Đau răng dẫn đến chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Đau răng và chảy máu chân răng là những cảnh báo của cơ thể về tình trạng sức khỏe răng miệng mà Cô Chú, Anh Chị không được chủ quan. Nếu không điều trị kịp thời, Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch, ung thư miệng, mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân dẫn tới chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là dấu hiệu sức khỏe suy giảm nhưng lại bị nhiều Cô Chú, Anh Chị bỏ qua. Hiện tượng chảy máu chân răng không chỉ xảy ra do bệnh về răng miệng mà còn do những thay đổi âm thầm trong cơ thể như thiếu hụt Vitamin, suy giảm bạch cầu, tiểu cầu, …

Do cơ thể thiếu vitamin

Do bệnh về răng miệng

Các bệnh về răng miệng là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chảy máu chân răng như viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng. Vi khuẩn tấn công mô nướu quanh chân răng khiến nướu sưng đỏ, nhiễm trùng dẫn tới chảy máu. Cô Chú, Anh Chị phải chịu nhiều cơn đau nhức răng liên tục, kèm theo là các biểu hiện hôi miệng, sưng phù má, sốt cao.

Do cơ thể thiếu vitamin

Thiếu hụt Vitamin và khoáng chất cũng là nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng nhưng nhiều Cô Chú, Anh Chị khá chủ quan trước vấn đề này. Cơ thể thiếu hụt Vitamin C khiến hệ miễn dịch toàn thân suy giảm, nướu lợi dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại. Cô Chú, Anh Chị dễ mắc các bệnh răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu.

Bên cạnh đó, vitamin K có vai trò giúp đông máu khi chảy ra ngoài. Trường hợp cơ thể thiếu K sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng diễn ra liên tục.

Do bị tiểu đường

Chảy máu chân răng là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong nước bọt bệnh nhân tiểu đường cao hơn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và tấn công răng và nướu. Cô Chú, Anh Chị mắc tiểu đường có nguy cơ cao mắc viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,...Vùng nướu bị tổn thương có biểu hiện sưng đỏ, nhiễm trùng và chảy máu. Giữa các kẽ răng thường xuyên xuất hiện ổ mủ nguy hiểm, cần nhiều thời gian để điều trị dứt điểm.

Nguy cơ bệnh bạch cầu

Nguy cơ bệnh bạch cầu

Ít ai biết rằng, chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu nhận biết bệnh bạch cầu. Bệnh bạch cầu là tên gọi khác của ung thư máu, là bệnh lý nguy hiểm rất khó để điều trị. Khi mắc bệnh bạch cầu, lượng tiểu cầu trong cơ thể suy giảm xuống mức thấp không thể cầm máu đối với một số bộ phận trên cơ thể, trong đó có nướu răng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh bạch cầu còn có một số biểu hiện như suy nhược cơ thể, dễ bị tím tay chân, đau nhức xương khớp, sụt cân nhanh trong thời gian ngắn, sưng hạch bạch huyết,...

Bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đâu là một trong những bệnh lý về máu thuộc nhóm bệnh rối loạn chảy máu. Cô Chú, Anh Chị mắc bệnh lý này thường có lượng tiểu cầu trong cơ thể thấp, không thể thực hiện vai trò cầm máu. Máu khó đông là bệnh lý di truyền gây nên tình trạng chảy máu bất thường của nhiều bộ phận trên cơ thể người, nhất là vùng nướu răng.

Suy giảm tiểu cầu

Tiểu cầu có vai trò cầm máu và có thể suy giảm khi Cô Chú, Anh Chị mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu. Lượng tiểu cầu giảm xuống sẽ dẫn tới máu khó đông và một trong những biểu hiện rõ nhất là chảy máu chân răng. Nếu lượng tiểu cầu trong cơ thể không được cải thiện, tình trạng chảy máu chân răng tiếp tục kéo dài.

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng là triệu chứng không gây nguy hiểm tới cơ thể nhưng nguyên nhân gây nên tình trạng này là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị. Nhất là phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh về máu, bệnh về tim mạch cần hết sức lưu ý khi thấy chân răng chảy máu.

Đau nhức răng miệng

Đau nhức răng miệng

Chảy máu chân răng do bệnh về răng miệng thường kèm theo biểu hiện đau nhức khó chịu. Vùng nướu sưng tấy khiến Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống, nói chuyện. Các cơn đau nhức răng kéo dài liên tục trong ngày, nhất là về ban đêm là suy giảm chất lượng giấc ngủ khiến người bệnh mệt mỏi, dễ cáu gắt, …

Ảnh hưởng tới tim mạch

Tình trạng chảy máu chân răng có nguy cơ tích tụ mảng bám trong động mạch. Những mảng bám này cản trở quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Lượng máu lưu thông ít và chậm hơn khiến các tế bào không nhận được đủ máu. Do đó, tim phải hoạt động nhiều hơn, tăng tốc độ co bóp để đẩy máu đi xa.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ cấy ghép Implant tại tphcm

Ảnh hưởng tới thai kỳ của phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị ảnh hưởng xấu bởi chảy máu chân răng khi có tỷ lệ sinh ngon cao hơn so với những người bình thường. Vi khuẩn từ nướu xâm nhập vào máu và di chuyển tấn công thai nhi. Nhiều trường hợp trẻ bị dị tật do mẹ mắc bệnh về răng miệng trong quá trình mang thai.

Nguy cơ ung thư miệng

Nguy cơ ung thư miệng

Chảy máu chân răng kéo dài do viêm nha chu lâu ngày không khỏi sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư răng. Lúc này, vi khuẩn từ các mô mềm vùng nướu sẽ xâm nhập xuống bên dưới chân răng, tấn công vào xương hàm dẫn tới viêm xương, hoại tử

Mất răng vĩnh viễn

Cô Chú, Anh Chị mắc viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Mô nướu quanh răng bị tấn công, nhiễm trùng là liên kết răng và nướu bị mất. Chân răng vì vậy mà lung lay, có thể gãy, rụng bất kỳ lúc nào, nhất là khi có lực tác động từ bên ngoài.

Điều trị chảy máu chân răng tại nhà

Dựa vào những nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng, Cô Chú, Anh Chị có thể điều trị tình trạng chảy máu chân răng bằng nhiều phương pháp khác nhau, cụ thể:

  • Tăng cường Vitamin

  • Không sử dụng chất kích thích

  • Chườm lạnh

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Tăng cường Vitamin

Tăng cường Vitamin

Cô Chú, Anh Chị cần tăng cường bổ sung Vitamin C cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại nhiễm trùng nướu răng dẫn tới chảy máu chân răng. Vitamin C có nhiều trong các loại hoa quả thuộc quả họ cam, quýt, bưởi, ổi. Trường hợp thiếu hụt quá nhiều. Cô Chú, Anh Chị nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ để sử dụng thêm sản phẩm bổ sung Vitamin C.

Vitamin K có nhiều trong bông cải xanh, gan bò, thịt gà, rau cải xoăn, …Đây là những loại thực phẩm quen thuộc, dễ tìm mua và sử dụng. Cô Chú, Anh Chị bổ sung thêm các thực phẩm trên trong bữa ăn hằng ngày để đáp ứng nhu cầu Vitamin K của cơ thể.

Không sử dụng thuốc lá

Đối với Cô Chú, Anh Chị có thói quen hút thuốc lá cần ngưng sử dụng ngay lập tức nếu muốn cải thiện tình trạng chảy máu chân răng. Bởi trong khói thuốc có chứa nhiều thành phần độc hại khiến răng bị nhiễm màu, giảm hệ miễn dịch. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào nướu và chân răng dẫn tới chảy máu. Bỏ thuốc lá không chỉ cải thiện sức khỏe răng miệng mà còn giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp như ung thư phổi, ung thư vòm họng.

Chườm lạnh

Đây là cách giúp cầm máu và hạn chế sưng đau tại vùng răng bị tổn thương. Cô Chú, Anh Chị sử dụng khăn mềm bọc đá lạnh hoặc khăn được làm lạnh để chườm lên má bên ngoài răng. Tình trạng chảy máu chân răng sẽ tạm ngừng, vùng nướu răng và má ngoài sẽ giảm sưng tấy.

>> Xem thêm:Trồng răng Implant giá bao nhiêu?

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Để mau chóng cải thiện tình trạng chảy máu chân răng, Cô Chú, Anh Chị nên vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày. Đảm bảo chải răng ít nhất 2 lần/ ngày, nhất là sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai.

Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị cần kết hợp súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch có chứa hydrogen peroxide để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám cứng đầu còn sót lại trong khoang miệng.

Đau răng chảy máu khi nào cần tới thăm khám tại Nha khoa

Cô Chú, Anh Chị bị chảy máu chân răng kéo dài kèm theo biểu hiện răng lung lay, nướu nhiễm trùng sưng tấy lớn nên tới Nha khoa để được Bác sĩ thăm khám và điều trị.

Tại Nha khoa uy tín, Bác sĩ thực hiện thăm khám tổng quát toàn bộ khoang miệng, tìm ra nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng. Sau đó, Bác sĩ thực hiện điều trị tình trạng chảy máu dựa vào nguyên nhân này.

Đau răng chảy máu khi nào cần tới thăm khám tại Nha khoa

Trường hợp chảy máu chân răng nhẹ, Cô Chú, Anh Chị chỉ cần vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, kết hợp sử dụng thuốc điều trị được kê đơn là cải thiện nhanh chóng sức khỏe răng và nướu. Trường hợp chảy máu chân răng do sức khỏe toàn thân, Cô Chú, Anh Chị cần điều trị dứt điểm các bệnh lý gốc thì sức khỏe răng miệng mới được cải thiện. Do đó, Cô Chú, Anh Chị không được chủ quan trước tình trạng chân răng chảy máu, phải kịp thời thăm khám để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả

Để phòng ngừa chảy máu chân răng, Cô Chú, Anh Chị nên có thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Đồng thời là có chế độ ăn uống lành mạnh, thăm khám sức khỏe răng miệng thường xuyên.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả

  • Sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Đồng thời, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám quanh chân răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

  • Hạn chế ăn đồ ăn có độ cứng cao để giảm nguy cơ nứt, gãy, vỡ răng.

  • Uống nhiều nước mỗi ngày, bổ sung thêm nhiều trái cây tươi để tăng cường vitamin cho cơ thể.

  • Không nên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều đường, đồ ăn chế biến sẵn vì đây là nguyên nhân làm giảm hệ miễn dịch răng miệng và gây nên xuất huyết chân răng.

  • Đảm bảo lấy cao răng định kỳ từ 6 tháng/ lần để loại bỏ môi trường sinh sôi của vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế bệnh viêm nướu, viêm nha chu.

Một số câu hỏi thường gặp khi bị chảy máu chân răng

Tùy vào tình hình sức khỏe nên tình trạng chảy máu chân răng của từng Cô Chú, Anh Chị cũng có sự khác biệt. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp được nhiều người bệnh đặt ra khi bị chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng bao lâu thì khỏi?

Chảy máu chân răng bao lâu thì khỏi?

Thời gian chân răng bị chảy máu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp Cô Chú, Anh Chị mắc bệnh về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, tình trạng chảy máu sẽ giảm dần từ 3 - 5 ngày điều trị.

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị mắc bệnh về máu, chân răng sẽ chảy máu mỗi khi nướu bị tổn thương. Một số Cô Chú, Anh Chị mắc chứng máu khó đông, giảm tiểu cầu sẽ chảy máu liên tục trong từ 5 - 7 ngày.

Bệnh về gan có gây nên chảy máu chân răng không?

Nhiều Cô Chú, Anh Chị không chú ý tới điều này, rằng các bệnh lý về gan có thể là nguyên nhân gây nên chảy máu chân răng. Một trong những chức năng quan trọng của gan là làm đông máu, nên nếu gan bị tổn thương không thể hoạt động tốt, khả năng đông máu sẽ giảm. Điều này sẽ khiến tình trạng chảy máu tại các vết thương nghiêm trọng hơn, trong đó có chảy máu chân răng.

Xem thêm: Ung thư vòm họng: Dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề