Răng khôn bị sâu: Cách trị sâu và giảm đau nhức hiệu quả

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Bác sĩ Nguyễn Trung KhánhBác sĩ Nguyễn Trung Khánh

Bác sĩ CKI
NGUYỄN TRUNG KHÁNH


CHUYÊN NGÀNH:

Trồng răng ImplantHồi phục vùng xương hàmNha khoa bảo tồnCấy ghép Implant toàn hàm
Mục lục nội dung

Răng khôn bị sâu không chỉ gây nên những cơn đau nhức khó chịu, phù nề nướu mà còn tăng nguy cơ biến chứng áp xe răng, hoại tử xương hàm. Nhổ răng khôn bị sâu là cách điều trị phổ biến được nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn bởi răng không không giữ vai trò quan trọng trên hàm.

Răng khôn là răng nào? Mỗi người có bao nhiêu răng khôn?

Răng khôn là răng nào? Mỗi người có bao nhiêu răng khôn?

Răng khôn là tên gọi khác của răng số 8, là răng xuất hiện cuối cùng trên hàm và thường mọc ở người có độ tuổi từ 17 - 25. Thông thường, người trưởng thành có đủ 32 răng sẽ có 4 răng khôn, 2 răng khôn hàm trên và 2 răng khôn hàm dưới. Tuy nhiên, nhiều Cô Chú, Anh Chị bị khiếm khuyết 4 răng khôn, chỉ còn 28 răng trên hàm.

Răng khôn ở hàm dưới thường có 2 chân răng (1 chân ở gần giữa răng được gọi là chân gần giữa và 1 chân ở xa giữa răng được gọi là chân xa giữa). Răng khôn ở hàm trên thường có 3 chân, nhiều hơn răng khôn hàm dưới 1 chân răng.

Răng khôn thường không có vai trò quan trọng trên hàm bởi vị trí răng mọc trong cùng và thời gian mọc răng muộn hơn các răng khác. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm do không đủ khoảng trống còn gây nên nhiều bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, sưng nướu,…

Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu

Dấu hiệu nhận biết răng khôn bị sâu 

Răng khôn bị sâu khá dễ nhận biết bởi dấu hiệu là những cơn đau nhức kéo dài, bề mặt có đốm nâu. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị cần chú ý tới các dấu hiệu khác như:

  • Xuất hiện đốm nâu đen: Do vi khuẩn tấn công bào mòn men răng, hủy khoáng nên bề mặt răng xuất hiện các đốm nâu đen. Dấu hiệu này thường khá dễ nhận biết và là dấu hiệu điển hình của sâu răng.

  • Răng khôn đau nhức kéo dài, vùng nướu quanh răng bị sưng lớn do sự tấn công của vi khuẩn tới các mô mềm.

  • Răng ê buốt khi ăn đồ chua, nóng hoặc lạnh bởi lớp men răng bị bào mòn, dây thần kinh phía trong răng tiếp xúc nhiều hơn với bên ngoài.

  • Hơi thở có mùi do vi khuẩn tích tụ tại vùng răng khôn bị sâu gây nên, khiến Cô Chú, Anh Chị e ngại khi giao tiếp.

Nguyên nhân răng khôn (răng số 8) bị sâu

Nguyên nhân răng khôn (răng số 8) bị sâu

Răng khôn bị sâu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cách vệ sinh răng miệng hằng ngày chưa đúng cách là nguyên nhân hàng đầu:

  • Vị trí răng: Răng khôn có vị trí trong cùng của hàm, rất khó để vệ sinh sạch hoàn toàn nên nguy cơ sâu răng cao hơn so với các răng còn lại. Cao răng tích tụ lâu dài là cơ hội để vi khuẩn phát triển tấn công, phá hủy men răng dẫn tới sâu răng.

  • Răng khôn mọc lệch: Răng khôn mọc lệch, xiên ngang các răng bên cạnh tạo nên khe hở khiến thức ăn dễ mắc kẹt và rất khó làm sạch. Từ đó, vi khuẩn phát triển tấn công gây nên sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...

  • Vệ sinh răng không không đúng cách: Cô Chú, Anh Chị vệ sinh răng miệng không đúng cách, thậm chí là không vệ sinh răng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sâu răng khôn. Mảng bám không được làm sạch triệt để dẫn tới khoáng hóa vôi răng, vi khuẩn Streptococcus mutans tấn công hủy khoáng.

  • Sâu răng khôn do hình dạng răng: Bề mặt răng khôn lớn với nhiều rãnh nhỏ là cơ hội vệ vi khuẩn tích tụ lại. Hình dáng răng cùng với vị trí và hướng mọc răng là điều kiện thuận lợi tăng nguy cơ sâu răng, sưng nướu,…

Răng khôn (răng số 8) bị sâu có nguy hiểm không?

So với răng ở những vị trí khác trên cung hàm, răng khôn có chân răng sâu và cứng chắc hơn. Nhưng trên thực tế, răng số 8 hầu như không giữ bất cứ chức năng sinh lý nào. Do đó, sâu răng khôn hầu như không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh lý của răng.

>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care

Tuy nhiên do chân răng dài, nằm sâu bên dưới cung hàm nên tình trạng sâu răng số 8 thường gây đau nhức nhiều. Một số Cô Chú, Anh Chị có thể bị sốt, nổi hạch và cứng hàm do răng số 8 bị sâu nặng.

  • Răng khôn bị tổn thương nặng gây đau nhức dữ dội, sốt

  • Răng số 8 bị sâu ảnh hưởng đến răng số 7

  • Răng khôn bị sâu khiến chức năng ăn nhai giảm sút

  • Áp xe chân răng, viêm nha chu, hoại tử xương hàm và nướu

  • Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hiệu suất học tập, lao động

  • Viêm xoang và kích thích các bệnh nội khoa bùng phát

Răng khôn (răng số 8) bị sâu có nguy hiểm không? 

Răng khôn bị tổn thương nặng gây đau nhức dữ dội, sốt

Sâu răng khôn không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tổn thương tủy gây nên đau nhức và kèm theo sốt cao. Cô Chú, Anh Chị có những biểu hiện bị sốt trên 38 độ, đau nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn.

Đặc biệt, với trường hợp đau răng gây sốt do sâu răng diễn ra song song với chết tủy, tiêu chân răng… nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất răng, xấu nhất có thể làm liệt hàm. Chính vì vậy, Cô Chú, Anh Chị nên đến ngay nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Răng số 8 bị sâu ảnh hưởng đến răng số 7

Răng khôn là răng mọc cuối cùng trên hàm nên chúng không có đủ khoảng trống để phát triển. Do đó, răng chỉ mọc nhú lên một chút, bị lợi trùm lên hay thậm chí là mọc chèn sang răng số 7 bên cạnh.

Không chỉ có vậy, vì răng số 8 mọc ở góc trong cùng nên việc vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hoen, từ đó dễ gây sâu răng, viêm nhiễm và gặp các bệnh về nướu. Nghiêm trọng hơn, trường hợp sâu răng số 8 còn có thể lây lan vi khuẩn sang răng số 7 khiến răng số 7 cũng sẽ bị sâu theo.

Răng khôn bị sâu khiến chức năng ăn nhai giảm sút

Răng khôn mọc lệch, bị sâu gây nên những cơn đau nhức khó chịu. Cơn đau kéo dài khiến khả năng ăn nhai suy giảm, Cô Chú, Anh Chị không thể ăn được các món có độ cứng, dai dẻo và kiêng khem nhiều món ăn yêu thích.

Lâu dài, Cô Chú, Anh Chị sẽ có biểu hiện chán ăn, kén ăn sẽ khiến cơ thể bị suy nhược do không có đủ chất dinh dưỡng.

Áp xe chân răng, viêm nha chu, hoại tử xương hàm và nướu

Áp xe chân răng, viêm nha chu, hoại tử xương hàm và nướu 

Vi khuẩn tấn công từ men răng vào ngà răng, sau đó là tấn công tủy răng gây tổn thương tủy. Từ tủy răng, vi khuẩn sinh sôi và phát triển sẽ lan dần xuống xương hàm và nướu lợi. Nếu không điều trị sâu răng khôn kịp thời, Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn răng miệng, viêm nha chu, thậm chí là hoại tử xương hàm và các mô nướu.

Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hiệu suất học tập, lao động

Sâu răng khôn gây nên những cơn đau nhức khó chịu. Nhất là khi đi ngủ, Cô Chú, Anh Chị nằm nghiêng về phía răng khôn bị sâu khiến cơn đau nặng hơn, chất lượng giấc ngủ suy giảm. Từ đó, hiệu suất học tập, lao động của Cô Chú, Anh Chị cũng dần giảm xuống.

Viêm xoang và kích thích các bệnh nội khoa bùng phát

Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị sâu răng khôn hàm trên có nguy cơ viêm xoang và các bệnh nội khoa khác. Vi khuẩn từ răng khôn bị sâu lây lan mạnh lên vùng xoang hàm là nguyên nhân chính dẫn tới viêm xoang. Nếu không điều trị kịp thời, vi khuẩn có hại còn kích thích các bệnh nội khoa bùng phát như viêm họng, viêm giác mạc,…

Xử lý răng khôn bị sâu bằng cách nào? Có nên nhổ bỏ răng khôn?

Khi bị sâu răng khôn, nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn phương pháp nhổ răng bởi răng số 8 không có vai trò quan trọng trên hàm. Tuy nhiên không phải trường hợp sâu răng khôn nào cũng phải nhỏ bỏ. Đối với trường hợp sâu răng nhẹ, Bác sĩ thường chỉ định phương pháp điều trị bảo tồn.

  • Sử dụng các loại thuốc tăng cường men răng

  • Trám răng khôn bị sâu, trường hợp răng khôn mọc thẳng

  • Điều trị nội nha nếu răng khôn mọc thẳng, muốn bảo tồn răng

  • Nhổ bỏ răng khôn bị sâu chấm dứt tình trạng đau nhức, viêm nhiễm

Xử lý răng khôn bị sâu bằng cách nào? Có nên nhổ bỏ răng khôn?

Sử dụng các loại thuốc tăng cường men răng

Sử dụng thuốc tăng cường men răng cho những trường hợp sâu răng nhẹ, các lỗ sâu răng chưa phát triển lớn. Nếu Cô Chú, Anh Chị cảm thấy đau nhức, Bác sĩ sẽ chỉ định thêm sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh.

Một số loại thuốc được sử dụng khi điều trị răng khôn bị sâu như: Gel florua, nước súc miệng chứa chlorhexidine, thuốc uống giảm đau, kháng sinh,…

Trám răng khôn bị sâu, trường hợp răng khôn mọc thẳng

Trường hợp răng khôn mọc thẳng không ảnh hưởng tới các răng bên cạnh, Bác sĩ sẽ chỉ định trám răng để bảo tồn tối đa răng thật trên hàm. Trước khi trám răng, Cô Chú, Anh Chị phải chụp X - Quang để kiểm tra mức độ sâu răng. Bác sĩ làm sạch vùng răng bị sâu, sau đó dùng vật liệu chuyên dụng trám kín bề mặt. Cuối cùng là dùng tia laser để giúp vật liệu trám răng bám chắc với răng thật.

Điều trị nội nha nếu răng khôn mọc thẳng, muốn bảo tồn răng

Điều trị nội nha nếu răng khôn mọc thẳng, muốn bảo tồn răng

Trường hợp răng khôn mọc thẳng bị sâu tới tủy răng, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội nha để bảo tồn răng thật.

Bác sĩ thực hiện làm sạch phần tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm, sau đó tiến hành trám bít ống tủy để ngăn chặn sâu răng tiếp diễn. Răng sau khi điều trị tủy được phục hình như ban đầu. Tuy nhiên, sức khỏe răng sẽ yếu và nhạy cảm hơn bởi đã mất một phần tủy răng là cơ quan nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant tại tphcm

Nhổ bỏ răng khôn bị sâu chấm dứt tình trạng đau nhức, viêm nhiễm

Nhổ răng khôn bị sâu là lựa chọn ưu tiên của nhiều Cô Chú, Anh Chị, nhất là trường hợp răng khôn mọc ngầm, xô lệch vào răng số 7. Hay khoảng cách giữa các răng khá xa nhau dẫn tới dễ mắc kẹt thức ăn.

Bên cạnh đó, trường hợp sâu răng nặng không thể áp dụng các biện pháp bảo tồn, vùng nướu quanh răng xuất hiện các túi mủ thì nhổ răng là biện pháp điều trị dứt điểm tốt nhất.

Trước khi nhổ răng khôn, Cô Chú, Anh Chị tiến hành chụp phim X - Quang và thăm khám lâm sàng. Sau đó sử dụng thuốc gây tê, giảm đau để quá trình nhổ răng nhẹ nhàng, thoải mái hơn. Bác sĩ tiến hành mở mô nướu và nhổ răng khôn khỏi cung hàm, cuối cùng là khâu vết thương và cầm máu.

>> Xem thêm: 5 cách làm giảm đau răng

3 phương pháp nhổ răng khôn bị sâu phổ biến

Hiện nay, y khoa đã có sự phát triển vượt bậc, các phương pháp nhổ răng khôn hiện đại được đưa vào áp dụng giúp người bệnh có quá trình điều trị nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Sau đây là 3 phương pháp nhổ răng khôn phổ biến:

  • Nhổ răng khôn bị sâu bằng kìm

  • Nhổ răng khôn bị sâu bằng đòn bẩy

  • Nhổ răng khôn bị sâu bằng máy siêu âm Piezotome

Nhổ răng khôn bị sâu bằng kìm

Đây là phương pháp lâu đời nhất được áp dụng phổ biến trong nhổ răng. Bác sĩ sử dụng kìm chuyên dụng trong y khoa để tiến hành nhổ bỏ răng khôn. Trước khi nhổ, Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây tê cục bộ, sau đó đưa mỏ kìm vào răng, tác động lực để lấy răng khôn ra ngoài.

Nhổ răng khôn bị sâu bằng bẩy

Bác sĩ sử dụng bẩy để làm rộng ổ răng và huyệt ổ giúp quá trình nhổ răng khôn bị sâu dễ dàng hơn. Đây là phương pháp sử dụng phổ biến với trường hợp răng không mọc ngang. Bác sĩ sẽ kết hợp khéo léo cả bẩy và kìm trong quá trình nhổ răng với quy trình gồm:

  • Mở nướu để thấy được chân răng khôn cần nhổ

  • Sử dụng bẩy đưa vào để bẩy chân răng từ ngoài vào trong, kết hợp sử dụng kìm để lấy răng khôn ra ngoài.

Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.

Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 15.500.000/răng Implant cho đến 43.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Nhổ răng khôn bị sâu bằng máy siêu âm Piezotome

Nhổ răng khôn bị sâu bằng máy siêu âm Piezotome

Sử dụng máy siêu âm Piezotome để nhổ răng khôn là phương pháp hiện đại nhất với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với nhổ răng bằng kìm hay bằng bẩy.

Máy siêu âm có tần số chọn lọc từ 28 - 36Khz với đầu mũi khoan mảnh hạn chế tổn thương tới mô mềm trong khi nhổ răng. Cô Chú, Anh Chị không phải chịu cảm giác đau đớn, khó chịu trong suốt quá trình này. Nhờ hạn chế tổn thương mô mềm nên sau khi nhổ răng, vết thương cũng mau lành hơn, bảo vệ tối đa xương ổ răng.

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn bị sâu?

Một số lưu ý sau khi nhổ răng khôn bị sâu?

Sau khi nhổ răng khôn bị sâu, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế nói chuyện, ăn nhai, nhịn hắt hơi và ho vì những cử động cơ hàm sẽ khiến vết thương chảy nhiều máu hơn.

  • Không sử dụng ngón tay, dụng cụ không đảm bảo vô trùng chạm vào vết thương vì có thể dẫn tới nhiễm trùng.

  • Cô Chú, Anh Chị cần sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo đúng chỉ định của Bác sĩ để vết thương nhanh chóng phục hồi.

  • Trong vòng 24 giờ đầu sau nhổ răng, Cô Chú, Anh Chị chỉ nên sử dụng nước muối để làm sạch khoang miệng. Sau đó có thể chải răng, nhưng lưu ý thao tác nhẹ nhàng, hạn chế tổn thương tới vùng răng vừa nhổ.

  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tham gia hoạt động thể thao như chạy bộ tránh làm ảnh hưởng tới vết thương.

  • Nên ăn những món mềm, dễ nhai nuốt, hạn chế các món ăn nóng, lạnh, quá cay, chua,...

  • Đặc biệt, Cô Chú, Anh Chị tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc lá trong vòng 1 tuần sau khi nhổ răng khôn.

  • Cô Chú, Anh Chị cần tới Nha khoa uy tín thăm khám ngay khi thấy dấu hiệu bất thường tại khu vực nhổ răng.

Cách giảm đau tạm thời khi răng khôn bị sâu

Sâu răng khôn gây nên cảm giác đau nhức khó chịu, gây mất ngủ và suy giảm chất lượng cuộc sống, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện giảm đau răng khôn bị sâu tạm thời bằng một số biện pháp tại nhà như sau:

  • Súc miệng bằng nước muối ấm

  • Chườm lạnh hay chườm đá giảm đau nhức, phù nề

  • Chế độ ăn uống hợp lý khi răng khôn bị sâu

  • Sử dụng túi trà cải thiện đau răng

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối ấm có khả năng sát trùng hiệu quả, từ đó giảm viêm và sưng đau tại vị trí răng khôn bị sâu. Cô Chú, Anh Chị súc miệng nước muối từ 2 - 3 lần/ ngày có tác dụng giảm đau nhức, ngăn ngừa hôi miệng, ứ mủ quanh ổ răng.

Chườm lạnh hay chườm đá giảm đau nhức, phù nề

Đá lạnh giúp làm tê hệ thống dây thần kinh quanh răng, từ đó giảm đau nhức. Bên cạnh đó, chườm đá lạnh còn giúp giảm sự phù nề của nướu, đặc biệt là cầm máu hiệu quả nếu Cô Chú, Anh Chị đã nhổ răng khôn.

Chế độ ăn uống hợp lý khi răng khôn bị sâu

Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý đến chế độ ăn uống để giảm những biểu hiện ê buốt, đau nhức do răng khôn bị sâu. Nên ăn những món mềm, thanh đạm, chứa nhiều vitamin từ rau củ trái cây. Hạn chế đồ ăn có chứa nhiều acid, đường, đặc biệt là các món cứng, khô.

Sử dụng túi trà cải thiện đau răng

Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng túi trà để giảm đau răng tạm thời. Một số nghiên cứu năm 2016 đến từ nhiều nước Châu Âu đã chỉ ra, chất tanin trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Cô Chú, Anh Chị đặt túi trà đã pha vào tủ lạnh. Sau 15 phút, lấy túi trà ra và áp túi lên vùng nướu bị sưng đỏ do mọc răng khôn. Đây là cách chữa đau răng đơn giản và an toàn có thể áp dụng phương pháp này mỗi ngày mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng khôn hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa sâu răng khôn hiệu quả

Sâu răng khôn hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu Cô Chú, Anh Chị lưu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Bên cạnh đó, nhổ răng khôn là lựa chọn của nhiều người:

  • Chải răng đều đặn từ 2 - 3 lần/ ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, bàn chải kẽ để làm sạch mảng bám quanh răng. Đồng thời, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch.

  • Hạn chế ăn đồ ngọt, nước uống có ga, đồ ăn có tính acid cao làm hỏng men răng, tăng nguy cơ sâu răng khôn.

  • Bổ sung khoáng chất, vitamin cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D là những thành phần chính cấu tạo nên răng.

  • Thăm khám răng miệng định kỳ tại Nha khoa từ 3 - 6 tháng/ lần để kiểm soát sức khỏe răng miệng, điều trị kịp thời bệnh lý có thể gặp phải.

  • Nhổ răng khôn: Nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn cách làm này để ngăn ngừa mọi vấn đề do răng khôn gây nên. Độ tuổi phù hợp để nhổ răng khôn từ 18 - 25 tuổi khi chân răng hình thành được 2/3. Nếu trên 35 tuổi, nhổ răng khôn gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác, với những Cô Chú, Anh Chị cao tuổi, sức khỏe cơ thể không thuận lợi cho việc phẫu thuật nhổ răng, vết thương lâu khỏi.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu rõ hơn về phương pháp cấy ghép Implant và những kiến thức về trồng răng giả, vui lòng liên hệ Dr. Care Implant Clinic – Nha khoa đầu tiên chuyên trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề