Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH
CHUYÊN NGÀNH:
Nhức răng là một bệnh lý mà rất nhiều người gặp phải, có thể tái đi tái lại nhiều lần, gây nên tác động đến sức khỏe và trạng thái tinh thần nghiêm trọng. Nhức răng thường báo hiệu của các bệnh lý sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn,...Tình trạng đau nhức kéo dài ảnh hưởng đến dây thần kinh và có thể phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn. Vậy, khi nhức răng nên làm gì?
Nhức răng là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi: Nhức răng nên làm gì? Chúng ta cần biết được nhức răng là gì và do tác nhân nào gây ra. Nhức răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến, cảm giác nhức xuất hiện bên trong răng hoặc xung quanh bề mặt răng.
Đây là hậu quả của việc không vệ sinh sạch được các mảng bám thức ăn, khoang miệng trở thành một môi trường thuận lợi cho hại khuẩn xuất hiện và phá hủy men răng. Răng ngày càng bị hư hại, ảnh hưởng tủy răng, dẫn đến tình trạng nhức răng.
Cảm giác nhức răng thường đi kèm với một số cảm giác khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhức như:
Đau nhức cả răng và vùng nướu quanh răng.
Khi cắn răng xuất hiện cảm giác nhói lên.
Nhức buốt khi dùng đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh.
Nguyên nhân gây nhức răng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên nhức răng. Cô Chú, Anh Chị thường nghĩ đến các bệnh lý răng miệng như sâu răng hay viêm nha chu,... Đây là những nguyên nhân thường gặp. Tuy nhiên ở một số trường hợp bị nhức răng bởi những yếu tố ít gặp như gãy răng, nghiến răng.
Sâu răng
Viêm nướu, viêm nha chu
Mọc răng khôn
Áp xe răng
Viêm xoang
Nghiến răng
Gãy răng
Sâu răng
Sâu răng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Việc không vệ sinh răng miệng cộng thêm ăn các thực phẩm nhiều đường hay giàu tính axit khiến vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, men răng bị yếu đi theo thời gian, sử dụng các thực phẩm nóng lạnh, cứng, dai làm răng yếu đi. Khi này, vi khuẩn dễ dàng tấn công răng gây sâu răng. Răng sâu bắt đầu xuất hiện các lỗ sâu màu đen, nâu và cơn nhức răng kéo đến.
Viêm nướu, viêm nha chu
Viêm nướu, viêm nha chu cũng là một tác nhân phổ biến gây nhức răng. Đây là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm và diễn ra rất nhanh. Nướu bị viêm sưng đỏ, dễ chảy máu và rất nhạy cảm, khi nhai sẽ bị nhức răng. Dần dần nhiễm trùng nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương quanh răng, có khả năng dẫn đến nhiễm trùng khoang miệng và mất răng vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời.
Mọc răng khôn
Răng khôn mọc trễ nhất, khi mọc rất dễ mọc lệch, mọc ngầm gây nhức răng và ảnh hưởng các răng bên cạnh. Tình trạng nhức răng kéo dài âm ỉ và lặp lại nhiều lần. Khi mọc răng còn làm sưng lợi, khi đau đớn ở cường độ mạnh hơn sẽ cảm thấy nhức nhối dữ dội, phát sốt và nổi hạch ở khu vực cổ.
Ở những trường hợp nghiêm trọng, răng khôn bị áp xe xuất hiện mủ trắng và cảm giác nhức, khó chịu.
Áp xe răng
Khi bị áp xe chắc chắn đi kèm với nhức răng. Chân răng khi này bị nhiễm trùng, nướu răng bị viêm. Áp xe răng còn nguy hiểm hơn khi có thể dẫn đến nguy cơ viêm tủy, viêm xương, tiêu xương và mất răng.
Viêm xoang
Viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang hàm đa số là do nguyên nhân nhiễm khuẩn răng miệng gây ra, ngược lại viêm xoang hàm cũng tác động đến răng. Khi viêm xoang, các mô niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, khiến các răng gần vùng xoang bị đau, như là răng hàm trên và răng cấm. Nhức răng tăng về đêm, làm bệnh nhân mất ngủ. Giai đoạn cấp tính tình trạng viêm xoang hàm lan đến chân răng có thể khiến răng lung lay, nhức răng, nhất là khi chạm vào chân răng. Đồng thời có nguy cơ rụng răng.
>> Xem thêm: Nên cấy ghép Implant ở đâu
Nghiến răng
Thói quen nghiến răng khi ngủ làm men răng bị mòn, có khả năng bị nứt gãy dẫn đến hư hại răng, sâu răng. Khi nghiến răng, lực cắn tăng gấp 10 lần lực nhai bình thường và thời gian nghiến răng có thể lên đến 40 phút trong 1 giờ. Các cơ, khớp phải hoạt động một cách liên tục, cảm giác nhức răng sẽ xuất hiện kèm theo đau các cơ vùng hàm dưới, đau đầu, cổ và khớp thái dương hàm.
Gãy răng
Răng có thể bị gãy bởi nhiều tác động như tai nạn, tập thể thao, nhai các đồ vật cứng như nắp chai,... Răng bị gãy thì phần bên trong không được bảo vệ, ngà răng dễ lộ ra, răng nhạy cảm hơn. Khi ăn nhai, thay đổi nhiệt độ khoang miệng răng rất dễ bị nhức, buốt. Vi khuẩn sâu răng cũng dễ dàng tấn công hơn, nguy cơ nhiễm trùng răng, áp xe răng cũng tăng cao.
Các biểu hiện của bệnh nhức răng
Biểu hiện của bệnh lý nhức răng đầu tiên chính là cơn nhức răng xuất hiện. Mức độ nhức và thời gian nhức cũng không đồng nhất ở mỗi người. Nhức răng từng đợt hoặc kéo dài âm ỉ. Tuy nhiên, để xác định chính xác hơn thì có thể căn cứ vào các biểu hiện phổ biến như:
Nhức răng, cảm giác răng bị buốt, cơn đau tăng lên khi ăn nhai và chịu tác động như va chạm, đụng vào vùng đau.
Răng nhạy cảm với nhiệt độ.
Vùng nướu quanh răng bị sưng đỏ, có thể chảy máu khi đánh răng hoặc ăn uống.
Sốt, nhức đầu, miệng có mùi hôi.
Răng bị đổi màu, có vết nứt hoặc lõm ở bề mặt răng.
Trường hợp nặng có thể dẫn đến há miệng bị hạn chế, đau nhức xương hàm, mặt.
Cấy ghép răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá cấy ghép Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Nhức răng nên làm gì?
Từ các nguyên nhân và biểu hiện đau nhức chúng ta sẽ biết được chính xác nhức răng nên làm gì. Nhờ đó mà giúp giảm bớt khó chịu một cách nhanh chóng. Khi các cơn nhức răng xuất hiện ở mức độ nhẹ có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tại nhà. Tuy nhiên, Cô Chú, Anh Chị vẫn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để kiểm tra tình trạng răng miệng sớm.
Cách giảm đau nhức răng tại nhà đơn giản
Nhức răng khi nào nên gặp bác sĩ?
Cách giảm đau nhức răng tại nhà đơn giản
Khi bị nhức răng, Cô Chú, Anh Chị có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để xoa dịu cảm giác nhức buốt khó chịu đi lập tức. Một số mẹo dân gian thường được áp dụng như:
Tinh dầu đinh hương: Thành phần chính của đinh hương là Eugenol, một chất có đặc tính giảm đau, khử trùng. Do đó tinh dầu đinh hương được sử dụng như một cách chữa nhức răng tại nhà hiệu quả. Pha loãng một giọt tinh dầu với một muỗng cà phê dầu ô liu và dùng bông gòn thấm ướt. Đắp miếng bông lên vị trí răng đau và cắn lại. Lưu ý phải pha loãng vì tinh dầu đinh hương rất mạnh, có thể gây bỏng miệng.
Tỏi: Đây là một nguyên liệu quá quen thuộc trong căn bếp mỗi nhà. Đồng thời tỏi được biết đến với tác dụng kháng khuẩn và diệt một số vi khuẩn gây nhức răng. Có thể trực tiếp nhai một tép tỏi tươi đã bóc vỏ hoặc ép nát tỏi, trộn với ít muối và đặt vào vị trí đau. Allicin được giải phóng giúp tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện nhức răng hiệu quả.
Baking soda: Tính chất kháng khuẩn của baking soda - hợp chất Natri Bicacbonat (NaHCO3) - có thể cải thiện tình trạng nhiễm trùng răng, viêm nướu và giúp giảm nhức răng hiệu quả. Sử dụng bông gòn ẩm nhúng vào baking soda và đặt lên vị trí răng bị tổn thương. Hoặc có thể pha 1 thìa cà phê bột với nước ấm để súc miệng.
Nhức răng khi nào nên gặp bác sĩ?
Dù các cơn đau được làm giảm bớt tại nhà, cảm giác nhức răng dịu đi thì thực tế cơn nhức vẫn có thể tái diễn bất cứ lúc nào nếu không loại bỏ được nguồn gốc gây bệnh. Trong tình trạng nhức răng không được điều trị tốt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc ăn uống mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi gặp những trường hợp sau đây, nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt:
Tình trạng nhức răng kéo dài hơn 1 - 2 ngày.
Nhức răng xuất hiện với tần suất tăng dần và ngày càng dữ dội hơn.
Sốt, đau tai hoặc bị khó khăn khi mở miệng.
Chảy máu chân răng, xuất hiện mủ và dấu hiệu nhiễm trùng răng. Răng nhiễm trùng có thể lây lan sang lân cận, đi theo đường máu đến các bộ phận khác rất nguy hiểm.
Chẩn đoán và phương pháp điều trị nhức răng tại nha khoa
Lời khuyên là Cô Chú, Anh Chị nên đặt lịch hẹn khám với các nha sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị tận gốc tình trạng nhức răng. Nhiều người e ngại việc đến nha khoa và sợ tác động của các phương pháp điều trị lên răng thật. Tuy nhiên, các trung tâm răng miệng uy tín sẽ giúp mọi người có được giải pháp an toàn và hiệu quả về lâu dài.
Chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán là bắt buộc để tìm ra nguyên nhân gây nhức răng. Bác sĩ cần xem xét bệnh sử của Cô Chú, Anh Chị và nắm các thông tin cụ thể về mức độ và tần suất đau, nhức răng bao lâu, vị trí nhức, các phương pháp đã áp dụng,...
Tiếp đến bác sĩ sẽ tiến hành việc kiểm tra tổng quát răng miệng, nướu, hàm, họng, xoang, tai, mũi và cả phần cổ. Chụp X-quang để xác định chính xác vị trí nhức răng và nguyên nhân nhức.
Phương pháp điều trị tại nha khoa
Sau khi chẩn đoán và đưa ra được phương pháp điều trị thích hợp dựa trên nguyên nhân gây nhức răng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh và tiến hành chữa trị. Nguyên tắc là loại bỏ hoàn toàn sự nhiễm trùng, điều trị thương tổn và bảo vệ khu vực nhạy cảm khỏi tác nhân gây hại. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có các cách điều trị riêng:
Sâu răng:
Với các lỗ sâu nhỏ, nông bác sĩ có thể loại bỏ hoàn toàn phần mô cứng đen sâu, sau đó trám răng để lấp đầy vị trí vừa nạo, khôi phục lại răng như ban đầu và ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục tấn công vào vị trí răng tổn thương đó.
Nếu sâu xâm nhập đến buồng tủy thì cần thực hiện điều trị tủy, nghĩa là loại bỏ tủy răng và các dây thần kinh, mạch máu ở khu vực này, vệ sinh sạch và hàn lại bằng vật liệu trơ. Để bảo vệ răng thì bác sĩ sẽ bọc răng sứ. Sau khi mài phần răng bị sâu thành cùi răng, bọc sứ cứng chắc bên ngoài giúp khôi phục khả năng ăn nhai như bình thường. Mão sứ bên ngoài còn có tác dụng bảo vệ phần cùi răng bên trong khỏi tác nhân gây hại, nhất là khi răng mất tủy bị giòn yếu và rất dễ gãy mẻ.
Áp xe răng, viêm nha chu:
Nhiễm trùng có xu hướng phát triển bên trong nên cần dùng kháng sinh kết hợp với các thủ thuật giải quyết ổ nhiễm trùng: Dẫn lưu mủ và xử lý vết thương, sát trùng để đảm bảo loại bỏ mầm bệnh. Mặt khác, bác sĩ có thể để Cô Chú, Anh Chị sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine để hỗ trợ quá trình phục hồi. Nếu không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy.
Gãy răng:
Tùy vào mức độ gãy mà bác sĩ sẽ có những phương pháp phục hồi răng khác nhau. Nếu vị trí gãy không gần chân răng, phần thân răng còn lại đủ lớn thì bác sĩ có thể bọc răng sứ cho răng gãy.
Nếu răng gãy quá nhiều, không thể mài trụ răng để giữ mão sứ thì phải nhổ bỏ chân răng và tiến hành trồng răng giả. Có 3 phương pháp trồng răng giả phổ biến nhất hiện nay là Răng giả tháo lắp, Cầu răng sứ và Trồng răng Implant.
Trong đó trồng răng Implant là giải pháp được ưa chuộng nhất. Trụ Implant tích hợp vào xương giúp ngăn chặn tiêu xương hàm. Mão sứ cứng chắc, màu sắc và hình dáng tự nhiên giúp khôi phục khả năng nhai và thẩm mỹ. Đồng thời không gây tác động đến các răng bên cạnh và có tuổi thọ lâu dài (hơn 20 năm).
Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.
Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 15.500.000/răng Implant cho đến 43.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic.
Cách phòng ngừa nhức răng
Nhức răng có thể được phòng ngừa bằng cách chăm sóc tốt răng miệng, vệ sinh đúng cách để loại bỏ mảng bám. Đồng thời cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng sức khỏe răng miệng nói riêng và sức đề kháng nói chung.
Đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng nước muối hoặc dung dịch súc miệng kết hợp chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch các mảng bám trên răng.
Dùng bàn chải lông mềm để chải răng theo chuyển động tròn và thay bàn chải 3 - 4 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh và tránh việc bàn chải xơ chai gây tổn thương răng nướu.
Ăn uống theo chế độ lành mạnh, cân đối, bổ sung thực phẩm như: sữa và các thực phẩm từ sữa bổ sung canxi, phosphat, vitamin D; các loại hạt có omega 3, canxi, vitamin E như óc chó, hạnh nhân,...
Tình trạng nhức răng xuất hiện khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh là rất thường gặp. Do đó có thể áp dụng một số biện pháp như chuyển sang dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm. Tránh thực phẩm quá nóng, lạnh và có tính axit cao.
Tránh hút thuốc và các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có gas,...
Giữ cho tâm trạng thoải mái bằng thói quen lành mạnh như tập thể dục điều độ, yoga, thiền, nghe nhạc, các chuyến dã ngoại tiếp xúc với thiên nhiên,... để tránh stress, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe, áp lực gây nghiến răng và suy nhược cơ thể.
Hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được chăm sóc vệ sinh răng miệng thường xuyên, tối thiểu 6 tháng/lần.
Các câu hỏi thường gặp về nhức răng?
Nhức răng đem đến những rắc rối không nhỏ. Hơn nữa không phân biệt tuổi tác, giới tính, độ tuổi, mọi người đều có khả năng bị nhức răng. Một số câu hỏi liên quan đến nhức răng thường gặp sẽ được đề cập ở phần này.
Nhức răng do sâu khi nào phải nhổ?
Thông thường khi nhức răng do sâu, bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn răng. Việc mất răng ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc hàm răng. Tuy nhiên, nếu răng sâu quá nặng, nhức răng dữ dội, phần sâu ăn vào chân răng, tụt lợi, viêm nha chu, răng khôn bị sâu,... có nguy cơ ảnh hưởng đến các răng lân cận thì nhổ răng là giải pháp tốt nhất. Việc cố giữ răng lại có thể khiến các mảng bám tiếp tục tích tụ, dẫn đến áp xe gây nhức và sốt, thậm chí nhiễm trùng máu gây tử vong.
Có nên dùng thuốc giảm đau khi bị nhức răng?
Khi nhức răng có thể dẫn đến đau đầu, đau hai bên thái dương. Mọi người có thể dùng thuốc paracetamol để giảm đau tạm thời khi chưa thể đi khám. Loại thuốc này khá an toàn với mọi người. Tuy nhiên không nên dùng quá 5 lần và quá 4g trong vòng 24 giờ.
Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ là tạm thời, tốt nhất là đến bác sĩ sớm. Phương pháp điều trị nhức răng tốt nhất chính là tìm và loại bỏ nguyên nhân gây triệu chứng nhức răng.
Đang bị nhức răng nên ăn gì?
Khi đang nhức răng nên ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt như súp, cháo để không gây kích thích lên mô nướu hay làm chân răng tổn thương. Các món ăn này cần kết hợp các nguyên liệu dinh dưỡng cân bằng (đạm, tinh bột, xơ, chất béo).
Lưu ý tăng cường bổ sung rau xanh. Chất xơ trong rau giúp giảm độ axit trong miệng, hỗ trợ làm sạch mảng bám và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Các loại trái cây giàu vitamin giúp giảm tình trạng chán ăn khi nhức răng, tăng sinh nước bọt.
Sử dụng các loại cá thay thế cho các loại thịt vì cá có kết cấu mềm, dễ nhai nuốt và tốt cho sức khỏe. Cá cung cấp đạm, canxi giúp cải thiện sức khỏe răng, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng răng lung lay.
Bổ sung một số thực phẩm có khả năng chống viêm như gừng, nghệ, mật ong. Đồng thời uống nhiều nước (uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày)
Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm về chủ đề Implant, đừng bỏ lỡ nội dung sau đây:
Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic
Để hiểu hơn về cách phục hồi răng bị nhổ mất bằng phương pháp trồng răng Implant, đảm bảo chất lượng cấy ghép nhằm hạn chế nguy cơ tiêu xương hàm, vui lòng liên hệ Dr. Care - Implant Clinic - Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.
Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Giờ làm việc:
+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM
+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.