Đau nhức xương hàm là dấu hiệu của bệnh gì?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Đau nhức xương hàm âm ỉ hay dữ dội đều khiến Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày. Đau nhức xương hàm là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân gây đau và cách điều trị ra sao? Mời Cô Chú, Anh Chị theo dõi bài viết sau.

Đau nhức xương hàm là tình trạng như thế nào?

Đau nhức xương hàm là thuật ngữ thể hiện tình trạng cơn đau xuất hiện tại vị trí xương hàm, có thể là xương hàm trái, xương hàm phải hoặc đau nhức cả 2 bên xương hàm.

Mức độ cơn đau khá đa dạng, ở một số Cô Chú, Anh Chị có thể xuất hiện những cơn đau âm ỉ, nhưng ở một số khác lại đau nhức dữ dội. Thậm chí trong một số trường hợp, cơn đau nhức vùng xương hàm có thể lan tỏa lên phần đầu, tai và vùng mặt.

Đau nhức xương hàm là tình trạng như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết đau nhức xương răng hàm rất đơn giản. Phần lớn Cô Chú, Anh Chị đều cảm thấy đau nhiều hơn khi há miệng và mỗi khi ăn. Ngay khi xuất hiện những triệu chứng đau nhức xương hàm, Cô Chú, Anh Chị cần theo dõi thêm một số biểu hiện đi kèm như tê cứng hàm, đau quai hàm, hàm kêu lách cách, há miệng khó khăn…

Nếu nhận thấy các dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng, Cô Chú, Anh Chị cần sắp xếp thời gian đến các cơ sở y tế thăm khám và có hướng điều trị phù hợp tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng hàm mặt và toàn thân.

Theo các chuyên gia nha khoa, bất kỳ ai cũng có thể gặp tình trạng đau nhức xương hàm, kể cả trẻ nhỏ và người già, nữ giới hay nam giới. Tuy nhiên, nữ giới trong giai đoạn dậy thì và mãn kinh thường có nguy cơ đau nhức xương hàm nhiều hơn.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Đau nhức xương hàm là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức xương hàm là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng và toàn thân. Sau đây là một số bệnh lý khiến Cô Chú, Anh chị có cảm giác đau nhức xương hàm.

  • Viêm khớp thái dương hàm

  • Loạn năng thái dương hàm

  • Đau xương hàm gần tai, có thể do sái quai hàm

  • Mắc các bệnh lý về răng miệng

  • Khối u hoặc nang ở hàm

  • Hoại tử xương hàm (ONJ)

  • Nhiễm trùng tai gây đau nhức xương hàm

  • Các vấn đề về tuyến mang tai

  • Một số thói quen xấu hằng ngày

Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm

Đau nhức xương hàm có thể là triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm. Một số nguyên nhân dẫn đến viêm tại vị trí này như thoái hóa khớp, chấn thương, viêm màng hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp,…

Cô Chú, Anh Chị khi bị viêm khớp thái dương hàm, sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ. Mức độ đau sẽ tăng dần khi ăn uống, trò chuyện, ho,… Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị có thể thấy sưng viêm và nóng ở vùng da xung quanh vị trí đau.

Loạn năng thái dương hàm

Loạn năng thái dương hàm hay chức năng hàm bị rối loạn là bệnh lý thường gặp ở người trưởng thành. Khi cấu tạo của khớp thái dương hàm bị rối loạn sẽ gây suy giảm các chức năng, Cô Chú, Anh Chị thường cảm thấy khó há miệng, khi ăn uống phát ra âm thanh “bốp, lách cách”,… Thậm chí, trong một số trường hợp Cô Chú, Anh Chị còn bị đau lan ra vùng quai hàm gần tai.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loạn năng thái dương hàm thường không rõ ràng, nhưng chúng thường liên quan đến thói quen sinh hoạt hằng ngày của Cô Chú, Anh Chị như dùng thức ăn khô, cứng trong thời gian dài, răng mọc lệch, thói quen nghiến răng,…

Đau xương hàm gần tai, có thể do sái quai hàm

Đau nhức xương hàm có thể là dấu hiệu của trật khớp thái dương hàm còn gọi là sái quai hàm. Đây là tình trạng khớp thái dương hàm bị trật ra khỏi vị trí ban đầu. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là do há miệng quá lớn, chấn thương, stress hay do thói quen nghiến răng của Cô Chú, Anh Chị khi ngủ.

Dựa theo mức độ trật khớp, Cô Chú, Anh Chị có thể cảm thấy đau nhức, gặp khó khăn khi ăn nhai hay không thể ngậm miệng lại được.

>> Xem thêm: Địa chỉ phòng khám nha khoa uy tín TPHCM

Khối u hoặc nang ở hàm

Khối u hoặc nang ở hàm

Các khối u và nang ở hàm là những khối u hoặc tổn thương tương đối hiếm gặp. Chúng phát triển từ xương hàm hoặc các mô mềm trong miệng và mặt, có thể rất thay đổi về kích thước cũng như mức độ nghiêm trọng.

Trên thực tế những khối u này thường lành tính, nhưng vẫn gây ra một số triệu chứng như: đau nhức, sưng to quanh hàm hoặc miệng theo thời gian; răng lung lay, dễ gãy rụng…

Hoại tử xương hàm (ONJ)

Hoại tử xương hàm (ONJ) là những tổn thương vùng hàm mặt gồm xương khẩu cái và xương hàm dưới hoặc xương hàm trên. Hoại tử xương hàm có thể xảy ra tự phát hoặc sau khi nhổ răng hay chấn thương, điều trị bisphosphonate liều cao, hoặc denosumab liều cao.

Hoại tử xương hàm thường không có biểu hiện trong thời gian dài. Đến giai đoạn muộn, hoại tử xương hàm mới xuất hiện các triệu chứng rõ rệt hơn như đau vùng đầu, mặt, răng, khẩu cái; những cơn đau tiến triển kéo dài âm ỉ, không thuyên giảm.

Các biểu hiện lâm sàng khi khám bệnh là sưng viêm mi mắt, sưng vùng trán, lung lay răng, xương hàm trên, có lỗ rò mủ, có những vết loét và lộ xương hàm trên, hoại tử nặng hốc mũi lan lên nền sọ…

Mắc các bệnh lý về răng miệng

Mắc các bệnh lý về răng miệng

Cung hàm có chức năng giữ răng và các dây thần kinh xung quanh răng nên khi mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, răng khôn mọc ngầm, viêm lợi, nhiễm trùng răng… Cô Chú, Anh Chị cũng có thể cảm thấy đau nhức xương hàm.

Cô Chú, Anh Chị sẽ có cảm giác đau nhức răng ở một bên hoặc một vùng cụ thể, cơn đau nặng hơn khi ăn hoặc uống quá nóng, quá lạnh; miệng xuất hiện mùi hôi và có vị khó chịu trong miệng,... Trong một số trường hợp Cô Chú, Anh Chị có thể bị sưng ở hàm và sốt cao.

Nhiễm trùng tai lây lan gây đau nhức xương hàm

Nhiễm trùng tai có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, thường khởi nguồn từ tình trạng viêm mũi họng. Khi bị nhiễm trùng tai, cơn đau có thể lan tỏa tới khắp khuôn mặt và hàm.

Một số triệu chứng khác của nhiễm trùng tai mà Cô Chú, Anh Chị có thể gặp phải như: đau một bên đầu hoặc mặt, sốt, ù tai khó nghe, chảy dịch trong tai, đau nhức xương hàm, khó ngủ,...

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Các vấn đề về tuyến mang tai

Tuyến mang tai nằm ở phía sau của hàm dưới và vùng má có chức năng sản xuất nước bọt. Nếu các ống dẫn trong tuyến bị tắc nghẽn, tình trạng viêm tuyến mang tai có thể diễn ra, lan cơn đau tới vùng hàm.

Tuyến mang tai bị tổn thương có thể gây hạn chế khi mở miệng, gây đau nhức khi ăn, khô miệng và có vị chua trong miệng; thậm chí gây tổn thương dây thần kinh, cảm giác ngứa ran như kim châm và yếu ở hàm…

Do duy trì một số thói quen xấu

Do duy trì một số thói quen xấu

Đau xương hàm cũng có thể do Cô Chú, Anh Chị có một số thói quen thường ngày không tốt như: thường xuyên ăn thức ăn quá cứng hay quá dai, nhai một bên trong thời gian dài, ngáp hay há miệng quá rộng, nghiến răng,... hoặc bị va đập chấn thương nhẹ vùng hàm.

Thói quen ăn uống nóng, lạnh liền nhau cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng miệng, khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant tại TPHCM

Đau nhức xương hàm có nguy hiểm không?

Đau nhức xương hàm là tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Mức độ nguy hiểm của tình trạng đau nhức xương hàm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Cô Chú, Anh Chị cần đến các cơ sở y tế thăm khám để bác sĩ đánh giá mức độ cơn đau cũng như các triệu chứng đi kèm để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau nhức xương hàm có nguy hiểm không?

Phần lớn các bệnh lý khiến Cô Chú, Anh Chị bị đau nhức xương hàm có thể được điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh chuyển biến theo chiều hướng nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân như bị tổn thương xương hàm, hạn chế chức năng ăn nhai, răng lung lay dễ gãy rụng, thậm chí nhiễm trùng vùng xương hàm gây hoại tử dẫn đến nhiễm trùng máu…

Ngoài ra, đau nhức xương hàm nếu không được điều trị kịp thời cơn đau sẽ nặng hơn và nghiêm trọng dần, ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần chủ động thăm khám nếu thấy các triệu chứng đau nhức xương hàm kéo dài và có xu hướng tăng nặng, không thuyên giảm.

Chẩn đoán đau nhức xương hàm như thế nào?

Việc đến bác sĩ thăm khám trước khi tiến hành điều trị để xác định nguyên nhân gây đau nhức xương hàm là vô cùng quan trọng. Để xác định chính xác nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật sau đây:

Chẩn đoán đau nhức xương hàm như thế nào?

  • Thăm khám lâm sàng: Trước hết, bác sĩ tiến hành khám ở phần thái dương hàm và bên trong khoang miệng để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường. Bác sĩ có thể sờ, nắn và bóp nhẹ vào phần xương hàm để đánh giá phản ứng đau của bệnh nhân.

  • Chẩn đoán hình ảnh: Sau khi được thăm khám lâm sàng, bác sĩ tiếp tục chỉ định chụp X-quang xác định tình trạng của răng hay khớp thái dương hàm đang gặp vấn đề bất thường. Trong một số trường hợp Cô Chú, Anh Chị cần tiến hành chụp MRI để đánh giá các dây thần kinh, mạch máu xung quanh khớp.

  • Xét nghiệm cận lâm sàng: Nếu nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh là do hệ miễn dịch bị rối loạn hay do nhiễm trùng, Cô Chú, Anh Chị sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm máu.

Phương pháp điều trị đau nhức xương hàm

Phương pháp điều trị đau nhức xương hàm tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Để giảm đau khớp thái dương và vùng xương hàm nhanh chóng, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số biện pháp tức thì tại nhà. Tuy nhiên để chấm dứt hoàn toàn tình trạng đau nhức xương hàm, Cô Chú, Anh Chị cần được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị đau nhức xương hàm bằng các kỹ thuật nha khoa

Nếu nguyên nhân gây đau nhức xương hàm là do các vấn đề về răng miệng như sâu răng, mọc răng khôn, lệch khớp cắn... Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng các phương pháp giảm đau tức thì tại nhà như chườm nóng hoặc chườm lạnh, massage vùng hàm bị đau có tác dụng làm giãn các cơ hàm đang co thắt và giảm đau.

Tuy nhiên để chấm dứt tình trạng này, cách tốt nhất là Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa thăm khám để được bác sĩ điều trị bằng một số phương pháp nha khoa như làm sạch và trám răng, nhổ răng, niềng răng, nắn chỉnh khớp cắn,…

>> Xem thêm: Phân biệt triệu chứng mọc răng khôn và bệnh lý về răng miệng

Điều trị đau nhức xương hàm bằng phương pháp Tây y

Điều trị đau nhức xương hàm bằng phương pháp Tây y 

Sau khi thăm khám, thông thường Cô Chú, Anh Chị sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng một số các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như paracetamol, aspirin, meloxicam,...

  • Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp nguyên nhân gây đau nhức xương hàm là do vi khuẩn như oxacillin, penicillin,….

  • Nhóm thuốc kháng viêm chứa corticosteroid. Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm rất tốt nhưng thường xuất hiện một số tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài như tăng huyết áp, tăng đường huyết, loét dạ dày,... Tốt nhất Cô Chú, Anh Chị chỉ nên sử dụng loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật hàm chấm dứt đau nhức xương hàm

Trong trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị đau nhức xương hàm dữ dội, cơn đau kéo dài trong nhiều ngày và cơ thể không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường thì sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp phẫu thuật để khắc phục.

Đây là một phẫu thuật khá phức tạp, đòi hỏi bác sĩ có chuyên môn, giàu kinh nghiệm và thiết bị y tế tiên tiến. Các chuyên gia khuyến cáo, phẫu thuật xương hàm thường đi kèm với những biến chứng và rủi ro nên chỉ được chỉ định trong trường hợp cần thiết và thực hiện tại các cơ sở nha khoa y uy.

Thay đổi thói quen ảnh hưởng đến xương hàm

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp y tế, Cô Chú, Anh Chị có thể thay đổi những thói quen xấu khiến tình trạng đau nhức xương hàm trở nên nghiêm trọng hơn. Những thói quen xấu cần được cải thiện như:

Thay đổi thói quen ảnh hưởng đến xương hàm

  • Hạn chế sử dụng thức ăn khô, cứng, dai,... giúp làm giảm áp lực lên khớp thái dương hàm. Trong thời gian điều trị đau nhức xương hàm, Cô Chú, Anh Chị tốt nhất nên dùng một số đồ ăn mềm như canh, cháo, súp,…

  • Tập thói quen ăn nhai đều hai bên hàm, để phân tán lực đồng đều lên phần khớp thái dương hàm. Không nên duy trì thói quen nhai một bên, khiến khớp bên nhai dần thoái hóa và đau nhức.

  • Hạn chế ngáp há miệng quá lớn và tật nghiến răng. Nếu khi ngủ Cô Chú, Anh Chị có thói quen nghiến răng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng máng chống nghiến. Cô Chú, Anh Chị cũng nên hạn chế thức khuya và giải tỏa stress để cải thiện tình trạng này.

Nếu Cô Chú, Anh Chị đang gặp phải vấn đề về đau răng miệng. đừng bỏ lỡ nhưng chủ đề sau đây

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu hơn về phương pháp trồng răng Implant phục hồi răng đã mất do thiếu hụt canxi, vui lòng liên hệ Dr. Care Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề
img-right-banner
img-right-bannerimg-right-banner