Nước bọt có mùi hôi: Cách nhận biết và nguyên nhân

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Nước bọt có mùi hôi hay còn gọi là hôi miệng là vấn đề răng miệng gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Cô Chú, Anh Chị có thể dễ dàng nhận biết thông qua hơi thở của mình. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên tình trạng này không đơn giản chỉ là bệnh về răng miệng hay vấn đề vệ sinh mỗi ngày.

Tuyến nước bọt là gì? Chức năng của nước bọt

Tuyến nước bọt là tuyến ngoại tiết với nằm ở nhiều vị trí khác nhau trong giác mạc miệng. Trong đó, có 3 tuyến nước bọt chính là tuyến nước bọt dưới hàm, tuyến nước bọt dưới lưỡi và tuyến nước bọt mang tai.

Tuyến nước bọt là gì? Chức năng của nước bọt

Tuyến nước bọt hoạt động với vai trò chính là sản xuất nước bọt và tiết chế amylase, với các hoạt động gồm:

  • Vai trò tiêu hóa: Nước bọt chứa enzyme ptyalin trộn cùng thức ăn giúp củng cố vị giác và đảm bảo thủy phân tinh bột.

  • Vai trò nội biết: Nước bọt đảm bảo sự tăng sản cho các tổ chức như sụn, răng, tạo máu và hệ thống nội mô

  • Vai trò bảo vệ: Tuyến nước bọt đảm bảo cân bằng độ pH cho khoang miệng, cuốn trôi vi khuẩn, hỗ trợ tạo khoáng men răng. Bên cạnh đó, tuyến nước bọt còn có khả năng cầm máu và bít miệng vết thương hiệu quả.

Làm sao nhận biết được nước bọt có mùi hôi?

Nước bọt có mùi hôi là vấn đề gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nhận biết được mình đang gặp phải tình trạng này. Cô Chú, Anh Chị có thể nhận biết nước bọt có mùi hôi ngay tại nhà hay thăm khám tại Nha khoa.

Cách nhận biết tại nhà

Cách nhận biết tại nhà

Để nhận biết nước bọt có mùi hôi tại nhà, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện bằng những cách sau:

  • Sử dụng tăm bông để lấy mẫu nước bọt trong miệng, nếu tăm bông có mùi hôi hay chuyển sang màu vàng thì nước bọt sẽ có mùi hôi

  • Sử dụng chỉ nha cho vào kẽ răng, sau đó ngửi để xác định mùi của nước bọt

  • Hỏi ý kiến của mọi người xung quanh hoặc theo dõi phản ứng khi giao tiếp với họ

Chẩn đoán tại Nha khoa

Tại nha khoa, Bác sĩ thực hiện chẩn đoán nước bọt có mùi hôi bằng một số phương pháp sau:

  • Bác sĩ ngửi hơi thở của Cô Chú, Anh Chị khi có nghi ngờ về chứng hôi miệng, sau đó tiến hành đánh giá mùi theo thang cường độ gồm 6 bậc.

  • Cạo mặt sau của lưỡi, ngửi mùi để xác định mùi của nước bọt

  • Sử dụng máy kiểm tra nồng độ mùi để đánh giá chính xác mức độ của hôi miệng mà Cô Chú, Anh Chị đang gặp phải.

Sau khi xác định được mức độ hôi miệng, Bác sĩ tiếp tục thăm khám và kiểm tra nguyên nhân dẫn tới vấn đề này.

Nguyên nhân khiến nước bọt có mùi hôi?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nước bọt có mùi hôi. Bên cạnh mắc bệnh lý răng miệng như viêm tuyến nước bọt, viêm nướu, sâu răng thì chế độ ăn uống, vệ sinh cũng gây nên tình trạng này.

  • Do viêm tuyến nước bọt

  • Do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Do thức ăn có mùi

  • Do cơ thể lão hóa

  • Bệnh lý đường tiêu hóa

  • Bệnh về răng miệng

  • Bệnh về đường hô hấp

  • Do sử dụng thuốc

Do viêm tuyến nước bọt

Do viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý nhiều Cô Chú, Anh Chị gặp phải. Không chỉ gây rối loạn sự bài tiết nước bọt trong khoang miệng, bệnh này còn khiến nước bọt có mùi hôi. Cô Chú, Anh Chị bị viêm tuyến nước bọt có một số biểu hiện như sưng đỏ vùng má, hôi miệng, nước bọt tiết ra ít hơn.

Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.

Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 15.500.000/răng Implant cho đến 43.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nhiều Cô Chú, Anh Chị chưa có thói quen vệ sinh răng miệng tốt, thức ăn còn mắc tại kẽ răng là môi trường để vi khuẩn phát triển gây mùi trong khoang miệng. Thậm chí, một số Cô Chú, Anh Chị không vệ sinh răng miệng mỗi ngày, cao răng, mảng bám quanh răng dày lên không chỉ gây nên mùi hôi mà còn khiến răng lung lay, yếu dần.

Do thức ăn có mùi

Mùi của thức ăn hằng ngày cũng ảnh hưởng đến mùi của nước bọt. Những món ăn nặng mùi như hành, tỏi, mắm tôm, sầu riêng, … sẽ khiến hơi thở có mùi khó chịu hơn. Do đó, Cô Chú, Anh Chị ngay sau khi ăn những món có chứa thực phẩm nặng mùi nên vệ sinh răng miệng ngay để ngăn ngừa hôi miệng.

Do cơ thể lão hóa

Sự lão hóa của cơ thể sẽ khiến tuyến nước bọt hoạt động kém hiệu quả hơn, lượng nước bọt tiết ra ngày càng ít dẫn tới khô miệng. Vi khuẩn được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và gây mùi khó chịu.

Bệnh về răng miệng

Bệnh về răng miệng

Bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới nước bọt có mùi hôi. Vi khuẩn tích tụ từ vùng răng, nướu bị tổn thương khiến hơi thở có mùi khó chịu. Đi kèm cùng hôi miệng, người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu khác như đau nhức, sưng nướu, ê buốt răng.

Bệnh lý đường tiêu hóa

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa khá bổ biến, gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Khi bị trào ngược, dịch từ dạ dày sẽ trào lên thực quản, thậm chí là lên miệng mang theo acid và cả thức ăn. Acid có trong dịch dạ dày sẽ khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, gây ứ đọng nước bọt trong khoang miệng và tạo mùi khó chịu.

Bệnh về đường hô hấp

Hệ hô hấp có tác động trực tiếp tới miệng, hơi thở và nước bọt. Do đó, những người bị bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan, nhiễm trùng phổi thường có hơi thở với mùi hôi khó chịu dù được vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Mùi hôi của nước bọt còn thể hiện mức độ tiến triển của bệnh lý, bệnh càng nghiêm trọng mùi hôi khó chịu hơn.

Do sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể tạo mùi sau khi phân hủy như một số thuốc an thần, thuốc chứa nitrat, number, …Bên cạnh đó, một số loại thuốc tây y có thể làm giảm tiết nước bọt khiến khoang miệng bị khô. Điều này càng tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây nên hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, sâu răng.

Dùng hàm tháo lắp có gây hôi miệng không?

Hàm giả tháo lắp được nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn để phục hồi răng đã mất bởi chi phí rẻ, thời gian thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, sử dụng hàm tháo lắp lâu ngày có thể để lại những hệ quả khá nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng, trong đó biểu hiện rõ nhất là hôi miệng.

Dùng hàm tháo lắp có gây hôi miệng không?

Nguyên nhân chính khiến nước bọt có mùi hôi ở những Cô Chú, Anh Chị sử dụng hàm giả tháo lắp là do chất liệu của hàm. Các loại hàm giả hiện nay chủ yếu được làm bằng nhựa, có thể ngấm dung dịch. Do đó chỉ sau một thời gian sử dụng, dịch trong khoang miệng ngấm vào khung hàm và gây nên mùi hôi.

Ngoài ra, việc Cô Chú, Anh Chị không vệ sinh sạch sẽ hàm giả mỗi ngày, không tháo ra để vệ sinh, bảo quản đúng cách trước khi đi ngủ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển trên hàm giả. Từ đó gây nên mùi hôi khó chịu, sau khi mang vào sẽ khiến hơi thở có mùi hôi.

Trồng răng Implant ngăn chặn hôi miệng hiệu quả

Để khắc phục tình trạng sử dụng hàm giả tháo lắp có mùi hôi, Bác sĩ khuyên Cô Chú, ANh Chị nên phục hồi răng giả bằng phương pháp cấy ghép Implant. Trồng răng Implant hiện là giải pháp khôi phục răng đã mất tiên tiến, hiện đại nhất. Mỗi răng Implant có cấu tạo tương tự răng thật gồm 3 phần: chân răng là trụ Implant, mão sứ và khớp nối Abutment.

Trồng răng Implant ngăn chặn hôi miệng hiệu quả

Sở dĩ phương pháp này khắc phục được nhược điểm hôi miệng của hàm giả tháo lắp bởi chất liệu của vật liệu tạo nên răng. Trụ Implant được làm từ Titanium tinh khiết an toàn đối với sức khỏe con người, đảm bảo sử dụng lâu dài, bền chắc. Bề mặt răng giả có khả năng chống dính cao, ngăn ngừa thức ăn có thể bám mắc, không cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển.

Đồng thời, quá trình phục hồi răng là hoàn toàn độc lập, không gây tổn hại tới các răng thật còn lại trên hàm nên giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng là viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,

6 Cách ngăn ngừa nước bọt có mùi hôi

Tình trạng nước bọt có mùi hôi có thể ngăn ngừa bằng nhiều biện pháp khác nhau từ chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hằng ngày hay thăm khám tại Nha khoa. Quan trọng hơn, Cô Chú, Anh Chị cần điều trị triệt để những bệnh lý răng miệng, bệnh về tai mũi họng là nguyên nhân gây bệnh.

Nhai kẹo cao su cải thiện hôi miệng tức thì

Nhai kẹo cao su cải thiện hôi miệng tức thì

Nhai kẹo cao su là một trong những phương pháp cải thiện hôi miệng tức thì bởi hành động này giúp tăng tiết nước bọt giúp khoang miệng không bị khô. Bên cạnh đó, trong kẹo cao su chứa chất chứa mùi thơm giúp Cô Chú, Anh Chị có hơi thở thơm mát. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị chỉ nên nhai kẹo từ 1 - 2 lần/ ngày, tránh nhai liên tục có thể phản tác dụng.

Vệ sinh răng miệng tốt

Sau bữa ăn, Cô Chú, Anh Chị cần loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng bằng cách sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa. Cô Chú, Anh Chị cũng nên đổi kem đánh răng chứa nhiều Flour hơn giúp tăng khả năng khử khuẩn, đánh bay mùi hôi hiệu quả. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày giúp Cô Chú, Anh Chị có hơi thở thơm mát, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về răng miệng.

>> Xem thêm: Nên cấy ghép Implant ở đâu

Không hút thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, trong đó tiêu biểu là nicotin. Không chỉ khiến răng bị ố vàng, việc hút thuốc còn khiến hơi thở có mùi hôi nồng. Cô Chú, Anh Chị cần dừng hút thuốc nếu muốn cải thiện tình trạng hôi miệng. Đồng thời, không hút thuốc còn là cách Cô Chú, Anh Chị bảo vệ sức khỏe toàn thân, giảm nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, ung thư phổi.

Hạn chế thực phẩm có mùi

Cô Chú, Anh Chị nên hạn chế thực phẩm có mùi như sầu riêng, mắm tôm, hành, tỏi để ngăn ngừa hôi miệng. Để cải thiện mùi hơi thở sau khi ăn những thực phẩm này, Cô Chú, Anh Chị nên vệ sinh răng, sử dụng nước súc miệng hoặc nhai kẹo cao su. Mùi thơm có trong nước súc miệng, kẹo cao su sẽ làm giảm sự khó chịu của mùi thực phẩm.

Thay vì ăn các thực phẩm có mùi, Cô Chú, Anh Chị nên ưu tiên những thực phẩm như rau củ tươi, hoa quả để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào nướu và răng.

Uống nhiều nước

Mỗi ngày, Cô Chú, Anh Chị nên uống từ đủ 2,5 - 3 lít nước để đảm bảo hoạt động của tuyến nước bọt diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, việc uống nước còn giúp loại bỏ mảnh thức ăn thừa trong khoang miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Nhờ vậy tình trạng hơi thở có mùi sẽ được cải thiện.

Thăm khám Nha sĩ định kỳ

Quan trọng hơn Cô Chú, Anh Chị nên tới Nha khoa thăm khám để được Bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên nước bọt có mùi. Theo chỉ định Bác sĩ, Cô Chú, Anh Chị sẽ điều trị tận gốc bệnh lý là nguyên nhân, dứt điểm triệu chứng hôi miệng. Đồng thời, việc thăm khám răng miệng định kỳ còn giúp ngăn chặn bệnh về răng miệng từ giai đoạn sớm nhất, hạn chế biến chứng nguy hiểm như viêm tủy răng, mất răng có thể xảy ra.

Câu hỏi thường gặp khi nước bọt có mùi hôi

Nước bọt có mùi hôi khiến Cô Chú, Anh Chị e ngại khi giao tiếp, làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ xung quanh. Do đó, khi gặp phải tình trạng này, bên cạnh nguyên nhân và cách điều trị, Cô Chú, Anh Chị thường có câu hỏi như:

  • Dùng chanh có giúp giảm hôi miệng không?

  • Chỉ dùng nước súc miệng có hết hôi miệng không?

  • Nước bọt có mùi hôi có di truyền không?

Dùng chanh có giúp giảm hôi miệng không?

Dùng chanh có giúp giảm hôi miệng không?

Dùng chanh là một trong những cách giúp giảm hôi miệng tức thì. Trong chanh có chứa acid có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đồng thời, mùi thơm trong tinh dầu của chanh giúp Cô Chú, Anh Chị có hơi thở thơm tho.

Chỉ dùng nước súc miệng có hết hôi miệng không?

Chỉ dùng nước súc miệng có thể cải thiện hôi miệng nếu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do thức ăn và vấn đề vệ sinh răng miệng hằng ngày. Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị hôi miệng do bệnh về răng miệng, đường hô hấp, Cô Chú, Anh Chị bắt buộc phải điều trị bệnh lý.

Nước bọt có mùi hôi có di truyền không?

Một số Cô Chú, Anh Chị lo lắng nước bọt có mùi hôi do di truyền, tuy nhiên đây là hiểu lầm sai về tình trạng này. Theo American Academy of Pediatric Dentistry, tình trạng hôi miệng không phải là bệnh lý có thể di truyền từ mẹ sang con. Trẻ chỉ bị hôi miệng khi vệ sinh răng không sạch sẽ, mắc bệnh lý răng miệng hay bệnh về đường tiêu hóa. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần rèn thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày giúp bé có hàm răng chắc khỏe, trắng sáng.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề