- Nguyên nhân răng bị đau sau bọc răng sứ
- Sau bao lâu thì hết ê buốt do làm răng sứ?
- Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở
- Đau răng sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?
- Bọc răng sứ bị đau nhức thì phải làm gì?
- Nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức?
- Bọc răng sứ bị hư có làm lại được không?
- Nên bọc răng sứ lần 2 hay sử dụng phương pháp khác
- Làm răng sứ ở đâu uy tín tại TP. HCM
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị đau nhức sau khi bọc răng sứ: do răng yếu, răng bọc sứ bị lệch khớp, chất liệu răng sứ không đảm bảo… Tình trạng này khiến cho Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Trong bài viết này, hãy Cùng Dr. Care tìm hiểu liệu đau răng sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không và giải pháp điều trị như thế nào.
Nguyên nhân răng bị đau sau bọc răng sứ
Sau khi bọc răng sứ bị đau nhức là điều hết sức bình thường, hiện tượng này có thể kéo dài 2 - 3 ngày đầu tiên, vì vậy Cô Chú, Anh Chị cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức còn kéo dài thì Cô Chú, Anh Chị cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Theo các chuyên gia chia sẻ, hiện tượng răng bọc sứ bị đau xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
Răng gốc trước khi bọc sứ bị yếu
Răng đã yếu hoặc có cấu trúc đã bị tổn thương có thể trở nên nhạy cảm hơn với áp lực hoặc nhiệt độ sau khi bọc sứ. Việc đặt mão sứ có thể kích thích hoặc áp lực lên phần răng gốc đã bị yếu, dẫn đến cảm giác đau.
Điều trị tủy chưa dứt điểm
Điều trị tủy chưa dứt điểm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến răng sứ bị đau nhức sau khi bọc. Khi Cô Chú, Anh Chị chưa được điều trị viêm tuỷ sẽ dẫn đến răng bị hoại tử, tác động xấu đến dây thần kinh, gây đau nhức, sưng tấy và thậm chí phải nhổ bỏ răng.
Do chưa điều trị triệt để tình trạng bệnh lý răng miệng
Ngoài điều trị viêm tủy, thì việc phát hiện và điều trị các bệnh lý răng miệng khác như: sâu răng, viêm nha chu hay viêm nướu… cũng rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng răng bị đau nhức sau khi bọc răng sứ.
Nếu Cô Chú, Anh Chị bị sâu răng mà không được bác sĩ nạo sạch vết sâu trước khi tiến hành bọc răng sứ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây viêm tủy, hoặc nặng hơn là áp xe và hỏng răng.
Do nướu chưa kịp thích nghi
Khi bác sĩ lắp mão sứ, nướu răng trở lên nhạy cảm hơn bao giờ hết, và dễ xuất hiện tình trạng đau nhức, ê buốt. Điều này khiến Cô Chú, Anh Chị cảm thấy khó chịu khi ăn uống và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Răng bọc sứ bị lệch khớp
Răng bọc sứ bị lệch khớp cắn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức và ê buốt răng. Thao tác nắn chỉnh khớp cắn không đúng sẽ khiến răng sứ bị chênh hoặc cộm khi ăn uống, làm hở chân răng sứ gây giắt thức ăn. Nếu không điều trị kịp thời, cơn đau nhức còn ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật sau này.
Do bác sĩ mài quá nhiều men răng
Nếu bác sĩ mài quá nhiều men răng hoặc thao tác mài không chính xác sẽ dẫn đến làm lộ ngà răng và khiến ngà răng bị tổn thương. Ngoài ra, răng sứ chế tác không chuẩn sẽ không khít với nướu, gây ra tình trạng đau nhức, viêm nhiễm.
Do dư thừa lượng xi măng nha khoa
Bác sĩ nha khoa nếu không lấy sạch xi măng gắn sứ sau khi bọc răng, gây hình thành mảng bám và dẫn đến nướu bị dị ứng, đau nhức. Nếu nằm trong trường hợp này, Cô Chú, Anh Chị cần đến đơn vị nha khoa bọc răng sứ cho mình để lấy sạch toàn bộ các chất gắn dư thừa và mảng bám.
Do chất liệu răng sứ không đảm bảo
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bọc sứ bị đau là sử dụng chất liệu răng sứ không có nguồn gốc rõ ràng, không tương thích sinh học tốt, điều này dẫn đến tính dẫn nhiệt trong môi trường khoang miệng không đảm bảo. Ngoài ra, răng sứ không đảm bảo còn ảnh hưởng đến phần cùi răng thật khi ăn thực phẩm nóng hoặc lạnh, gây đau nhức và khó chịu.
Sau bao lâu thì hết ê buốt do làm răng sứ?
Thường thì cảm giác ê buốt khi bọc răng sứ sẽ diễn ra khoảng 2 - 3 ngày, và đây là dấu hiệu hết sức bình thường.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp Cô Chú, Anh Chị sẽ gặp phải tình trạng này lâu hơn do nhiều nguyên nhân: chất liệu răng sứ, chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày, tay nghề bác sĩ thực hiện…
Vì vậy, Cô Chú, Anh Chị không cần quá lo lắng răng bọc sứ bị đau và ê buốt. Thế nhưng, nếu sau 1 tuần tình trạng ê buốt, đau nhức khó chịu vẫn liên tiếp xảy ra, thì Cô Chú, Anh Chị cần đến thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở
Dấu hiệu nhận biết răng sứ bị hở bao gồm: có khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu, tình trạng tụt nướu làm lộ cùi răng sứ bên trong, chân răng có những vệt đen mờ, cảm giác cộm cấn, đau nhức, ê buốt khi ăn nhai, dễ giắt thức ăn vào kẽ răng gây hôi miệng.
Có khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu
Khe hở ở vùng tiếp giáp giữa răng sứ và nướu là dấu hiệu dễ nhận biết răng sứ bị hở. Cô Chú, Anh Chị có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc dùng lưỡi chạm vào chân răng.
Khe hở này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào răng, gây viêm nhiễm, đau nhức, phá hủy chân răng thật, thậm chí khiến cùi răng bị mục. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này khiến răng thật bị yếu đi, dẫn đến tình trạng gãy răng.
Tụt nướu làm lộ cùi răng sứ bên trong
Nếu bác sĩ bọc răng sứ không đúng kỹ thuật sẽ tạo khe hở, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào răng gây kích ứng nướu và làm tụt nướu. Tình trạng này dẫn đến lộ cùi răng sứ bên trong, gây mất thẩm mỹ và khiến Cô Chú, Anh Chị mất tự tin khi giao tiếp.
Chân răng có những vệt đen mờ
Chân răng có những vệt đen mờ thường gặp ở Cô Chú, Anh Chị sử dụng mão sứ kim loại. Khi bọc sứ kim loại bị hở sẽ tạo khoảng trống giữa nướu và răng, kích thích quá trình oxy hóa và làm chân răng bị đen.
Cảm giác cộm cấn, đau nhức, ê buốt khi ăn nhai
Cô Chú, Anh Chị có thể quan sát tình trạng răng sứ bị hở qua hoạt động ăn nhai. Bởi vì phần cùi răng hở rất yếu và nhạy cảm nên dẫn gây đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Ngoài ra, việc lắp mão sứ không đúng tỷ lệ sẽ khiến răng sứ bị lệch, không khớp với hàm, gây cộm cấn khi ăn uống.
Dễ giắt thức ăn vào kẽ răng gây hôi miệng
Khi bọc răng sứ bị hở sẽ dẫn đến kẽ răng bị chật hoặc rộng hơn so với khoảng sinh lý học. Khi ăn, các mảnh vụn thức ăn dễ giắt vào kẽ răng, gây khó chịu. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, kẽ răng chính là môi trường để vi khuẩn phát triển, gây các bệnh lý về răng miệng như: hôi miệng, sâu răng, viêm nha chu…
Đau răng sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không?
Đau răng sau khi bọc răng sứ có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ và cơn đau nhức:
Sau khi lắp răng sứ, Cô Chú, Anh Chị cảm thấy hơi đau nhẹ hoặc khó chịu xung quanh vùng răng được bọc thì không cần quá lo lắng. Bởi vì đây là quá trình loại bỏ mô răng bị tổn thương và hình dạng răng được điều chỉnh.
Ngoài ra, răng sau khi bọc sứ rất dễ nhạy cảm với thức ăn nóng và lạnh trong vài ngày đầu vì vậy khi ăn, cắn Cô Chú, Anh Chị cảm thấy chưa quen với khớp cắn tự nhiên.
Nếu cơn đau sau khi bọc răng sứ dữ hội hơn và kéo dài khoảng 2 tuần, thì đây có thể là dấu hiệu răng sứ bị nhiễm trùng hoặc vấn đề về thần kinh. Ngoài ra, nếu đơn đau đi kèm với sưng tấy nghiêm trọng hoặc chảy máu không kiểm soát, vùng đau lan tỏa ra khu vực khác như mắt, miệng thì cần đến ngay cơ sở y tế nha khoa gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Bọc răng sứ bị đau nhức thì phải làm gì?
Bọc răng sứ bị đau nhức thì phải làm gì? Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số phương pháp chữa trị tại nhà sau:
Sử dụng nước muối để súc miệng: Nước muối có tính năng kháng khuẩn cực tốt, giúp làm sạch chất nhờn, vi khuẩn có hại bám quanh răng sứ. Cô Chú, Anh Chị có thể pha 2 thìa muối vào nước ấm, khuấy đều đến khi tan và súc miệng hàng ngày.
Chườm đá: Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ bởi vì nó sẽ khiến cơn đau trở lên dữ dội hơn. Cô Chú, Anh Chị có thể cho đá vào khăn mặt mềm, sau đó chườm lên vị trí khu vực gần răng sứ bị đau.
Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu Cô Chú, Anh Chị không chịu đau tốt thì có thể sử dụng thuốc giảm đau như: Ibuprofen, Acetaminophen… để uống. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nha khoa trước khi sử dụng thuốc.
Dùng dụng cụ bảo vệ răng: Nếu Cô Chú, Anh Chị bị đau nhức, ê buốt răng sứ do nghiến răng thì nên sử dụng hàm bảo vệ răng, điều này tránh sự va chạm giữa các răng vào răng sứ.
Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và vệ sinh đúng cách:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và kết hợp với chỉ tăm nha khoa, sử dụng nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng miệng.
Ngoài ra tránh ăn thực phẩm lạnh và nóng ngay sau khi bọc răng. Tuyệt đối không nên thực phẩm quá cứng và dai để tránh tình trạng gãy, vỡ răng sứ.
Nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức?
Nguyên nhân răng bọc sứ lâu năm bị đau nhức bao gồm: Mão sứ bị sai lệch nhưng không phát hiện từ ban đầu, tật nghiến răng, chất keo nha khoa bị rò rỉ, chất lượng răng sứ không tốt, tụt nướu do tiêu xương răng, hở răng sứ…
Mão sứ bị sai lệch nhưng không phát hiện từ ban đầu
Khi mão sứ bị sai lệch nhưng không phát hiện từ ban đầu sẽ khiến phần răng bị cao hơn, lệch đi so với răng đối diện. Do vậy, trong lúc nhai Cô Chú, Anh Chị sẽ tạo các lực tác động dồn nén vào răng sứ, lâu ngày răng sứ chịu nhiều áp lực khiến cho răng bị đau nhức.
Tật nghiến răng
Đây tưởng chừng là thói quen vô hại, thường diễn ra vào ban đêm. Trong quá trình đó, răng Cô Chú, Anh Chị phải chịu lực và dồn nén suốt cả đêm, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức.
Chất lượng răng sứ không tốt
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại răng sứ. Tuy nhiên, nếu Cô Chú, Anh Chị sử dụng chất liệu răng không tốt, “ham rẻ” thì thời gian sử dụng sẽ bị hạn chế. Bởi vì răng sứ không được nhập khẩu chính hãng sẽ không đảm bảo tính dẫn nhiệt, nhất là khi sử dụng đồ ăn nóng/ lạnh sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ răng sứ.
Tụt nướu do tiêu xương răng
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng sứ sau khi bọc là do chất liệu răng sứ không đảm bảo, gây kích ứng nướu và tiêu xương. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho chân răng không còn được nâng đỡ chắc chắn, rất dễ bị lung lay và gãy rụng.
Hở răng sứ
Hở răng sứ xuất phát từ việc bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật, khiến cho răng sứ không sát khít với đường viền nướu, khiến thức ăn dễ mắc lại. Lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, hình thành mảng bám, gây các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu… nếu không điều trị kịp thời.
Bọc răng sứ bị hư có làm lại được không?
Với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa hiện đại, bọc răng sứ bị hư có thể làm lại được. Tùy vào tình trạng hư hỏng mà bác sĩ nha khoa sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Hiện nay, phục hình răng sứ bị hư bằng cách thay răng sứ mớ là phương pháp thay thế răng sứ bị hư hiệu quả nhất. Và sẽ lựa chọn dòng răng toàn sứ để khắc phục tình trạng đen viền nướu của răng sứ kim loại. Ngoài ra, răng toàn sứ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao vì màu sắc của chúng giống răng thật.
Nên bọc răng sứ lần 2 hay sử dụng phương pháp khác
Trên thực tế, việc bọc răng sứ lần 2 hoặc nhiều lần xảy ra khá phổ biến. Bởi vì độ bền của răng sứ không thể tồn tại mãi mãi, nó có thể bị giảm chất lượng sau một thời gian sử dụng với biểu hiện đen viền nướu hoặc bị kích ứng của môi trường khoang miệng.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng sứ của Cô Chú, Anh Chị bị hư lần 2, chân răng không còn giữ được nữa thì nên sử dụng phương pháp khác. Đó là trồng răng Implant cho vùng răng bị hư, không nên mài răng kế cận làm cầu răng sứ, bởi vì sẽ mất thêm nhiều răng khác.
Trong trường hợp khác, nếu vùng răng bọc răng sứ bị hư hại nhiều, không thể giữ răng được nữa, do trước đó bọc răng sứ, dùng cầu răng sứ ở 2 hàm luôn thì cũng nên trồng răng Implant toàn hàm để khắc phục.
Phương pháp trồng răng Implant hiện đại, sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị phục hồi khả năng ăn nhai, thẩm mỹ hiệu quả.
Làm răng sứ ở đâu uy tín tại TP. HCM
Làm răng sứ ở đâu uy tín tại TP. HCM thì câu trả lời chắc chắn là Dr. Care. Tại đây, Cô Chú, Anh Chị sẽ được trải nghiệm đa dạng dịch vụ về nha khoa. Trong đó phương pháp phục hình răng sứ trên Implant là phương pháp được ưa chuộng, với trụ Implant được nhập khẩu chính hãng, đảm bảo chất lượng tuyệt đối.
Ngoài ra, đơn vị trang bị hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất được nhập khẩu trực tiếp tại Mỹ, Châu Âu như: Máy chụp phim CT Cone Beam 3D, phần mềm Simplant 3D, máy in mẫu răng hàm mặt 3D… giúp tối ưu hóa thời gian trồng răng Implant và phục hình và đem lại kết quả điều trị chính xác.
Răng sứ được nhập khẩu chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nên Cô Chú, Anh Chị đảm bảo yên tâm 100%.
Bài viết trên đã giúp Cô Chú, Anh Chị trả lời câu hỏi bọc răng sứ bị nhức phải làm sao để điều trị hiệu quả. Đồng thời, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến bọc răng sứ bị đau nhức như: Mão sứ bị sai lệch, tật nghiến răng, chất lượng răng sứ không tốt, răng yếu… Nếu Cô Chú, Anh Chị muốn tìm hiểu thêm về phương pháp cấy ghép Implant, bọc răng sứ thì hãy theo dõi website của Dr. Care để tìm hiểu thêm các kiến thức hữu ích khác.
Xem thêm:
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.