Chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu chất gì

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Trên thực tế, Cô Chú, Anh Chị thường ít bổ sung đầy đủ chất và các loại vitamin cần thiết. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nướu răng, dễ bị chảy máu chân răng.

Chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu chất gì? Thông thường, khi cơ thể không bổ sung đủ chất Vitamin C, Vitamin K sẽ khiến nướu dễ chảy máu. Chính vì vậy bên cạnh việc chăm sóc răng miệng đúng cách thì Cô Chú, Anh Chị cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Chảy máu chân răng mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh lý nghiêm trọng về răng miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chảy máu chân răng là gì?

Chảy máu chân răng là một trong dấu hiệu của bệnh lý răng miệng thường gặp. Tình trạng chảy máu từ nướu, hốc răng này xảy ra khi Cô Chú, Anh Chị đánh răng, ăn thức ăn cứng hoặc nặng hơn chảy máu cả không có gì tác động vào.

Mặc dù tình trạng này ít nguy hiểm hơn nhiều so với bệnh lý răng miệng như bệnh viêm nha chu nhưng nếu Cô Chú, Anh Chị chủ quan, không điều trị sớm sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe khác, cụ thể như: Tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch,….

Chảy máu chân răng là một trong dấu hiệu của bệnh lý răng miệng thường gặp, chảy máu từ nướu, hốc răng

Chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu chất gì

Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều Cô Chú, Anh Chị. Việc duy trì cân bằng các nhóm chất quan trọng này trong chế độ ăn uống sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng và bảo vệ sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị. Dưới đây là 3 chất có ảnh hưởng nhiều đến tình trạng chảy máu chân răng mà Cô Chú, Anh Chị không nên bỏ qua:

  • Thiếu chất Canxi

  • Thiếu chất Phospho

  • Thiếu Kẽm

Thiếu chất canxi

Chất Canxi có vai trò quan trọng để duy trì sự chắc khỏe của xương và răng. Ngoài ra, Canxi còn giúp đông máu và hạn chế tình trạng mất máu nhiều khi có tổn thương lên mạch máu.

Chính vì vậy, cơ thể thiếu Canxi sẽ khiến răng dễ bị chảy máu. Ngoài ra, cơ thể sẽ không tự tổng hợp Canxi một cách tự nhiên. Do đó Cô Chú, Anh Chị cần bổ sung thông qua thực phẩm cần thiết như là: Trứng, sữa, hải sản, thịt gà, cải bó xôi, cà rốt, và đậu tương,...

Chảy máu chân răng là do thiếu chất Canxi làm giảm khả năng đông máu, dễ xuất hiện tình trạng chảy máu

Thiếu chất phospho

Phospho là cầu nối quan trọng để Canxi hấp thu vào cơ thể nên việc thiếu chất này sẽ làm chảy máu chân răng, răng trở nên yếu hoặc thậm chí là dễ bị tổn thương.

Ngoài ra, thiếu Phospho sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nướu, viêm nha chu nghiêm trọng. Chất Phospho cần được cung cấp thông qua các thực phẩm giàu protein và canxi như sữa, trứng, hải sản, cá, gia cầm, các loại đậu,...

Thiếu chất Phospho sẽ khiến răng trở nên yếu, dễ tổn thương chảy máu thường xuyên

Thiếu kẽm

Kẽm cũng là một trong các chất quan trọng nếu thiếu đi sẽ gây chảy máu chân răng, giảm sức khỏe của răng và nướu. Do đó, để đảm bảo cung cấp kẽm cho cơ thể đầy đủ, Cô Chú, Anh Chị cần ăn các thực phẩm như hàu, thịt bò, sữa, nấm, và các loại hạt.

Thiếu kẽm sẽ gây chảy máu chân răng, giảm sức khỏe của răng và nướu

Chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu vitamin gì

Chảy máu chân răng có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ thể thiếu hụt các loại Vitamin cần thiết như: Vitamin C, Vitamin K, Vitamin D, Vitamin B3, Vitamin E.

Thiếu vitamin C

Thiếu vitamin C sẽ khiến quá trình tổng hợp, tân tạo sợi collagen có trong mao mạch, mô liên kết và mô xương. Điều này sẽ làm cho vết thương lâu lành, dẫn đến việc nướu răng mất đi tính đàn hồi và gây viêm loét, dễ chảy máu chân răng.

Thiếu Vitamin C làm cho vết thương lâu lành, nướu răng mất đi tính đàn hồi và gây viêm loét, dễ chảy máu chân răng

Thiếu vitamin K

Vitamin K rất cần thiết trong việc hỗ trợ đông máu, nên khi cơ thể thiếu vitamin K sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, nếu xương hàm yếu hoặc bị tổn thương do thiếu vitamin K, điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc tổng thể của hàm và có khả năng dẫn đến lệch lạc, lung lay răng.

Thiếu vitamin D

Vitamin D đảm nhận việc giữ cho cấu trúc răng và xương được chắc khỏe. Vậy ngoài việc chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu chất gì thì vitamin cũng cần thiết giúp răng không bị lung lay, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, thiếu vitamin D khiến xương hàm bị biến dạng, răng mọc chậm, tổ chức cứng của răng thiếu vững chắc.

Thiếu vitamin B3

Vitamin B3 có vai trò trong việc kiểm soát lượng đường huyết, duy trì ổn định hồng cầu. Do đó, khi thiếu hụt vitamin B3 sẽ khiến việc chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên. Ngoài ra, nếu Cô Chú, Anh Chị không bổ sung đủ Vitamin B3 sẽ đối mặt với các triệu chứng khác như: Lưỡi đen, viêm lợi, phá hủy lợi, gây nguy hiểm đến dây chằng quanh răng và xương ổ răng.

Thiếu hụt vitamin B3 sẽ khiến việc chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên

Thiếu vitamin E

Vitamin E hỗ trợ quá trình sản sinh hồng cầu diễn ra thuận lợi nhờ đặc tính chống oxy hóa của nhóm vitamin này. Do đó, khi cơ thể thiếu Vitamin E sẽ khiến cơ thể sẽ không đủ chất chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào khỏi sự tấn công bởi vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến viêm nướu và các bệnh lý răng miệng khác.

Những thực phẩm tuyệt đối không sử dụng khi tụt lợi chảy máu chân răng

Bên cạnh việc quan tâm đến chảy máu chân răng là do thiếu chất gì thì Cô Chú, Anh Chị cũng lưu ý kiêng khem một số loại đồ ăn, thức uống để diễn ra hiệu quả hơn. Cụ thể như sau:

Thực phẩm nhiều tinh bột và đường

Tinh bột và đường là nhóm gây hại đến răng miệng với tỷ lệ cao. Vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh khi sống trong môi trường có nhiều chất này. Chính vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý và hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Cụ thể như các loại bánh kẹo, nước ngọt, hoa quả sấy,...

Các thực phẩm gây khô miệng

Trên thực tế, khi Cô Chú, Anh Chị dùng các loại thực phẩm gây khô miệng sẽ làm cho lượng nước bọt trong cơ thể giảm. Điều này tạo ra cơ hội thuận lợi để vi khuẩn tấn công mạnh vì các thành phần kháng khuẩn trong nước bọt giảm đi nhiều. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần tránh cà phê, nước có gas, tăng lực để tránh tình trạng chảy máu răng miệng trở nên trầm trọng hơn.

Thực phẩm quá cay, nóng và lạnh

Các loại thực phẩm quá cay, lạnh hoặc nóng sẽ khiến những nướu bị viêm, xảy ra tình trạng chảy máu khó kiểm soát. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần kiêng ăn nhiều, thậm chí là loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

Thực phẩm cứng

Các loại thực phẩm cứng tác động mạnh sẽ gây tổn thương cho nướu trong quá trình ăn uống. Chình vì vậy, khi bị các bệnh lý về răng miệng, Cô Chú, Anh Chị nên ăn các đồ ăn mềm hoặc đồ ăn lỏng dễ tiêu hóa, bổ sung chất cho cơ thể để hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra ổn định hơn.

Các loại thực phẩm dai và có sợi dài

Các loại thực phẩm dai, sợi dài như thịt trâu, thịt bò sẽ khiến thức ăn giắt vào kẽ răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vùng nướu bị viêm khiến chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi bị chảy máu chân răng, Cô Chú, Anh Chị kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều tinh bột, cay nóng hoặc gây khô miệng,...

Người bệnh bị chảy máu chân răng cần lưu ý gì?

Chảy máu chân răng không những do thiếu chất gì mà còn phụ thuộc vào một số lưu ý về chế độ vệ sinh răng miệng, thăm khám và điều trị của Cô Chú, Anh Chị. Cụ thể như sau:

Để vệ sinh răng miệng đúng cách giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại, Cô Chú, Anh Chị cần thực hiện chải răng đúng cách và đều đặn 2 lần mỗi ngày với bàn chải lông mềm để tránh tác động mạnh đến nướu, gây chảy máu.

Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị cần tìm hiểu về chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng để đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt nhất.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe răng miệng toàn diện, Cô Chú, Anh Chị cần thăm khám định kỳ tại Nha khoa uy tín để lấy cao răng đen 6 tháng/lần. Lúc này, Bác sĩ kiểm tra và theo dõi sức khỏe răng miệng để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nếu Cô Chú, Anh Chị đang có các dấu hiệu về tụt lợi chảy máu chân răng hay viêm nướu,...

Khi chảy máu răng miệng cần lưu ý về chế độ vệ sinh răng miệng

Cần bổ sung những loại thực phẩm nào khi bị chảy máu chân răng

Như đã đề cập ở trên về các nhóm chất, vitamin có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Cô Chú, Anh Chị cần bổ sung các loại thực phẩm thuộc các nhóm chất đó khi bị chảy máu chân răng. Việc duy trì dưỡng chất cần thiết sẽ làm tăng cường liên kết các mô ở nướu và giúp niêm mạc nướu được bảo vệ tốt. Cụ thể như sau:

1. Vitamin C

  • Hoa quả: ổi, bưởi, cam, đu đủ, dâu tây, kiwi, nho, dứa, xoài, dưa hấu….

  • Rau củ: cải bó xôi, cải xoăn, ớt chuông, cần tây, súp lơ, khoai lang, khoai tây….

2. Vitamin K

  • Rau củ: Các loại rau xanh, cải (cải bó xôi, cải xoăn, bắp cải), súp lơ, cần tây, dưa chuột, măng tây, ngò tây, đậu bắp, đậu nành, húng quế….

  • Hoa quả: nho, dâu tây, đào, mận, việt quất, sung,…

  • Các thực phẩm khác: trứng, sữa, dầu oliu, các loại hạt…

3. Vitamin D

  • Các loại cá: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá kiếm, cá thu…

  • Hải sản: tôm, hàu, sò…

  • Hoa quả: cam, đu đủ, bơ, đào…

  • Các thực phẩm khác: trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, bột yến mạch, dầu gan cá…

4. Vitamin B3

  • Các loại thịt: gà, cá, bò, lợn, gan động vật…

  • Rau củ: măng tây, nấm, đậu xanh, khoai tây, đậu phộng, đậu hà lan, súp lơ…

  • Hoa quả: bơ, cà chua, dưa chuột vàng,...

  • Thực phẩm khác: gạo lứt, ngũ cốc, lúa mì,...

5. Vitamin E

  • Hải sản: tôm, bào ngư, bạch tuộc, cá hồi, cá tuyết,…

  • Rau củ: măng tây, bông cải xanh, bí đỏ, cải bó xôi, cải bắp, ớt ngọt, bí đao, rau bina, củ cải, cà chua….

  • Hoa quả: bơ, xoài, kiwi, nho, mâm xôi,..

  • Các loại hạt: hạt bí ngô, hạt điều, lạc, hạnh nhân, hạt hướng dương, óc chó,...

  • Các loại dầu ăn: dầu cọ, cải dầu, dầu lúa mì, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân,...

6. Photpho

  • Các loại thịt và hải sản: gà, lợn, gan, cá, tôm, cua, sò…

  • Các loại đậu: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu trắng…

  • Các loại hạt: quả hạch, hạnh nhân, bí ngô,...

  • Các thực phẩm khác: trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa, phô mai, gạo lứt….

7. Kẽm

  • Thịt: thịt bò, lơn, gà, cừu…

  • Hải sản: cua, hàu, tôm, ngao, sò, hến…

  • Rau củ: rau bina, bí ngô, khoai tây, củ cải, đậu hà lan, cải xoăn, đậu xanh,...

  • Hoa quả: lựu, bơ, ổi,

  • Thực phẩm khác: ngũ cốc, trứng, sữa, các loại hạt, socolate

Ngoài các thực phẩm trên, Cô Chú, Anh Chị nên bổ sung thêm một số loại gia vị trong các món ăn như gừng, tỏi, nghệ… để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn.


Cô Chú, Anh Chị cần bổ sung các thực phẩm chứa chất Canxi, phospho, kẽm và các loại vitamin khi bị chảy máu chân răng

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng

Sau khi đã giải đáp về việc chảy máu chân răng là do thiếu chất gì thì Cô Chú, Anh Chị cũng cần biết cách phòng ngừa tình trạng này một cách hiệu quả.

Cô Chú, Anh Chị nên ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.

  • Sử dụng bàn chải có đầu lông tơ mềm, chải răng nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương lên vùng nướu gây chảy máu.

  • Thay bộ dụng cụ vệ sinh răng miệng khoảng 3 – 4 tháng/lần

  • Bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích.

  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng, lấy vôi răng định kỳ.

Cách phòng ngừa chảy máu chân răng là Cô Chú, Anh Chị nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng, lấy vôi răng định kỳ tại Nha khoa uy tín

Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Điều này xuất phát từ việc chúng ta chưa thật sự quan tâm đúng mực cho tình hình sức khỏe răng miệng của mình. Khi răng miệng gặp vấn đề cũng sẽ tác động đến hệ cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy, việc áp dụng các cách phòng ngừa trên không chỉ giúp điều trị chảy máu chân răng mà còn giúp Cô Chú, Anh Chị tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý răng miệng mang lại.

Báo chí nói gì về nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Báo điện tử

Báo chí nói gì về nha khoa Dr. Care

Câu hỏi thường gặp

Chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu chân răng là triệu chứng không gây nguy hiểm tới cơ thể nhưng nguyên nhân gây nên tình trạng này là mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị. Nhất là phụ nữ mang thai, người có tiền sử bệnh về máu, bệnh về tim mạch cần hết sức lưu ý khi thấy chân răng chảy máu.

Kính mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm thông tin qua bài viết Đau răng dẫn đến chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Chảy máu nướu ở người cao tuổi: Nguyên nhân do đâu?
Chảy máu nướu hay chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện của lợi bị tổn thương. Tình trạng này không gây nguy hiểm tới răng và nướu nhưng có thể là dấu hiệu của bệnh về răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu, lợi phì đại.

Chảy máu nướu xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó tỷ lệ cao nhất là người già, người trung niên có sức đề kháng yếu và cơ thể đang trong giai đoạn lão hóa.

Kính mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm thông tin qua bài viết Chảy máu nướu ở người cao tuổi: Nguyên nhân do đâu?
Vì sao lại bị chảy máu nướu răng khi đánh răng?
Đánh răng hay bị chảy máu nướu là một dấu hiệu thường gặp hàng ngày mà Cô Chú, Anh Chị thường bỏ qua. Chảy máu nướu răng khi đánh răng kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đánh răng hay bị chảy máu nướu:
- Thói quen vệ sinh răng miệng không khoa học
- Nướu răng chảy máu do mắc bệnh về nướu, viêm nướu
- Các vấn đề về răng và quanh răng
- Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
- Nướu răng chảy máu do mắc bệnh về gan, mật

Kính mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo thêm thông tin qua bài viết Vì sao lại bị chảy máu nướu răng khi đánh răng?

Nguồn tham khảo

  • Dr. Care Implant Clinic. (n.d.). Chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu chất gì. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023, nguồn https://drcareimplant.com/chay-mau-chan-rang-la-do-co-the-bi-thieu-chat-gi-1987
  • Chảy máu chân răng, phải làm sao? (n.d.). Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023, nguồn https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/chay-mau-chan-rang-phai-lam-sao/
  • Hospital, T. A. (2023). Chảy máu chân răng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2023, nguồn https://tamanhhospital.vn/chay-mau-chan-rang/
  • Bleeding Gums. (2023). Mouthhealthy.org. https://www.mouthhealthy.org/all-topics-a-z/bleeding-gums/
  • Bertelsen, R. J., Manuel, A., Rajesh Shigdel, Stein Atle Lie, Lin, H., Francisco Gómez Real, Ringel–Kulka, T., Anne Nordrehaug Åstrøm, & Cecilie Svanes. (2022). Association of oral bacteria with oral hygiene habits and self‐reported gingival bleeding. Journal of Clinical Periodontology, 49(8), 768–781. https://doi.org/10.1111/jcpe.13644
  • Mittal, S., Komiyama, M., Ozaki, Y., Hajime Yamakage, Satoh‐Asahara, N., Akihiro Yasoda, Wada, H., Masafumi Funamoto, Shimizu, K., Miyazaki, Y., Yasufumi Katanasaka, Yoichi Sunagawa, Morimoto, T., Takahashi, Y., Nakayama, T., & Hasegawa, K. (2021). Gingival bleeding and pocket depth among smokers and the related changes after short-term smoking cessation. Acta Odontologica Scandinavica, 80(4), 258–263. https://doi.org/10.1080/00016357.2021.1995040

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner