Nướu sừng hóa - dấu hiệu giúp đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng 

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

​​​​​​​Nướu sừng hóa là vùng nướu bao quanh cổ răng giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa vi khuẩn và là dấu hiệu quan trọng để đánh giá tình trạng răng miệng. Để tìm hiểu rõ hơn về nướu sừng hóa, mời Cô Chú, Anh Chị cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Nướu sừng hóa là gì?

Nướu sừng hóa là vùng nướu bám gần răng nhất, được phủ lên bởi một lớp biểu mô sừng và phân biệt với những vùng niêm mạc khác trong khoang miệng như niêm mạc môi, má, lưỡi không có lớp sừng bao phủ và có kết cấu lỏng lẻo hơn. Cô Chú, Anh Chị có thể dễ dàng quan sát thấy vùng nướu sừng hóa có màu hồng nhạt, phân giới rõ ràng với vùng nướu chỉ có lớp niêm mạc đỏ lỏng lẻo.

Nướu sừng hóa là gì?
Nướu sừng hóa là dải nướu bám gần răng nhất và được phủ lên bởi một lớp biểu mô sừng hóa

Nướu sừng hóa có vai trò gì đối với sức khỏe răng miệng?

Độ cao và rộng của vùng nướu sừng hóa ở mỗi người là không giống nhau tuỳ theo đặc điểm răng miệng và tình trạng bệnh lý của Cô Chú, Anh Chị. Nhờ đó, đánh giá tình trạng của nướu sừng hóa có thể chẩn đoán được nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.

Nướu sừng hóa có vai trò gì đối với sức khỏe răng miệng?
Thiếu nướu sừng hóa làm tăng nguy cơ viêm nướu răng, tụt lợi và tiêu mào xương ổ

Nướu sừng hóa giúp bảo vệ răng, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và hạn chế tích tụ các mảng bám thức ăn. Nếu dải nướu này quá ngắn, quá ít, thậm chí không có thì các mảng bám sẽ dễ dàng tích tụ lại, gây ra bệnh lý viêm nướu răng. Niêm mạc cũng chịu co kéo nhiều hơn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như tụt lợi, tiêu mào xương ổ.

Mô nướu có tác dụng liên kết các răng riêng lẻ thành một hàm răng liên tục và góp phần vào sự ổn định vị trí của các răng trong mỏm xương ổ răng.

Bên cạnh đó, nướu sừng hóa đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong cấy ghép Implant. Thiếu nướu có thể làm lộ chân răng Implant và tăng tỉ lệ đào thải Implant khỏi cơ thể.

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Phương pháp nha khoa giúp cải thiện tình trạng thiếu nướu sừng hóa

Tình trạng thiếu nướu, tụt nướu nghiêm trọng, bác sĩ nha khoa thường chỉ định Cô Chú, Anh Chị phẫu thuật ghép nướu để khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Ghép nướu là kỹ thuật tái tạo lại hình dạng cho nướu răng, giúp phục hồi phần nướu bị hư tổn và ngăn ngừa tình trạng tụt nướu trở nên nghiêm trọng hơn, được coi là giải pháp tối ưu để điều trị thiếu nướu, tụt lợi.

Phương pháp nha khoa giúp cải thiện tình trạng thiếu nướu sừng hóa
Kỹ thuật ghép nướu giúp phục hồi phần nướu bị hư tổn và ngăn tình trạng tụt nướu trở nên nghiêm trọng hơn

Về cơ bản, ghép nướu là phương pháp lấy nướu ở một vùng khác, thường là ở vùng khẩu cái - vòm họng trong các răng trên và ghép vào vùng nướu bị thiếu.

Ghép nướu là tiểu phẫu không gây nguy hiểm cho người bệnh. Quá trình thực hiện, Cô Chú, Anh Chị sẽ được gây tê nên không đau. Sau phẫu thuật, Cô Chú, Anh Chị có thể có cảm giác khó chịu, vướng nướu, hoặc có rỉ máu tùy vào cơ địa của mỗi người. Để vết thương nhanh lành và đạt được kết quả tốt nhất, Cô Chú, Anh Chị hãy chú ý chăm sóc răng miệng theo lời khuyên và hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

bVNhOWqabQk

Cách chăm sóc nướu để có hàm răng khỏe, đẹp

Các vấn đề về răng miệng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Chính vì thế, Cô Chú, Anh Chị cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách và đều đặn để có một hàm răng chắc khoẻ, se khít tự nhiên:

  • Giữ thói quen đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày

  • Lựa chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor phù hợp

  • Dùng nước súc miệng kết hợp với chỉ nha khoa

  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác

  • Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần

Giữ thói quen đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày

Các chuyên gia khuyên rằng, mỗi người nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để loại bỏ các mảng bám thức ăn và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Cách chăm sóc nướu để có hàm răng khỏe, đẹp
Đánh răng đúng cách 2 lần/ ngày giúp ngăn ngừa sâu răng, bảo vệ nướu và hàm răng chắc khỏe

Cô Chú, Anh Chị hãy lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm để tránh gây tổn thương nướu, đánh răng nhẹ nhàng, đánh đều các mặt răng và thay bàn chải 3 tháng/ lần.

Lựa chọn kem đánh răng có hàm lượng fluor phù hợp

Theo các nghiên cứu, fluor có nhiều vai trò quan trọng giúp ngừa sâu răng, tham gia cấu trúc xương và dây chằng, kích thích tổng hợp collagen trong quá trình phục hồi xương gãy, kích thích tăng sinh tế bào xương, tăng mật độ xương trong điều trị loãng xương.

Tuy nhiên, hàm lượng fluor được sử dụng trên mức quy định thì sẽ dẫn đến tình trạng giòn xương, gãy xương. Do đó, Cô Chú, Anh Chị cần chú ý trong việc lựa chọn kem đánh răng chứa hàm lượng fluor phù hợp với từng đối tượng, 1000 - 1500 ppm với người lớn và chỉ khoảng 200 ppm với trẻ em.

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại tphcm

Dùng nước súc miệng kết hợp với chỉ nha khoa

Sau khi đánh răng, Cô Chú, Anh Chị nên súc lại bằng nước súc miệng với khả năng sát khuẩn tốt để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tại những khe hở mà bàn chải đánh răng khó chạm tới.

Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị nên thay thói quen sử dụng tăm tre bằng bằng chỉ nha khoa đã được khử trùng để lấy đi vụn thức ăn còn sót lại mà không lo bị tái nhiễm khuẩn do vi khuẩn đến từ tăm tre.

Loại bỏ thói quen hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác

Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng trực tiếp lên vùng răng miệng. Hút thuốc lâu dài có thể làm răng thâm đen và đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đào thải trụ Implant sau cấy ghép. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên sớm loại bỏ thói quen này để bảo vệ sức khoẻ của cơ thể.

Khám răng định kỳ

Khám răng định kỳ giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý về răng miệng, từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị sớm, ngăn ngừa các biến chứng và bảo tồn tối đa răng cho Cô Chú, Anh Chị.

Cách chăm sóc nướu để có hàm răng khỏe, đẹp
Cô Chú, Anh Chị nên khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng

Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị nên lấy cao răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín giúp loại bỏ các mảng bám men răng, giúp bảo vệ nướu và hàm răng khỏe mạnh.

Phân biệt các dạng thành phần của nướu

Nướu được giới hạn ở phía cổ răng bởi bờ nướu và ở phía chóp bởi vùng tiếp nối nướu - niêm mạc xương ổ răng và tiếp nối nướu - niêm mạc khẩu cái cứng.

Nướu bao gồm phần tự do (nướu viền), phần bám dính (nướu dính) và các thành phần cấu trúc khác như khe nướu, rãnh nướu, nướu sừng hóa, gai nướu:

  • Nướu viền: phần nướu bao quanh cổ răng, cách cổ răng 0,5 - 2 mm và được giới hạn từ bờ viền nướu đến rãnh nướu. Nướu viền tạo thành vách mềm của khe nướu.

Phân biệt các dạng thành phần của nướu
Các thành phần của nướu răng
  • Nướu dính: phần nướu trải từ rãnh nướu đến đường tiếp nối nướu - niêm mạc, có chiều cao khoảng 1-9 mm. Nướu dính không có mô liên kết lỏng lẻo mà có nhiều sợi đàn hồi dày lên, dính chặt vào răng và xương bên dưới.

  • Rãnh nướu: Đường lõm cạn rên bề mặt nướu ngăn cách nướu viền và nướu dính.

  • Khe nướu: là khoảng giới hạn giữa răng và nướu viền, thường không sâu quá 3mm.

  • Nướu sừng hoá: Nướu sừng hoá bao gồm nướu viền và nướu dính, trải từ bờ viền nướu đến đường tiếp nối nướu- niêm mạc.

  • Gai nướu: là vùng nhú nướu giữa 2 răng kế cận nhau và giúp lấp đầy khoảng trống giữa các răng này.

>> Xem thêm: Làm 1 răng Implant giá bao nhiêu?

Khả năng phục hồi của mô nướu và nướu sừng hóa ra sao?

Mô nướu có khả năng phục hồi và tái tạo nhanh chóng nhờ sự đổi mới của các biểu mô và mô liên kết ở nướu.

Trong quá trình tái tạo biểu mô nướu, các tế bào biểu mô của lớp đáy liên tục tăng sinh và đi kèm với đó là sự bong tróc của các tế bào biểu mô ở bên trên. Sự đổi mới diễn ra từ phía chóp răng lên đến vùng bờ nướu ở cổ răng.

Khả năng phục hồi của mô nướu và nướu sừng hóa ra sao?
Mô nướu có khả năng phục hồi nhanh chóng nhờ sự tái tạo tế bào biểu mô và mô liên kết ở nướu.

Tốc độ thay thế toàn bộ biểu mô nướu khoảng 5-7 ngày, nhanh hơn so với tốc độ thay thế ở vùng biểu mô miệng. Quá trình tái lập biểu mô bám dính diễn ra nhanh chóng sau một tổn thương cơ học, giúp nướu hồi phục nhanh chóng và tiếp tục thực hiện chức năng bảo vệ của mình.

Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm về chủ đề Implant, đừng bỏ lỡ nội dung sau đây:

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề