Nướu răng nổi cục thịt không đau có nguy hiểm không?

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi

Mục lục nội dung

Một số người gặp tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau. Có thể xuất hiện ở hàm trên, dưới hoặc cả 2 hàm. Các khối thịt này xuất hiện trong miệng, tăng trưởng chậm và không gây đau đớn. Tuy nhiên dù không có cảm giác đau, khi phát hiện khối u, Cô Chú, Anh Chị nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.  

Nướu răng nổi cục thịt không đau là hiện tượng gì?

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt nhỏ, lồi, có những hình dạng khác nhau và không gây đau đớn. Đây có thể là biểu hiện U lồi hàm (Mandibular torus). Khi này, xương hàm trên hoặc dưới phát triển gây nên khối u lồi, cứng, mịn khi chạm vào. Tình trạng này tương đối phổ biến và không cần phải điều trị y tế, trừ trường hợp khối u lớn gây ảnh hưởng khả năng nhai hoặc gây đau.

Thông thường biến dạng này thường xuất hiện và phát triển sau tuổi 30, có thể sớm hơn, đến một độ lớn nhất định thì ngưng phát triển.

Kích thước phần xương chân răng bị lồi ở mỗi người là khác nhau, hình dáng cũng khác nhau. Khi phát hiện mỗi người có thể thấy kích thước phát triển ở các giai đoạn như:

  • Vết: khó nhìn thấy, có thể cảm nhận bằng cách sờ tay, khi này sẽ có cảm giác một hòn xương hơi lồi ra với bình thường.

  • Nhỏ: phần xương lồi ra dưới 3 mm.

  • Vừa: chiều cao phần xương lồi từ 3 - 5 mm.

  • Lớn: phần xương lồi khi này có thể đạt kích thước từ 5 mm trở lên.

Nướu răng nổi cục thịt không đau là hiện tượng gì? 
Nướu răng nổi cục thịt không đau có thể là biểu hiện của u lồi hàm

Đặc điểm u lồi hàm

Các triệu chứng u lồi hàm có thể xuất hiện ở một trong hai xương hàm. Cụ thể là ở bên trong hàm dưới, ngay bên dưới răng, xung quanh hai bên lưỡi. Hoặc xuất hiện ở vòm miệng. Một số trường hợp xuất hiện ở cả hai hàm. Hình dạng lồi xương có thể dẹt và phẳng, hình thoi, dạng hòn hoặc dạng thùy.

Lồi xương hàm trên (vòm miệng)

Quan sát vị trí đường giữa vòm miệng có xuất hiện cục thịt. Khối xương có nhiều múi, niêm mạc mỏng. Sự phát triển diễn ra chậm. Theo nghiên cứu, những người gặp trường hợp này thường có độ tuổi từ 40 trở lên.

>> Xem thêm: Giá trồng 1 răng Implant tại nha khoa Dr. Care Implant Clinic

Một số người gắn hàm giả có thể bị ảnh hưởng bởi lồi xương hàm trên. Gây cản trở nói, vệ sinh răng miệng. Lưu ý nếu hàm giả không phù hợp có thể gây loét kéo dài hoặc viêm xương.

Lồi xương hàm trên (vòm miệng)
Lồi xương hàm trên (vòm miệng)

Lồi xương hàm dưới

Hai bên mặt trong hàm dưới, thường ở phía lưỡi của xương hàm dưới, vùng răng nanh và răng cối nhỏ có một hoặc nhiều cục cứng, vết sưng không đau ở miệng.

Cũng như lồi xương hàm trên, lồi xương hàm dưới gây trở ngại trong lời nói, khó lắp răng giả trong vòm miệng. Nếu lồi xương mọc mới, lớn hoặc gần răng sẽ gây khó nhai, khó nuốt. Thức ăn có thể bị mắc kẹt xung quanh vùng lồi. Có thể xuất hiện vết loét ở nướu răng. Cấu trúc bất thường gây đau đớn, có thể sốt hoặc sưng tấy.

Lồi xương hàm dưới 
Lồi xương hàm dưới

>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ cấy ghép Implant ở tphcm

Nguyên nhân nướu răng nổi cục thịt không đau

Lồi xương chân răng khá phổ biến. Tình trạng này có đến khoảng 20 - 30% dân số, chủ yếu là nữ giới, gốc Á. Một số nguyên nhân gây ra u lồi hàm như di truyền , hình dạng miệng, cấu trúc khớp cắn,... Trong đó di truyền chiếm tới 70%.

  • Di truyền: Theo một nghiên cứu về các cặp song sinh vào năm 2015 chỉ ra một mối liên kết mạnh mẽ giữa vấn đề u lồi hàm và yếu tố di truyền. Sự phát triển xương trong miệng mang khả năng di truyền, ngay cả ở những đối tượng có các nguy cơ khác.

Nguyên nhân nướu răng nổi cục thịt không đau
Di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng
nướu răng nổi cục thịt không đau
  • Hình dạng miệng và cấu trúc khớp cắn: Các trường hợp răng chen chúc, cấu trúc khớp cắn và mật độ răng cũng khiến xương hàm bị ảnh hưởng. Từ đó có thể dẫn đến sự phát triển xương biến dạng, gây u lồi hàm.

  • Nghiến răng: đây là một thói quen xấu khiến xương răng bị lồi, răng mòn và xô lệch. Những người nghiến răng dễ gặp phải tình trạng lồi xương hàm hơn.

  • Mật độ chất khoáng của xương: Nghiên cứu cho thấy sự thay đổi mật độ khoáng của xương hàm có thể tạo thành cục thịt nổi ở nướu. Những người có mật độ chất khoáng trong xương cao hơn so với bình thường có khả năng bị u lồi hàm cao hơn.

Nướu răng nổi cục thịt không đau có nguy hiểm không?

Tình trạng nướu răng nổi cục thịt không đau thường ít được phát hiện ra khi còn nhỏ. Trải qua một thời gian dài, chúng phát triển từ từ đến một kích thước nhất định mới gây chú ý. Khi đạt đến một kích thước nhất định sẽ dừng lại không lớn thêm.

Nhiều người lo sợ khi gặp tình trạng này. Thực tế đây là u lành tính, các cấu trúc này thường vô hại và không cần điều trị. Trừ trường hợp gây cản trở ăn nhai, giao tiếp thì cần xử lý. Hoặc trong trường hợp cần chế tạo răng giả thì có thể phải phẫu thuật lồi xương hàm.

Dù chúng không gây biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nó cũng là một sự phát triển bất thường, do đó có thể cản trở những hoạt động bình thường như: Khó chịu trong miệng, gây trở ngại cho vị trí của lưỡi hoặc sự đóng mở vòm miệng, nói ngọng. U lồi hàm kích thước lớn có thể làm khó khăn khi nuốt. Mắc kẹt thức ăn trong lồi xương, khó khăn hơn khi vệ sinh răng miệng.

Nướu răng nổi cục thịt không đau có nguy hiểm không? 
U lồi hàm không nguy hiểm nhưng có thể gây cộm cấn, khó chịu

Khi nào đến gặp bác sĩ điều trị u lồi hàm?

Dù u lồi hàm thường không phải điều trị. Tuy nhiên nếu phát hiện dị thường trong miệng, Cô Chú, Anh Chị cũng nên đến bác sĩ để được kiểm tra tổng quát và xác định chính xác tình trạng răng miệng. Khi xuất hiện các dấu hiệu sau nên kiểm tra để chắc chắn loại trừ các nguy cơ tiềm ẩn khác:

  • Có thêm những biểu hiện bất thường mới.

  • Phần u lồi trở nên sưng, đau đớn.

  • Có sự thay đổi về kích thước và màu sắc nhanh chóng.

  • Chảy máu, đau miệng, hôi miệng, gãy răng, các vết loét không lành hoặc các vấn đề răng miệng khác.

  • Gây cản trở không vệ sinh được răng miệng.

Những cục u quá lớn, gây cấn, chiếm không gian có thể thực hiện phẫu thuật. Bác sĩ tiến hành cắt bỏ củ xương lồi. Đây là cách điều trị tối ưu giúp loại bỏ u lồi hàm.

Khi nào đến gặp bác sĩ điều trị u lồi hàm?
Đến gặp bác sĩ điều trị thay vì tự phỏng đoán bệnh

Ngoài ra, khi gặp phải u lồi hàm sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi răng đã mất bằng phương pháp cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp. Đặc biệt là phần lồi ra làm hàm giả không thể bám khít vào hàm, gây khó khăn khi nhai và cấn lợi. Lúc này có thể cần phẫu thuật điều trị.

Tuy vậy, có thể lựa chọn phương pháp phục hồi khác là trồng răng Implant. Răng Implant có phần trụ răng được cấy vào xương hàm thay thế chân răng thật, mão sứ đóng vai trò như thân răng tự nhiên giúp ăn nhai tốt. Răng Implant ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm. Hơn nữa răng Implant được trồng độc lập, chỉ thao tác tại vị trí răng đã mất, không làm ảnh hưởng tới các răng bên cạnh và khuôn hàm. Do đó cũng không bị ảnh hưởng bởi phần xương lồi.

Khi nào đến gặp bác sĩ điều trị u lồi hàm?
Trồng răng Implant khôi phục răng đã mất khi bị u lồi hàm

Nếu Cô Chú, Anh Chị đang quan tâm về chủ đề Implant, đừng bỏ lỡ nội dung sau đây:

Thông tin liên hệ Nha khoa Dr. Care

Nha khoa đầu tiên

Chuyên sâu trồng răng Implant

Dành riêng cho người trung niên tại Việt Nam

Hiện nay, Dr. Care - Implant Clinic là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu cung cấp dịch vụ trồng răng Implant chuẩn Y khoa giúp khách hàng phục hồi mất răng hiệu quả và an toàn đáp ứng 3 tiêu chí: Phục hồi khả năng ăn nhai, hoàn thiện thẩm mỹ và đảm bảo sử dụng lâu bền.

Đến nha khoa, Khách hàng được Đội ngũ Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tư vấn tận tâm, cặn kẽ về tình trạng răng miệng. tình trạng mất răng. Bác sĩ sau khi thăm khám kỹ càng sẽ đưa ra giải pháp tối ưu, tiết kiệm và an toàn.

Không chỉ có thế mạnh về chất lượng điều trị, Dr. Care còn không ngừng cập nhật trang thiết bị hiện đại và công nghệ điều trị tối tân hỗ trợ chẩn đoán chuẩn xác, rút ngắn thời gian điều trị, nha khoa với "Liệu pháp trồng răng không đau" cho Khách hàng trải nghiệm trồng răng êm ái, thoải mái như đi spa.

Đặt hẹn với Dr. Care - Implant Clinic để thăm khám, tư vấn và điều trị. Tại đây

(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.

Bài viết cùng chủ đề