Thạc sĩ - Bác sĩ
VÕ HUYỀN BẢO TRÂN
CHUYÊN NGÀNH:
Sau một thời gian dài sử dụng, Cô Chú, Anh Chị có thể gặp phải tình trạng cầu răng sứ bị hư. Cầu răng bị hỏng, nứt vỡ, tụt lợi,... khiến ảnh hưởng đến việc ăn nhai, thẩm mỹ và nguy cơ mất răng thật. Do đó, khi phát hiện cầu răng sứ bị hư, Cô Chú, Anh Chị cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra và khắc phục kịp thời.
Cầu răng sứ là gì?
Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng thật được khá nhiều người lựa chọn. Bác sĩ sẽ tiến hành mài 2 răng bên cạnh răng đã mất làm trụ răng, sau đó lắp một cầu răng gồm 3 răng sứ gắn với nhau lên trên. Thời gian làm cầu răng sứ rất nhanh chóng, thông thường chỉ cần 2 - 3 lần đến nha khoa là hoàn thành. Cầu răng sứ giúp cải thiện tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.
Tuy nhiên, cầu răng sứ có độ bền không cao, sau thời gian dài sử dụng phần mão sứ có thể bị hỏng, bị hở, lung lay, không còn sát khít với mô nướu và cùi răng. Hơn nữa, quá trình lắp mão sứ cần phải mài răng thật thành trụ, theo thời gian răng thật bên trong có thể trở nên nhạy cảm hoặc gặp các bệnh lý răng miệng nếu mão sứ hư hỏng.
Nhận biết cầu răng sứ bị hư
Khi làm cầu răng sứ, ai cũng hy vọng có thể duy trì một hàm răng khỏe đẹp trong thời gian dài. Cầu răng sứ được lắp đặt hoàn chỉnh đúng quy trình sẽ đều, đẹp, sát với nướu răng và khôi phục chức năng gần như răng thật trong vài năm. Tuy nhiên, nếu không may gặp phải các tình trạng sau, Cô Chú, Anh Chị cần đến ngay nha khoa để kiểm tra và có hướng giải quyết cụ thể.
Cầu răng sứ bị tụt lợi
Cầu răng sứ bị nứt, mẻ
Răng bị sâu
Cầu răng sứ bị tụt lợi
Cầu răng sứ bị tụt lợi hay còn gọi là bị hở nướu, là tình trạng răng sứ bị tụt xuống dưới (thường xảy ra ở hàm trên), tạo thành kẽ hở giữa nướu và răng. Việc này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể làm lộ phần cùi răng thật bên trong.
Phần viền nướu khi này không còn ôm sát chân răng như trước. Xung quanh viền nướu có thể xuất hiện các vệt đen mờ. Mọi người sẽ cảm thấy sự kênh cộm, không thoải mái khi nhai. Khi ăn đồ nóng hoặc lạnh còn cảm thấy đau nhức, ê buốt nhẹ.
>> Xem thêm: Bọc răng sứ giá bao nhiêu tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Cầu răng sứ bị nứt, mẻ
Cầu răng sứ bị nứt, mẻ là dấu hiệu cảnh báo cầu răng sứ bị hư. Khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy răng sứ bị mất đi một phần nhỏ cấu trúc của răng. Thông thường, vị trí cầu răng mẻ thường ở vùng cạnh cắn hoặc đỉnh múi. Những trường hợp mẻ nhỏ thường bị bỏ qua do không gây đau, đặc biệt là các vị trí răng trong cùng sẽ khó quan sát hơn. Nếu dùng lưỡi thăm dò có cảm giác lởm chớm, hơi nhám. Vùng nướu quanh cầu răng bị mẻ dễ bị kích thích khi ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng. Trường hợp mẻ lớn có thể gây cảm giác đau khi cắn.
Răng bị sâu
Trong quá trình lắp đặt nếu không đúng kỹ thuật có thể tạo thành kẽ hở giữa trụ răng và mão sứ. Nếu cầu răng sứ không sát khít với răng thật sẽ tạo thành nơi trú ngụ cho các vi khuẩn sinh sôi. Vi khuẩn tấn công và phá hoại răng từ bên trong. Răng mất đi phần men răng, bị phá hủy gây sâu răng. Vi khuẩn xâm nhập vào tủy gây nhiễm trùng, chết tủy.
