Giải pháp phục hồi mất 2 răng liền kề

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Mất 2 răng liền kề khiến khả năng ăn nhai bị giảm đi đáng kể. Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, xô lệch răng và biến chứng tiêu xương hàm. Do đó, khi bị mất 2 răng liền kề cần tìm giải pháp phục hồi răng hiệu quả.

Các trường hợp mất 2 răng liền kề thường gặp

Bất kỳ vị trí răng nào cũng có thể mất đi nếu không được chăm sóc đúng cách. Đặc biệt trường hợp mất hai răng liền kề gây nên rất nhiều lo lắng về khả năng ăn nhai lẫn thẩm mỹ nụ cười. Các trường hợp mất răng liền kề thường gặp là mất 2 răng cửa hoặc 2 răng hàm.

Mất 2 răng cửa

Răng cửa là răng nằm ở vị trí phía trước của cung hàm, gồm 4 chiếc hàm trên và 4 chiếc hàm dưới. Răng cửa thường chỉ có một chân răng, đảm nhận chức năng cắn xé thức ăn, thẩm mỹ và phát âm.

Đặc biệt, răng cửa nằm ở vị trí phía trước, là vị trí lộ ra khi cười nói, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp nhất đến thẩm mỹ gương mặt. Răng cửa bị mất khiến mọi người thiếu tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, khả năng phát âm của mọi người phụ thuộc rất lớn vào răng cửa, mất 2 răng cửa làm phát âm không tròn, rõ chữ do sự giảm tương quan giữa răng, môi, lưỡi.

Do cấu tạo răng khá yếu (1 chân) nên rất dễ mất khi bị bệnh răng miệng như viêm nha chu, áp xe răng và đặc biệt là chấn thương trong sinh hoạt.

Mất 2 răng cửa
Mất 2 răng cửa liền kề

Mất 2 răng hàm

Răng hàm là răng mọc ở trong cùng của hàm, bao gồm răng hàm nhỏ (vị trí 4, 5) và 3 răng hàm lớn (vị trí 6, 7, 8). Răng hàm thường có 2-3 chân. Răng hàm đóng vai trò bảo vệ xương hàm và khả năng ăn nhai. Chức năng ăn nhai lớn nhất là răng số 6 và số 7, giúp cắn, xé, nhai nghiền thức ăn. Thức ăn được nhai tốt còn trợ giúp cho dạ dày không bị quá tải.

Cũng giống như răng cửa, răng hàm giữ vai trò giúp khuôn mặt cân đối, hài hòa và giúp phát âm chuẩn xác.

Tuy nhiên, các răng hàm lớn ở vị trí trong cùng thường khó chăm sóc, làm sạch. Do đó cũng dễ bị sâu, các bệnh lý răng miệng hơn, thậm chí là mất răng.

Nguyên nhân dẫn đến mất 2 răng liền kề

Mất 2 răng liền kề được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trên cơ bản, phần lớn lý do xuất phát từ thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày cho đến những hành vi có hại phát sinh theo thời gian. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân và phòng ngừa sớm để giúp răng khỏe mạnh.

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

  • Các thói quen xấu

  • Chấn thương, tai nạn

  • Hút thuốc lá

  • Sâu răng

  • Các bệnh lý khác

Chăm sóc răng miệng không đúng cách

Chăm sóc răng miệng kém là nguyên nhân hàng đầu làm mất 2 răng liền kề. Chiếm đến 80% các nguyên nhân khác. Biểu hiện của việc chăm sóc răng miệng không đúng cách là chủ quan, lười biếng đánh răng, đánh răng sai cách; không làm sạch các mảng bám ở kẽ răng; dùng bàn chải quá lâu không thay mới; không cạo sạch mặt lưỡi,...

Lâu ngày, các mảng bám tích tụ, vi khuẩn có môi trường sinh sôi và tấn công gây các hậu quả như viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,... khiến nướu yếu đi và không bảo vệ được chân răng. Răng lung lay và dễ gây ra tình trạng mất răng, không chỉ 1 là có thể là mất 2 răng.

Không chỉ vậy, các mảng bám còn gây ra tình trạng sâu răng khiến tổ chức răng bị phá vỡ. Men răng ăn mòn, tủy răng bị tổn thương, viêm tủy, chết tủy, không điều trị kịp thời sẽ phải nhổ bỏ.

Nguyên nhân dẫn đến mất 2 răng liền kề 
Đánh răng quá mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây mất 2 răng liền kề

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng thì không chỉ răng mà sức khỏe toàn thân cũng bị ảnh hưởng. Thiếu các chất như canxi, kali làm răng bị suy yếu. Việc ăn nhiều thực phẩm chứa đường như bánh, kẹo, nước ngọt,... cũng làm tăng lượng axit trong miệng làm bào mòn răng, khiến men răng yếu, dễ bị sâu răng.

Hàng ngày, răng thực hiện chức năng ăn nhai nhiều lần. Đối với các răng không còn chắc khỏe do thiếu chất phải chịu áp lực lớn khi nhai, nhất là ăn các thực phẩm dai cứng sẽ làm răng lung lay, vỡ mẻ, từ đó dẫn đến mất răng.

Trồng răng Implant là quá trình cấy ghép chân răng bằng Titanium gắn chặt vào xương hàm để thay thế chân răng đã mất. Khi xương tự bám vào bề mặt Implant, Bác sĩ tiến hành phục hình hàm giả, răng sứ hoặc cầu răng lên trên, đảm bảo chúng không bị trượt hay dịch chuyển trong miệng

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Các thói quen xấu

Nhiều người không để ý tác động của những thói quen hàng ngày có thể ảnh hưởng xấu đến răng. Nghiến răng, nhai đá, dùng răng mở nắp chai, cắn móng tay,... làm răng dễ bị mẻ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào phá hủy tổ chức răng.

Uống rượu bia quá nhiều cũng là thói quen không tốt. Rượu bia chứa chất tạo màu bá, bào bề mặt răng, hỏng men răng, gây sâu răng. Rượu bia còn làm răng nguy cơ viêm nướu. Làm tăng khả năng mất răng cao gấp 3 lần người bình thường.

Các thói quen xấu
Dùng răng mở nắp chai làm răng dễ bị mẻ và dẫn đến mất răng

Chấn thương, tai nạn

Một tác nhân bên ngoài cũng có thể làm mất răng chính là các chấn thương do tai nạn. Các hoạt động thể thao, té ngã, va chạm xe,...có thể tác động lực lớn lên răng.

Các chấn thương từ nhẹ (sứt mẻ lớp răng bên ngoài) đến nặng (gãy dọc, chéo, ngang thân răng hoặc chân răng) dẫn đến khả năng mất răng.

Chấn thương men và ngà răng làm lộ phần tủy răng, tủy răng không được bảo vệ tốt rất dễ làm răng lung lay và rụng mất.

Các chấn thương nặng như gãy đôi gần cổ răng, thân răng lung lay, gãy đến phần cổ răng nằm dưới nướu thì cần nhổ bỏ phần răng còn sót lại, để lâu sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống hàng ngày.

Hút thuốc lá

Việc thường xuyên hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ viêm nướu, viêm nha chu. Hút thuốc sẽ ngày càng làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn, Nếu không biết cách chăm sóc, làm răng nhạy cảm, yếu dẫn, lung lay và rất dễ mất răng. Hút thuốc lá còn tiềm ẩn nguy cơ ung thư miệng,

Sâu răng

Sâu răng là một bệnh lý rất phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh là rất cao. Khi bị sâu răng nếu không phát hiện hoặc chậm trễ điều trị, vi khuẩn lan ra tấn công vào tủy răng. Cấu trúc răng bị tổn hại nghiêm trọng, phần cứng vỡ gãy, bị ăn mòn không chỉ gây đau đớn mà còn có khả năng áp xe răng. Sâu răng có thể lan sang các răng bên cạnh làm mất nhiều răng liền nhau.

Sâu răng
Sâu răng có thể lan sang các răng bên cạnh làm mất nhiều răng liền nhau.

Các bệnh lý khác

Một số bệnh lý cơ thể như tiểu đường, viêm khớp, huyết áp cao,... cũng khiến răng yếu hơn và dễ rụng đi.

Răng miệng phản ánh một phần sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên nhiều người không nhận ra được mối liên quan này nên không tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng của mình. Từ đó không điều trị được tận gốc vấn đề mất răng. Hậu quả là không chỉ một răng mà hai răng, thậm chí nhiều răng hơn bị mất đi.

Hậu quả khi mất 2 răng liền kề

Mất 2 răng liền kề gây rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Nếu mất 1 răng khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị còn chủ quan thì mất 2 răng sẽ có ảnh hưởng cực kỳ rõ ràng. Hơn nữa còn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng về sau.

Khả năng nhai giảm sút

Khi mất 2 răng liền kề đồng nghĩa với việc chúng ta mất gấp đôi hệ số nhai của răng đó, do răng tương tự ở hàm đối diện cũng mất đi chức năng nhai. Mất 2 răng liền kề sẽ tạo nên một khoảng trống lớn trên khung hàm, khả năng ăn nhai giảm sút nghiêm trọng, nhất là khi mất các răng hàm lớn.

Khi thức ăn không được nhai nghiền kỹ đi xuống dạ dày sẽ làm dạ dày phải hoạt động với cường độ cao hơn. Lâu dần dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu, táo bón. Việc ăn uống cũng không còn thoải mái làm giảm thú vui ăn uống, phải kiêng các đồ cứng, dai,... ăn uống không ngon miệng làm cơ thể suy nhược.

Ảnh hưởng thẩm mỹ khuôn mặt

Khi mất 2 răng liền kề, đặc biệt là răng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ. Tưởng tượng bạn đang cười thì lộ ra khoảng trống của 2 chiếc răng, chắc chắn sẽ gây tự ti và không được thoải mái trước người đối diện.

Không chỉ vậy, mất 2 răng liền kề còn làm cho gò má bị hóp lại, làm mặt trở nên mất cân đối và tình trạng lão hóa diễn ra nhanh hơn. Nếu mất 2 răng cửa sẽ dẫn đến bị móm. Tiêu xương hàm xảy ra ở vị trí răng mất ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt nghiêm trọng.

Xô lệch răng liền kề

Khi mất răng, khoảng trống càng lớn để lại càng khiến các răng lân cận có xu hướng lệch về để lấp lại khoảng trống. Các răng đối diện cũng mất đi lực chống đỡ nên có xu hướng trồi lên. Hậu quả là lệch khớp cắn, cản trở hoạt động nhai. Là nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm làm đau vùng thái dương.

Xô lệch răng liền kề
Xô lệch răng liền kề

Ảnh hưởng tới phát âm

Giọng nói phát ra từ cổ họng, cụ thể ở thanh quản. Thông qua cử động của môi, lưỡi và răng tại thành âm sắc, ngữ điệu. Do đó, khi mất 2 răng liền kề, nhất là răng cửa làm ảnh hưởng đến âm lượng và âm sắc, phát âm sai. Khi mất răng phát âm có thể nghe tiếng gió. Với những âm khó cần tròn vành rõ chữ dễ phát âm không chuẩn.

Nguy cơ mắc các bệnh răng miệng

Vùng răng đã mất là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi gây nên viêm nướu, viêm nha chu,...

Các răng còn lại cũng có khả năng bị lây lan vi khuẩn dẫn đến sâu răng. Hơi thở có mùi hôi khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày.

Biến chứng tiêu xương ổ răng dẫn đến xương hàm

Khi răng mất đi thì xương hàm quanh ổ răng đã mất cũng sẽ tiêu đi nhanh chóng. Đây là một hiện tượng đào thải tự nhiên. Tuy vậy nó dẫn đến những hậu quả như giảm tính thẩm mỹ. Nguyên do là tiêu xương hàm làm gò má hóp lại, da mặt chảy xệ làm Cô Chú, Anh Chú có vẻ già trước tuổi. Xương ổ răng bị tiêu làm giảm khả năng nâng đỡ của hàm răng, giảm khả năng nhai và làm răng trở nên lỏng lẻo.

Biến chứng tiêu xương ổ răng dẫn đến xương hàm

Giải pháp phục hồi mất 2 răng liền kề

Sau khi mất hai răng liền kề, để tránh những hậu quả khó lường có thể xảy ra như đã nói ở trên, Cô Chú, Anh Chị nên đến nha khoa để phục hồi răng bị mất càng sớm càng tốt. Hiện nay có nhiều phương pháp giúp hồi phục răng liền kề bị mất mà mọi người có thể cân nhắc lựa chọn.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là giải pháp sử dụng trụ Implant bằng Titanium an toàn cho cơ thể con người cấy vào phần mô xương hàm thay cho chân răng bị mất. Răng sứ được phục hình lên trên thông qua khớp nối Abutment. Răng mới giống hệt răng tự nhiên. Trồng răng Implant có thể áp dụng ở mọi vị trí răng bị mất, đặc biệt là răng số 6 và 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai.

Trồng răng Implant có rất nhiều ưu điểm nổi trội như tính thẩm mỹ cao do màu sắc và hình dáng như răng thật. Khôi phục khả năng nhai. Có tuổi thọ lâu dài từ 20-25 năm hoặc vĩnh viễn nhờ chăm sóc đúng cách. Đây cũng là giải pháp duy nhất ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.

Trồng răng Implant
Trồng răng Implant khi mất răng liền kề

Cầu răng sứ

Phương pháp cầu răng sứ không còn xa lạ với nhiều người. Phương pháp này ra đời trước phương pháp trồng răng Implant. Cầu răng sứ là phương pháp được thực hiện bằng cách mài đi răng bên cạnh răng đã mất để làm trụ đỡ. Trụ răng nâng đỡ dãy cầu răng sứ bên trên (dãy cầu ít nhất 4 răng sứ). Từ đó lấp đi khoảng trống do mất 2 răng liền kề mang lại.

Điều này đòi hỏi các răng bên cạnh cũng phải chắc khỏe, đồng thời những răng ở vị trí trong cùng bị mất thì không thích hợp sử dụng phương pháp này.

Cầu răng sứ
Cầu răng sứ phục hồi mất 2 răng liền kề

Trồng răng Implant - giải pháp ưu việt khi mất 2 răng liền kề

Từ những thông tin khái quát về giải pháp phục hồi mất răng liền kề ở trên. Cô Chú, Anh Chị có thể dễ dàng thấy rằng trồng răng Implant là một giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Đặc biệt là trong trường hợp mất 2 răng hàm liên tiếp.

Nếu mất răng ở vị trí 6, 7 mà chưa mọc răng khôn hoặc răng khôn đã nhổ, đồng nghĩa với việc chỉ còn một răng để làm trụ cho tận 2 răng đã mất. Như vậy rất khó để đảm bảo chức năng nhai cũng như độ bền.

Bảng giá trồng răng Implant chuẩn y khoa tại nha khoa Dr. Care cũng được quyết định bởi các yếu tố: Tình trạng mất răng cụ thể, dòng trụ mà Khách hàng lựa chọn, chất lượng xương hàm,... Những yếu tố này cần phải được Bác sĩ chuyên sâu thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho từng trường hợp mất răng.

Tại Dr. Care - Implant Clinic giá trồng 1 răng Implant hoàn chỉnh khoảng dao động từ 15.500.000/răng Implant cho đến 43.500.000/răng Implant tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Kính mời cô chú tham khảo thêm nội dung từ bài viết Bảng giá trồng răng Implant chuẩn Y khoa tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Trong khi đó, trồng răng Implant là độc lập, không cần răng khác làm trụ đỡ, không gây xâm lấn răng bên cạnh. Do đó có thể trồng ở mọi vị trí mất răng. Đồng thời trụ răng thay thế chân răng thật nên áp dụng được cả cho trường hợp mất 2 răng lâu năm cần phải ghép xương hàm. Cầu răng sứ không ngăn được tình trạng tiêu xương hàm như trồng răng Implant.

Trồng răng Implant - giải pháp ưu việt khi mất 2 răng liền kề 
Trồng răng Implant giải pháp thay thế cầu răng sứ khi phục hồi mất 2 răng liền kề

Một lưu ý quan trọng khi lựa chọn phương pháp phục hồi mất 2 răng liền kề chính là nên làm càng sớm càng tốt. Phương pháp lựa chọn hạn chế xâm lấn răng thật. Có hiệu quả phục hồi tốt và tuổi thọ cao. Quan trọng là phải khôi phục lại những chức năng quan trọng nhất của răng là ăn nhai, tiếp đến là thẩm mỹ.

Một số câu hỏi thường gặp khi lựa chọn phương pháp khôi phục 2 răng liền kề đã mất

Những lo lắng của Cô Chú, Anh Chị khi mất 2 răng liền kề là rất nhiều. Vì vốn dĩ, mất 2 răng ảnh hưởng rõ rệt đến cuộc sống của mọi người. Trong đó một số vấn đề thường được thắc mắc nhất sẽ được giải đáp tiếp sau đây.

Mất 2 răng liên tiếp cấy 1 trụ Implant được không?

Kỹ thuật trồng răng Implant sẽ cần cấy trụ Implant vào xương hàm. Mỗi răng tương ứng với một trụ Implant. Nghĩa là khi mất 2 răng liền kề thì không thể cấy 1 trụ Implant mà cần ghép 2 trụ độc lập.

Việc cấy ghép độc lập vốn là ưu điểm của giải pháp này. Điều đó sẽ giúp cho phần trụ khi tích hợp vào xương hàm thay thế được hoàn toàn chân răng đã mất đi. Giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương, cũng như đảm bảo cho răng chắc khỏe, bền vững trong quá trình ăn nhai.

>> Xem thêm: Địa chỉtrồng răng Implant ở đâu tốt tại tphcm

Phương pháp điều trị khi mất 2 răng hàm lâu năm

Khi mất răng lâu năm, xương hàm chắc chắn bị tiêu đi. Khi này cần phải thực hiện việc cấy ghép xương. Sau đó trồng răng Implant để có thể phục hồi hiệu quả và ngăn chặn những vấn đề phát sinh khác.

Răng hàm có cấu tạo phức tạp, lại có vai trò chủ yếu trong việc ăn nhai. Do đó, trồng răng Implant là giải pháp tối ưu nhất. Đối với các vị trí mất răng hàm liên tiếp không nên làm cầu răng sứ vì đòi hỏi phải mài răng liền kề để làm trụ.

bVNhOWqabQk

Một số lưu ý khi lựa chọn nha khoa phục hồi mất 2 răng liên tiếp

Phục hồi răng đã mất bằng các phương pháp tiên tiến, nhất là trồng răng Implant đòi hỏi một quy trình phức tạp. Do đó khi lựa chọn nha khoa phục hồi mất răng liền kề cần lưu ý một số vấn đề:

  • Lựa chọn nha khoa chuyên sâu, uy tín: Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả hiện đại. Để thực hiện thành công cấy ghép cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu từ bác sĩ, thiết bị, điều kiện thực hiện, môi trường vô trùng,... Do đó để đảm bảo được thực hiện quá trình trồng răng đúng quy trình cần chọn cho mình một nha khoa chuyên sâu, chất lượng.

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp: Quá trình cấy trụ răng, lắp mão sứ, xử lý các bệnh lý trước khi thực hiện và khả năng ứng biến trong quá trình cấy ghép đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.

  • Lựa chọn loại trụ Implant chất lượng cao: Hiện nay có nhiều loại trụ Implant khác nhau. Để có thể sử dụng lâu dài và đảm bảo an toàn với cơ thể, Cô Chú, Anh Chị cần lựa chọn cho mình dòng trụ răng thích hợp và có chất lượng tốt.

  • Trang thiết bị hiện đại: Các công nghệ và máy móc hỗ trợ rất lớn và quyết định một phần kết quả ca trồng răng có thành công hay không. Do đó, hãy lựa chọn nha khoa có thiết bị y tế áp dụng các công nghệ mới.

  • Chi phí hợp lý, tránh làm lại nhiều lần: Trồng răng Implant có chi phí cao hơn các phương pháp phục hồi răng bị mất khác. Tuy nhiên đừng vì tâm lý tiếc tiền mà lựa chọn các trung tâm giá rẻ thiếu uy tín.

Một số câu hỏi thường gặp khi lựa chọn phương pháp khôi phục 2 răng liền kề đã mất
Lựa chọn nha khoa uy tín, chuyên sâu để phục hồi mất 2 răng liền kề với phương pháp Implant

Bảng giá trồng răng Implant khi mất 2 răng liên tiếp tại Dr. Care - Implant Clinic

[table-5tru]

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mức giá trồng răng Impalnt đối với trường hợp mất 2 răng liên tiếp khác nhau. Sự chênh lệch này phụ thuộc rất nhiều yếu tố như dòng trụ Implant, tay nghề bác sĩ, trang thiết bị, công nghệ, cơ sở vật chất, chính sách bảo hành,...

* Bảng giá trên bao gồm giá trụ Implant và khớp nối chính hãng; Bảng giá chưa bao gồm chi phí hàm phục hình trên Implant

** Bảng giá này đã bao gồm 10% VAT

*** Tất cả các phương án trồng răng implant tại Dr. Care đều được áp dụng chương trình thanh toán trả chậm lãi suất 0%.

Thông tin liên hệ Dr. Care - Implant Clinic

Để hiểu hơn về phương pháp phục hồi mất 2 răng liền kề bằng phương pháp trồng răng Implant, vui lòng liên hệ Dr. Care – Nha khoa đầu tiên chuyên sâu trồng răng Implant dành cho người trung niên tại Việt Nam.

Địa chỉ: Park 3 - SH08, Vinhomes Central Park, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.

Giờ làm việc:

+ Thứ 2 – Thứ 7: 8:00 AM - 9:00 PM

+ Chủ Nhật: 8:00 AM – 5:00 PM.

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa chuyên sâu

Trồng răng Implant

Dành riêng cho Cô Chú trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề