas... biến độ pH thành chất axit, vi khuẩn tích tụ làm men răng suy yếu, răng bị mất lớp bảo vệ. Ăn các loại thức ăn gây dính răng như mứt, kẹo dẻo, đậu phộng cũng khó làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
Đặc biệt, hút thuốc lá có mối quan hệ mật thiết gây nên các bệnh răng miệng, trong đó có sâu răng. Khói thuốc lá có hơn 7000 chất, hàng trăm chất có hại cho sức khỏe, bao gồm nicotin, Monoxit carbon và Acid cyanhydrid gây hại cho tổ chức nha chu. Các chất này phá hoại hệ miễn dịch khoang miệng, tạo lỗ sâu trong lợi, giảm tuần hoàn máu trong xương ổ răng, giúp vi khuẩn tấn công vào xương hàm.
Sâu răng số 7 ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Đảm nhận nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, sâu răng số 7 gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe và sinh hoạt. Những ảnh hưởng xấu có thể kể đến như:
Ảnh hưởng khả năng nhai: Đây có thể được xem là một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất khi sâu răng số 7: Khi răng bị sâu, khi nhai nghiền thức ăn lỗ sâu bị tác động gây nên những cơn đau, gia tăng cường độ đau răng. Đồng thời gây nên cảm giác biếng ăn ở nhiều người.
Mặt khác, sâu răng số 7 không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến răng. Mất 1 răng tương đương mất 2 răng, do răng đối diện cũng mất luôn khả năng nhai.
Ảnh hưởng răng kế cận: Sâu răng số 7 gây ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc răng xung quanh. Sâu răng không được kiểm soát sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển và lây lan sang những răng xung quanh. Làm tiền đề cho các bệnh lý nguy hiểm khác như áp xe răng, viêm nha chu, viêm tủy,...
Chưa kể nếu mất răng, các răng xung quanh sẽ có xu hướng di dời về khoảng trồng làm răng bị xô lệch, thưa dần, tạo các kẽ hở vừa mất thẩm mỹ, vừa tạo cơ hội cho mảng bám đọng lại. Đồng thời có thể làm lệch khớp cắn.
Ảnh hưởng đến xương hàm: Sâu răng số 7 quá nặng không thể hồi phục có thể phải nhổ bỏ để ngăn ngừa ổ vi khuẩn tiếp tục phát triển. Sau khi nhổ, nếu không có biện pháp trồng răng mới phù hợp, xương hàm lâu ngày sẽ bị tiêu biến.
Ảnh hưởng cuộc sống: Khi sâu răng số 7, cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Những cơn đau buốt kéo dài khiến cho tinh thần và sức khỏe sa sút, cơ thể suy nhược. Kéo theo tình trạng xấu như sụt cân, stress, thiếu dinh dưỡng,...
- Mất răng số 7 do sâu răng nặng: sâu răng nặng gây chết tủy, răng lung lay hoặc gãy rụng. Khi cấu trúc răng bị phá hủy quá nhiều, điều trị tủy không thành công thì phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn.
>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Biện pháp điều trị sâu răng số 7
Sâu răng số 7 khi phát hiện cần điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ căn cứ vào mức độ sâu răng để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Sâu răng mức độ nhẹ
Nếu sâu răng số 7 vừa mới chớm, vùng sâu răng nhỏ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để ngăn chặn vết sâu răng phát triển thêm như:
Gừng kết hợp với mật ong giúp diệt khuẩn và cải thiện men răng.
Nước cốt chanh kết hợp muối bôi trực tiếp lên vùng sâu răng.
Gel cây lô hội dùng bôi vào phần răng sâu.
Dùng lá ổi giã với muối hột và nước ấm, thấm nước vừa giã bôi quanh phần nướu, thân răng và mặt nhai của răng bị sâu. Áp dụng trước khi đi ngủ giúp chống viêm và kháng khuẩn, giảm đau nhức.
Các mẹo chữa sâu răng này tạm thời kiểm soát vi khuẩn sinh sôi. Tuy nhiên không thể chữa trị dứt điểm. Do đó, để đảm bảo an toàn hơn Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa để trám răng.
Trám răng là một phương pháp điều trị sâu răng số 7 phổ biến. Phương pháp này bổ sung lớp men răng nhân tạo để phục hồi mô răng. Trường hợp sâu răng nhẹ chưa phải điều trị tủy có thể trám răng để ngăn vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Quá trình trám răng diễn ra rất nhẹ nhàng, không xâm lấn nên không ảnh hưởng cấu trúc răng, xương hàm và các răng bên cạnh.
Sâu răng mức độ nặng
Với những răng sâu nặng nhưng còn khả năng kiểm soát, phần thân răng còn đủ cứng cáp và có khả năng nâng đỡ mão sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ cho răng sâu. Bác sĩ mài phần răng sâu sao cho tỷ lệ cùi răng còn đảm bảo. Sau đó bọc mão sứ bên ngoài giúp bảo vệ răng thật và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào.
Bọc răng sứ tác động lên bề mặt răng nên không xâm hại đến phần tủy răng. Tuy nhiên nếu bác sĩ có tay nghề không cao dễ mài quá tỷ lệ làm răng nhạy cảm, một số trường hợp bọc sứ sai kỹ thuật còn dẫn đến biến chứng như viêm nướu, tổn thương tủy răng, hôi miệng. Do đó, cần lựa chọn nha khoa uy tín để tiến hành bọc răng sứ hiệu quả và an toàn.
Trường hợp răng số 7 bị sâu mảng lớn, sâu răng nặng ảnh hưởng đến tủy răng, làm chết tủy răng. Răng lung lay và không thể bảo tồn thì buộc phải nhổ răng để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang những răng khác. Tuy nhiên, đây là phương án cuối cùng, cần kiểm tra kỹ trước khi quyết định nhổ răng. Đồng thời sau khi nhổ cũng cần trồng răng mới để khắc phục tiêu xương hàm.
>>> Xem thêm: Tiêu xương hàm dưới: Những lưu ý quan trọng
Trong các phương pháp phục hồi răng đã nhổ hiện nay, trồng răng Implant là giải pháp tiên tiến và duy nhất có khả năng khắc phục tình trạng tiêu xương hàm khi mất răng.
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Liên quan đến việc răng số 7 có nhiều chân răng, hệ thống thần kinh phức tạp, nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng liệu nhổ răng số 7 có gây nguy hiểm không.
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Hiện nay, cùng với sự phát triển của y học thế giới, việc nhổ răng số 7 được tiến hành cẩn thận sẽ không gây nguy hiểm.
Trước khi nhổ răng, bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra tình trạng răng xem nếu nhổ răng có tác động đến cấu trúc hàm và răng khác hay không. Đồng thời bác sĩ cần nắm được tình trạng sức khỏe toàn thân có mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,... để xác định có đủ điều kiện nhổ răng không. Khi nhổ răng có thể áp dụng các công nghệ tiên tiến để hạn chế tình trạng đau nhức.
Ngăn ngừa rủi ro khi nhổ răng số 7
Nhổ răng số 7 không quá phức tạp, tuy nhiên nếu không cẩn thận cũng có thể tiềm ẩn rủi ro. Vì đây là răng ở vị trí đặc biệt, cần lưu ý một số vấn đề khi nhổ răng như:
- Lựa chọn nha khoa chất lượng: Một nha khoa với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, áp dụng kỹ thuật hiện đại, trang thiết bị tiên tiến là điều cần thiết. Quá trình nhổ răng cần đảm bảo đúng quy trình và được giám sát chặt chẽ.
-Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ sau khi nhổ răng: Sau khi nhổ răng, tình trạng đau sưng sẽ diễn ra và có thể kéo dài vài ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm để đảm bảo răng tiêu sưng, phòng ngừa viêm nhiễm. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị cần thực hiện các bước chăm sóc răng theo chỉ dẫn của bác sĩ (chườm lạnh, ăn đồ mềm, hạn chế cay, nóng, lạnh, các chất kích thích,...) để đảm bảo vết thương mau lành và không xảy ra các biến chứng.
- Khai báo tình trạng bệnh toàn thân cho bác sĩ: Cô Chú, Anh Chị cần khai báo cho bác sĩ biết toàn bộ tiền sử bệnh, các bệnh đang mắc, các thuốc đang dùng. Tránh vì chủ quan nghĩ nhổ răng không liên quan hoặc ngại phải nói về bệnh tật. Một số trường hợp không khai báo bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường có thể xảy ra một số vấn đề, thậm chí ngay bên bàn phẫu thuật. Do vậy, bác sĩ cần nắm rõ thông tin để có phương án điều trị thích hợp.
Phương pháp trồng lại răng số 7
Sau khi nhổ răng số 7, để không làm ảnh hưởng khả năng nhai, thẩm mỹ và các biến chứng liên quan đến cấu trúc răng và xương hàm, cần thực hiện trồng răng giả theo chỉ định. Đối với răng số 7, một số phương pháp được áp dụng như sau:
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp sử dụng cầu nối gồm 3 thân răng sứ kết nối với nhau. Răng ở giữa sẽ là răng số 7 bị mất, 2 mão sứ bên cạnh nâng đỡ trụ cầu răng. Phương pháp này ít được ưu tiên khi trồng răng số 7, lý do là đòi hỏi 2 răng kế cận (răng số 6 và số 8) phải khỏe mạnh. Tuy nhiên nhiều người chưa mọc răng số 8 hoặc đã nhổ răng số 8 (răng khôn) sẽ không thể làm trụ.
Bên cạnh đó, cùng với răng số 7, răng số 6 cũng giữ vai trò ăn nhai chính. Nếu làm cầu răng thì phải mài răng số 6 sẽ ảnh hưởng đến sức nhai, răng nhanh chóng yếu đi.
Trồng răng Implant khi mất răng số 7
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tối ưu nhất hiện nay. Răng Implant bao gồm phần trụ bằng Titanium tích hợp với xương hàm thay thế cho chân răng thật. Thân răng bằng mão sứ chụp lên trên với độ cứng chắc, khả năng chịu lực tốt và màu sắc tự nhiên.
Sự vượt trội của phương pháp trồng răng Implant so với các giải pháp truyền thống như cầu răng sứ được thể hiện ở nhiều mặt.
Răng Implant có cấu trúc tương tự răng thật, giúp khôi phục khả năng nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tồn tại độc lập, không làm ảnh hưởng đến răng số 6.
Đây cũng là giải pháp duy nhất ngăn chặn tình trạng tiêu xương ổ răng. Đảm bảo cơ môi và má không bị hóp vào, không gây biến dạng khuôn mặt, giữ được nét trẻ trung cho khuôn mặt.
Việc vệ sinh dễ dàng như răng thật.
Tuổi thọ răng có thể lên đến 20 năm hoặc vĩnh viễn nếu được chăm sóc đúng cách.
Trụ được làm bằng chất liệu thân thiện với môi trường: titanium nguyên chất có độ bền và khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt. Không bị oxi hóa trong môi trường miệng.
Với nhiều ưu điểm như vậy, trồng răng Implant ngày càng được nhiều người lựa chọn để phục hồi răng bị mất, đặc biệt là những vị trí như răng số 7 cần hoạt động với tần suất lớn.
>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ cấy ghép Implant tại tphcm
Để đảm bảo quá trình cấy ghép diễn ra an toàn, Cô Chú, Anh Chị nên tìm hiểu để lựa chọn nha khoa chất lượng, đảm bảo quá trình trồng răng thành công và hạn chế các di chứng về sau.
Trồng lại răng số 7 bằng cấy ghép Implant có đau không?
Khi quyết định trồng lại răng số 7 bằng cấy ghép Implant Cô Chú, Anh Chị thường lo lắng trồng răng Implant có đau không. Tuy nhiên Cô Chú, Anh Chị yên tâm, với kỹ thuật nha khoa tiên tiến hiện nay việc trồng răng Implant số 7 gần như không đau. Vì trong quá trình điều trị Implant bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê hỗ trợ giảm đau tối ưu và an toàn cho Cô Chú, Anh Chị. Qúa trình cắm ghép Implant diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái mà không hề gây bất kỳ khó chịu hay đau nhức gì.
Sau khi hoàn tất cắm trụ Implant, thuốc tê dần hết Cô Chú, Anh Chị sẽ cảm thấy hơi đau nhẹ, hoặc chỉ ê ẩm một chút lại vị trí vừa đặt trụ Implant, cảm giác nhẹ nhàng hơn việc nhổ 1 chiếc răng.
Quá trình trồng răng Implant có đau không, phụ thuộc rất lớn vào bác sĩ thực hiện. Cô Chú, Anh Chị nên chọn những nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị cấy ghép Implant hiện đại để quá trình trồng răng an toàn và không gây đau nhức, biến chứng gì sau này.
Bên cạnh đó, cắm Implant có đau không còn phụ thuộc vào tình trạng răng ban đầu của Cô Chú, Anh Chị. Nếu mất răng chậm trồng lại có thể dẫn đến tình trạng tiêu xương. Khi chất lượng xương không đủ tốt, Cô Chú, Anh Chị cần phải có những kỹ thuật can thiệp sâu hơn như ghép xương, ghép màng xương, nâng xoang… trước khi cấy ghép Implant thì mức độ khó chịu sẽ nhiều hơn so với khi xương còn chắc khỏe, chưa tiêu biến.
Vì vậy, sau khi mất răng, Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng Implant càng sớm càng tốt. Điều này sẽ làm giảm mức độ phức tạp của các điều trị, giảm thiểu đau nhức, đồng thời tiết kiệm chi phí khi không phải ghép thêm xương hay mô mềm trong quá trình trồng răng.
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để hiểu hơn về cách khắc phục tình trạng mất răng do răng số 7 bị sâu, kiểm tra tình trạng răng miệng, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.