Nguyên nhân khiến cầu răng sứ bị hư
Cầu răng sứ bị hư có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân khách quan như chất liệu cầu răng sứ kém, kỹ thuật của bác sĩ thực hiện không chuẩn,... có thể làm cầu răng sứ bị hư. Ngoài ra, các nguyên nhân chủ quan như cách chăm sóc răng, thói quen sinh hoạt tác động cũng có thể làm cầu răng hư. Một số nguyên nhân phổ biến nhất làm cầu răng sứ bị hư như:
Chất liệu cầu răng sứ không đảm bảo
Dùng răng sứ kim loại làm cầu răng sứ
Kỹ thuật làm cầu răng sứ của bác sĩ kém
Cầu răng sứ sai kích thước so với trụ răng thật
Chế độ chăm sóc sau khi làm cầu răng sứ không đúng cách
Biến chứng tiêu xương hàm làm hỏng cầu răng sứ
Chất liệu cầu răng sứ không đảm bảo
Hiện này có rất nhiều dòng răng sứ khác nhau trên thị trường. Việc lựa chọn nhầm cầu răng sứ có chất lượng không đảm bảo, không rõ nguồn gốc, cầu răng không phải làm từ các nguyên liệu chính hãng sẽ gây nguy cơ cầu răng sứ bị hư nhanh hơn dự kiến rất cao. Sau một thời gian sử dụng, chất liệu cầu răng kém dưới áp lực nhai có thể nhanh chóng bị vỡ, mẻ, không còn bám sát vào cùi răng.
>> Xem thêm: Trồng răng Implant ở đâu tốt
Dùng răng sứ kim loại làm cầu răng sứ
Chất lượng mão sứ là một nhân tố quyết định đến độ bền của cầu răng sứ. Mão sứ kim loại có tuổi thọ ngắn hơn rất nhiều so với mão toàn sứ. Những dòng mão sứ kim loại sau một thời gian sử dụng có thể bị oxy hóa phần khung kim loại bên trong. Lúc này sẽ xảy ra tình trạng đen viền nướu, cầu răng sứ bị hở và cầu răng sứ bị hư nhanh hơn.
>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC]: Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?
Kỹ thuật làm cầu răng sứ của bác sĩ kém
Sự thành công của ca phục hình răng bằng cầu răng sứ phụ thuộc rất lớn vào tay nghề nha sĩ. Bác sĩ thực hiện sai quy trình, sai kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng cầu răng sứ bị hư và lung lay.
Bác sĩ sẽ phải mài răng một cách cẩn thận, đảm bảo phần cùi răng đủ vững chắc để nâng đỡ mão sứ và không bị xâm lấn quá nhiều làm ảnh hưởng cấu trúc răng. Việc lấy dấu mẫu hàm hoặc gắn mão sứ không đúng khớp cắn làm mão sứ bị lệch so với trụ răng, cầu răng bị hở và dễ lung lay, thậm chí bong tróc và gây đau nhức. Ngoài ra, các thao tác không chính xác có thể làm tổn thương mô nướu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
>> Xem thêm: Trồng răng Implant giá rẻ - hậu quả khôn lường
Cầu răng sứ sai kích thước so với trụ răng thật
Cầu răng phải được lắp sát khít với trụ răng thật, đồng thời có kích thước phù hợp với toàn bộ khung hàm. Sau khi mài cùi răng, bác sĩ lấy dấu hàm để chế tác mão răng sứ. Quá trình này phải thực hiện cẩn thận, đo đạc kỹ lưỡng thì mới có thể chế tạo ra mão sứ có hình dáng, kích thước phù hợp, tránh trường hợp mão sứ quá lớn hoặc quá nhỏ.
Khi mão sứ sai kích thước, không sát khít với 2 trụ răng thì cầu răng sứ sẽ rất nhanh hỏng. Cầu răng to hơn trụ răng sẽ làm mão sứ không ổn định, nếu mão sứ nhỏ hơn thì sẽ khiến mô răng thật bị chèn ép gây đau nhức. Có thể thấy, quá trình lấy mẫu dấu hàm phải được tiến hành chính xác để mang lại những chiếc răng mới hoàn hảo nhất.
Chế độ chăm sóc sau khi làm cầu răng sứ không đúng cách
Sau khi lắp cầu răng sứ, chế độ chăm sóc răng ảnh hưởng rất lớn đến độ bền răng. Cầu răng sứ bị hư sớm nếu quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng hàng ngày không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù sau khi có cầu răng sứ sẽ giúp khôi phục khả năng ăn nhai một cách tương đối, tuy nhiên nếu mọi người chủ quan ăn đồ dai, cứng thì nguy cơ mẻ, nứt răng rất cao.
Bên cạnh đó, việc vệ sinh cầu răng sứ cũng không dễ dàng. Thói quen đánh răng quá mạnh, chải răng sai cách, không làm sạch răng hoàn toàn sẽ khiến cầu răng sứ bị hư.
>> Xem thêm: Bảng giá trồng răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic
Biến chứng tiêu xương hàm làm hỏng cầu răng sứ
Sau khi mất răng một thời gian, xương hàm sẽ dần bị tiêu đi. Việc lắp cầu răng sứ cũng không thể ngăn chặn tình trạng này. Nguyên nhân là khi mất răng, lực tác động lên xương hàm mất đi, sau khi có cầu răng sứ chỉ ở trên bề mặt nướu nên không thể duy trì lực kích thích xương hàm, xương sẽ tiêu biến. Việc này làm nướu răng teo và co lại, để lộ khoảng trống giữa nướu và mão răng sứ.
Hậu quả khi cầu răng sứ bị hư
Cầu răng sứ bị hư gây nên những hậu quả nghiêm trọng. Răng hư làm ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và mang tới nhiều hệ lụy cho sức khỏe răng miệng. Một số hậu quả khi cầu răng sứ bị hư như:
Chức năng nhai suy giảm
Mất thẩm mỹ nghiêm trọng
Đau nhức, hôi miệng
Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh
Chức năng nhai suy giảm
Một trong những mục đích của việc làm cầu răng sứ là khôi phục khả năng ăn nhai sau khi bị mất răng. Nếu cầu răng sứ bị hư thì chức năng ăn nhai sẽ bị ảnh hưởng lớn. Răng sứ bị hở, mẻ,... sẽ gây cộm cấn, khớp cắn kém linh hoạt hơn, khó khăn trong việc xé nhỏ thức ăn. Lâu dần, thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi đẩy xuống dạ dày sẽ làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể và gây ra nhiều ảnh hưởng khác cho sức khỏe chung.
Mất thẩm mỹ nghiêm trọng
Cầu răng sứ bị hư, nhất là ở các vị trí gần răng cửa bị mẻ, hở sẽ gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Cầu răng bị hỏng làm lộ trụ răng thật bên trong, răng lỏng lẻo. Mặt khác còn dễ bị mắc thức ăn vào, điều này sẽ khiến mọi người vô cùng ngại khi giao tiếp với người khác.
Đau nhức, hôi miệng
Răng bị hư mang đến những cơn đau nhức khi ăn uống, khiến cho mọi người cảm giác khó chịu. Mão sứ cọ vào nướu có thể làm chảy máu chân răng, nặng hơn có thể gây mủ quanh chân răng. Thức ăn kẹt lại khó làm sạch sẽ gây hôi miệng. Điều này ảnh hưởng không hề nhỏ tới giao tiếp sinh hoạt hàng ngày.
Tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh
Mão sứ bị hở, mẻ, sứt vỡ tạo thành các khe hở cho thức ăn bám vào. Hơn nữa việc vệ sinh sẽ rất khó khăn. Từ đó vi khuẩn tích tụ gây nên các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... Nếu không chữa trị kịp thời, răng thật sẽ trở nên nhạy cảm, cấu trúc răng bị phá vỡ, lung lay, chết tủy và nguy cơ mất răng thật rất cao.
Cầu răng sứ bị hư phải làm sao?
Khi phát hiện cầu răng sứ bị hư, Cô Chú, Anh Chị không nên tự ý gắn lại hoặc tìm cách điều chỉnh. Cầu răng hư cần sự can thiệp bởi nha sĩ và các thiết bị nha khoa chuyên dụng. Nếu tùy ý điều chỉnh có thể vô tình khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Tùy từng trường hợp hư hỏng mà bác sĩ sẽ có phương án khắc phục phù hợp.
Trường hợp hư hại nhẹ có thể cố định lại
Các trường hợp cầu răng sứ bị hư hỏng nhẹ như bị lỏng, lung lay do vật liệu dán có vấn đề thì bác sĩ chỉ cần điều chỉnh lại bằng lớp keo, xi măng để cố định cầu răng sứ chắc chắn hơn.
Trường hợp bị đen nướu hoặc hư hại nặng cần làm cầu sứ mới
Trường hợp sử dụng mão sứ bằng kim loại sau một thời gian sẽ xảy ra hiện tượng đen viền nướu rất mất thẩm mỹ. Khi này bác sĩ sẽ thay cầu răng sứ mới vì phần kim loại bên trong đã bị oxy hóa và không có khả năng khắc phục khác. Để ngăn chặn việc đen viền nướu tái diễn, Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo lựa chọn các loại mão răng toàn sứ.
Trường hợp cầu răng sứ bị hư nặng như hở, mẻ, tụt nướu, rơi ra ngoài,... thì bác sĩ bắt buộc phải thay cầu răng sứ mới hoàn toàn.
Trồng răng Implant khắc phục tối ưu khi cầu răng sứ bị hư
Việc cố định lại mão sứ hay thay mới hoàn toàn cầu răng sứ mới cũng chỉ có thể duy trì thêm một thời gian bởi tuổi thọ của cầu răng sứ cũng chỉ tầm 10 năm. Do đó, cách tốt nhất để khắc phục khi cầu răng sứ bị hư là trồng răng Implant tại vị trí răng bị mất.
Sau khi kiểm tra kỹ tình trạng răng, bác sĩ sẽ trồng răng Implant thay thế răng thật đã mất, các răng đã mài làm trụ còn lại sẽ được bọc sứ. Trường hợp phải nhổ bỏ răng do trụ răng thật bị mục nát, sâu, phá vỡ nghiêm trọng,... thì khi này có ít nhất 3 răng cần phục hồi. Bác sĩ có thể trồng 3 răng Implant liên tiếp, hoặc cầu răng sứ được hỗ trợ bằng Implant. Cầu răng được hỗ trợ bằng implant được coi là bước tiến lớn trong việc phục hồi răng và tiết kiệm chi phí. Nếu Cô Chú, Anh Chị quan ngại việc trồng 3 chiếc răng Implant liên tiếp thì chỉ cần dùng 2 trụ Implant cùng một nhịp cầu răng là đủ mang tới hiệu quả lâu dài.
Trồng răng Implant giúp phục hồi răng một cách toàn diện từ chân răng đến thân răng. Cấu tạo răng Implant bao gồm trụ Titanium được cấy ghép trực tiếp vào xương hàm như một chân răng thật. Phần mão sứ phía trên đóng vai trò thân răng được cố định chắc chắn nhờ một khớp nối. Nhờ đó răng Implant giúp khôi phục khả năng ăn nhai và thẩm mỹ gần nhất với răng thật. Đồng thời phương pháp này không cần mài răng gây xâm lấn răng khác, có thể trồng độc lập ở hầu hết các vị trí. Đây cũng là giải pháp ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm duy nhất hiện nay. Tuổi thọ răng lâu bền, từ 20 năm đến trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách.
Chăm sóc răng sau khi làm lại cầu răng sứ bị hư
Sau khi làm lại cầu răng sứ bị hư, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý chăm sóc răng để có thể giúp tuổi thọ răng kéo dài, hạn chế được quá trình hư hao diễn ra nhanh chóng. Trong đó, việc duy trì chế độ ăn uống hợp lý và vệ sinh răng miệng là rất quan trọng.
Cầu răng sứ bền hay không phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống. Hạn chế các thực phẩm quá nóng hoặc lạnh, thức ăn dai cứng. Dù cầu răng sứ giúp khôi phục khả năng ăn nhai nhưng suy cho cùng nó cũng là răng giả.
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, trứng, sữa giúp răng chắc khỏe hơn.
Loại bỏ các thói quen xấu như dùng răng cắn nắp chai, cắn vật cứng,... để tránh răng sứt mẻ lần nữa.
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận. Đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm, kết hợp với nước súc miệng, chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để lấy sạch các mảng bám còn sót lại.
Khám răng định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi tình trạng cầu răng sứ, kịp thời phát hiện nếu cầu răng sứ bị hư và có cách khắc phục phù hợp.
Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm đến các vấn đề gặp phải sau khi sử dụng cầu răng sứ sau một khoảng thời gian dài, đừng bỏ lỡ những bài viết sau
Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care
Trồng răng Implant
Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam
Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.
Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.
Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.
Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.